Ngôi làng Mường cổ “hồi sinh” nhờ du lịch cộng đồng

Những nếp nhà sàn trăm tuổi, tiếng cồng chiêng rộn ràng và thiên nhiên nguyên sơ đang giúp thôn Lập Thắng chuyển mình, trở thành điểm đến mới mẻ cho du khách yêu khám phá.

Ánh nắng đầu ngày vừa ló rạng, từng đám mây hồng đọng lại trên đỉnh đồi Hích như lặng lẽ sà xuống con ngõ nhỏ dẫn vào thôn Lập Thắng, xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).

Tiếng cồng chiêng rộn rã, sắc phục thổ cẩm rực rỡ của các mẹ, các chị người Mường hiện ra giữa thung lũng nhỏ, khiến bất kỳ du khách nào cũng không khỏi xao xuyến.

Du khách trải nghiệm nghề dệt vải cùng đồng bào Mường ở thôn Lập Thắng.

Du khách trải nghiệm nghề dệt vải cùng đồng bào Mường ở thôn Lập Thắng.

Lập Thắng nằm tại nút giao giữa thị trấn Ngọc Lặc và miền Đồng Tâm (huyện Bá Thước), sở hữu lợi thế tự nhiên phong phú với những đồi Hích, Bựng, Trèm – được xem như các “đài quan sát” thiên nhiên lý tưởng.

Nơi đây còn có hệ thống hang động nguyên sơ như hang Gió, hang Quăn và thác Khe Cha, sẵn sàng làm hài lòng những bước chân ưa phiêu lưu, mạo hiểm.

Hồi sinh từ văn hóa bản địa

Với hơn 93% dân số là người dân tộc Mường, xã Thạch Lập là “kho báu” văn hóa dân tộc, nơi vẫn gìn giữ được hơn 700 nếp nhà sàn truyền thống, nhiều căn có tuổi đời trên dưới 100 năm.

Người dân nơi đây vẫn duy trì các giá trị văn hóa đặc sắc như lễ hội, cồng chiêng, ẩm thực, làn điệu dân ca, trò chơi dân gian...

Theo anh Phạm Văn Hưng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạch Lập, một người con của vùng đất này, “nếu mọi nơi đều giống nhau, thì con người chẳng cần phải đi đâu cả”.

Chính vì thế, việc bảo tồn các giá trị riêng biệt của người Mường không chỉ là giữ gìn bản sắc mà còn là nền tảng để phát triển du lịch cộng đồng một cách bền vững.

Ngôi nhà sàn gần 100 năm tuổi của gia đình bà Phạm Thị Sáu, thôn Lập Thắng, vẫn giữ nguyên kiến trúc ba gian hai chái đặc trưng.

Ngôi nhà sàn gần 100 năm tuổi của gia đình bà Phạm Thị Sáu, thôn Lập Thắng, vẫn giữ nguyên kiến trúc ba gian hai chái đặc trưng.

Chỉ cách đây vài năm, ít ai nghĩ những nông dân thuần nông ở Lập Thắng sẽ có ngày trở thành những “chủ homestay”, làm du lịch, tiếp khách khắp nơi. Nhưng bằng quyết tâm và sự hỗ trợ từ chính quyền, điều đó đã trở thành hiện thực.

Đầu tư bài bản, tạo sinh kế từ bản làng

Từ năm 2021, xã Thạch Lập bắt đầu triển khai Đề án "Bảo tồn, phát triển nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch cộng đồng", do huyện Ngọc Lặc hỗ trợ.

10 hộ dân tiêu biểu tại thôn Lập Thắng đã được lựa chọn làm điểm du lịch cộng đồng, tiến hành cải tạo nhà cửa, chỉnh trang cảnh quan và sẵn sàng đón khách.

Anh Phạm Văn Cảnh – Trưởng thôn Lập Thắng, người có hơn 20 năm “ăn cơm công việc thôn” là một trong những hộ tiên phong làm homestay.

“Làm du lịch không phải chuyện một sớm một chiều. Nếu chỉ khởi nghiệp theo phong trào, thì sớm muộn cũng bỏ cuộc”, anh nói.

Mỗi hộ được hỗ trợ 20 triệu đồng để thay mái, xây công trình vệ sinh, chỉnh trang nhà sàn phục vụ khách.

Đêm chợ phiên đã trở thành điểm đến thú vị trong hành trình khám phá, trải nghiệm của du khách khi về với Lập Thắng.

Đêm chợ phiên đã trở thành điểm đến thú vị trong hành trình khám phá, trải nghiệm của du khách khi về với Lập Thắng.

Theo thống kê, Lập Thắng có 141 hộ, trong đó 118 hộ sở hữu nhà sàn với khoảng 80 căn có thể khôi phục phục vụ du lịch cộng đồng.

Thôn hiện có một đội văn nghệ 60 người, thường xuyên biểu diễn cho khách du lịch.

Chỉ tính riêng năm 2024, đội đã biểu diễn 68 lượt, thu về khoảng 70 triệu đồng.

UBND xã Thạch Lập cũng đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn tổ chức 9 lớp tập huấn về làm du lịch, nấu ăn, kỹ năng tiếp đón, bảo tồn văn hóa..., thu hút 460 lượt người dân tham gia.

Từ bản làng yên ả đến điểm đến mới của du lịch xanh

Từ năm 2021 đến nay, Lập Thắng đã đón 76 đoàn khách với hơn 3.000 lượt người. Tổng doanh thu từ du lịch đạt khoảng 320 triệu đồng.

Mùa du lịch năm 2025 đánh dấu lần thứ hai cộng đồng nơi đây thực sự mở cửa đón khách với tinh thần chủ động, chuyên nghiệp hơn.

Các chủ homestay giờ đây đã biết cách chế biến món ăn bản địa hợp khẩu vị du khách, hướng dẫn khách tham quan thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa người Mường, thậm chí tham gia vào các hoạt động xã hội, thiện nguyện tại địa phương.

Ngôi nhà sàn văn hoá cộng đồng tại thôn Lập Thắng.

Ngôi nhà sàn văn hoá cộng đồng tại thôn Lập Thắng.

Phát triển du lịch cộng đồng đang góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân Lập Thắng.

Không chỉ giúp tăng thu nhập, mà còn góp phần bảo tồn giá trị văn hóa đang có nguy cơ mai một trong quá trình hiện đại hóa.

Lập Thắng hôm nay đang dần trở thành một hình mẫu về cách “đánh thức” bản làng bằng chính những giá trị vốn có của mình. Không cần bê tông hóa, không cần xô bồ dịch vụ, chỉ cần giữ nguyên hồn cốt văn hóa - thôn Mường cổ đang thực sự "hồi sinh".

“Bản sắc chính là tài sản, là điểm khác biệt để phát triển bền vững”, thông điệp ấy đang hiện hữu rõ ràng ở từng mái nhà sàn, từng thanh âm cồng chiêng, từng bước chân du khách đến rồi lưu luyến không rời.

Báo Văn hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

fb yt zl tw