Bản hùng ca về lòng yêu nước và khát vọng chiến thắng

Tối 2/5, Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Bài ca chiến thắng” đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm. Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự chương trình.

Dự chương trình có nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và phu nhân; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Nguyễn Hoà Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Đại tướng Phan Văn Giang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng; Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an.

Cùng dự chương trình còn có đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và TP Hà Nội; các vị Đại sứ, Đại biện, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và đặc biệt tham dự Chương trình có các bậc lão thành cách mạng, các cựu chiến binh, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, các đại biểu, khán giả đã từng học tập, làm việc, sinh sống tại Liên bang Nga…

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo, đại biểu dự chương trình.
Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo, đại biểu dự chương trình.

Chương trình nghệ thuật “Bài ca chiến thắng” do Bộ Công an, Cục Công tác chính trị chỉ đạo Nhà hát Hồ Gươm phối hợp với các nhà hát tổ chức nhân kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 – 9/5/2025). Chương trình góp phần tôn vinh những giá trị nhân văn và lan tỏa thông điệp hòa bình trên toàn thế giới, đặc biệt là tình hữu nghị giữa hai quốc gia Việt Nam - Liên bang Nga.

Ngay phần mở đầu chương trình, các đại biểu và khán giả có dịp thưởng thức một tác phẩm nổi tiếng về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô cũ – bài hát "Ngày chiến thắng” của David Tukhmanov. Đây là tác phẩm được xem là “hồi trống chiến thắng” phát xít nhưng ra đời khá muộn – sau 30 năm kể từ ngày chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc.

Tác phẩm nối tiếp “Đất nước trọn niềm vui” của nhạc sĩ Hoàng Hà qua phần thể hiện của ca sĩ Phạm Trang, NSƯT Phạm Khánh Ngọc, dàn hợp xướng cùng Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh gợi nhắc không khí náo nức, tươi vui của Việt Nam 50 năm trước và không khí tưng bừng trên cả nước những ngày này với rất nhiều hoạt động tưng bừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

NSND Bùi Công Duy biểu diễn tác phẩm "Múa kiếm".
NSND Bùi Công Duy biểu diễn tác phẩm "Múa kiếm".
Nhạc trưởng Trần Nhật Minh chỉ huy dàn nhạc.
Nhạc trưởng Trần Nhật Minh chỉ huy dàn nhạc.

Chia sẻ về 2 tiết mục mở màn này, ông Trần Hải Đăng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Âm nhạc cho biết, đây là chủ ý của Ban tổ chức. Bởi lẽ, Việt Nam là một trong những quốc gia từng trải qua chiến tranh và bị đô hộ. Nhân dân Việt Nam luôn trân trọng những giá trị của hòa bình, càng thấm thía ý nghĩa chiến thắng của các lực lượng yêu chuộng hòa bình, của tinh thần đoàn kết giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Chiến thắng phát xít mở ra cơ hội cho nhiều quốc gia tại châu Âu và châu Á vùng lên xóa bỏ xiềng xích của chủ nghĩa thực dân, xây dựng và từng bước hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa toàn cầu. Liên Xô, với vai trò là lực lượng đi đầu, không chỉ góp phần bảo vệ hòa bình thế giới mà còn trở thành điểm tựa tinh thần và vật chất cho phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nơi, trong đó có Việt Nam.

Nước Nga mãi là người bạn lớn, góp phần vun đắp tâm hồn cho nhiều thế hệ người Việt Nam bằng nền văn hóa đậm chất nhân văn, sâu lắng và hào sảng. Tinh thần và vẻ đẹp của văn hóa, nghệ thuật nước Nga vẫn hiện hữu trong đời sống của người Việt Nam và được lan tỏa bằng nhiều hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước. Các tác phẩm được chọn biểu diễn trong chương trình “Bài ca chiến thắng” hướng tới chuyển tải các nội dung nói trên.

Chương trình "Bài ca chiến thắng" hội tụ nhiều giọng ca đến từ nhiều đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp.
Chương trình "Bài ca chiến thắng" hội tụ nhiều giọng ca đến từ nhiều đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp.
Đoàn Nghi lễ CAND biểu diễn trong chương trình.
Đoàn Nghi lễ CAND biểu diễn trong chương trình.

Trong chương trình “Bài ca chiến thắng”, tinh thần Nga, văn hóa Nga được chuyển tải qua rất nhiều tác phẩm nổi tiếng, gắn liền với cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Nga – Liên Xô cũ. Ca khúc “Đàn sếu” – một sáng tác quen thuộc của Yan Frenkel nói về sự hy sinh của những người lính Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại 80 năm trước – đã chạm đến trái tim khán giả của chương trình. Nhiều ca khúc trữ tình Nga đã vang lên trên các sân khấu, trong vô vàn cuộc họp mặt, vui liên hoan của cả người Nga và rất nhiều người Việt từng sinh sống, học tập tại đất nước Nga từ thập niên 60 đến nay tiếp tục được chuyển tải thành công trong đêm nhạc: Đôi bờ, Tổ quốc, Chiều Mát-xcơ-va, Thời thanh niên sôi nổi… NSND Bùi Công Duy cũng tái xuất ấn tượng với tác phẩm “Múa kiếm” – vũ khúc nổi tiếng của Aram Khachaturian.

Các chiến sĩ, nghệ sĩ Đoàn Nghi lễ CAND chinh phục người xem với tác phẩm quen thuộc “Lời tạm biệt Slavianka” (Tạm biệt cô gái Sla-vơ) của Vasiliy Agapkin. Với người yêu âm nhạc Nga, đặc biệt là “sành” nhạc giao hưởng, thính phòng, có 2 món quà đặc biệt của chương trình: Bản giao hưởng số 5 - Symphony No.5 – một kiệt tác âm nhạc và là bản giao hưởng phổ biến, được trình diễn nhiều nhất của nhà soạn nhạc Dmitri Shostakovich; Overture 1812 - là một trong những bản overture nổi tiếng nhất của nhà soạn nhạc Pyotr Tchaikovsky.

Chương trình nghệ thuật "Bài ca chiến thắng" tại Nhà hát Hồ Gươm.
Chương trình nghệ thuật "Bài ca chiến thắng" tại Nhà hát Hồ Gươm.

Cùng với âm nhạc Nga, trong chương trình “Bài ca chiến thắng”, các nghệ sĩ cũng đã mang đến cho khán giả rất nhiều tác phẩm đi cùng năm tháng, được các nhạc sĩ là những chiến sĩ trên mặt trận viết ra trong những thời khắc lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam như: “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” của nhạc sĩ Trần Kiết Tường; “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương; trích đoạn “Miền Nam quê hương ta ơi” của nhạc sĩ Huy Du… Hình ảnh người lính, đặc biệt là người chiến sĩ CAND được chuyển tải qua 2 tiết mục của Đoàn Nghi lễ CAND: “Vì nhân dân quên mình” của nhạc sĩ Doãn Quang Khải và “Chúng tôi là chiến sĩ CAND” của nhạc sĩ Trần Gia Cường.

Chương trình nghệ thuật “Bài ca chiến thắng” được thực hiện dưới sự chỉ đạo nội dung của Thiếu tướng, NSND Nguyễn Công Bẩy, Phó Cục trưởng Cục Công tác chính trị, Bộ Công an; NSND Bùi Công Duy, Phó Giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam; ông Trần Hải Đăng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Âm nhạc chỉ đạo nghệ thuật. Trong chương trình, Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội biểu diễn dưới sự chỉ huy của Nhạc trưởng tài năng Trần Nhật Minh. Biểu diễn trong chương trình có NSND Bùi Công Duy, NSƯT Phạm Khánh Ngọc, các nghệ sĩ Nguyễn Khắc Hòa, Nguyễn Bảo Yến, Phạm Trang, Nguyễn Trường Linh…, các nghệ sĩ Nhà hát Ca múa nhạc CAND, Đoàn Nghi lễ CAND…

cand.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

fb yt zl tw