Công điện về tháo gỡ vướng mắc liên quan đến cung ứng vật liệu xây dựng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện về tháo gỡ các khó khăn vướng mắc liên quan đến khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng thông thường cho Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Dự án thành phần cao tốc Cam Lộ - La Sơn thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Ảnh (tư liệu) minh họa.

Công điện nêu rõ, dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 (Dự án) đã được khởi công từ ngày 1/1/2023 nhưng đến nay tại một số gói thầu còn vướng mắc về nguồn vật liệu xây dựng thông thường. Ủy ban nhân dân các tỉnh mới hoàn tất thủ tục đăng ký khai thác cho 14 mỏ trong tổng số 51 mỏ đã được Chủ đầu tư, nhà thầu trình. Sau khi hoàn thiện các thủ tục xác nhận đăng ký khai thác, các nhà thầu gặp khó khăn trong việc thỏa thuận giá chuyển nhượng, đền bù với người dân khu vực mỏ khai thác vật liệu xây dựng. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai thi công của nhà thầu. Nguyên nhân chính là một số các cơ quan, địa phương chưa nỗ lực, tích cực triển khai các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Để bảo đảm tiến độ, chất lượng Dự án, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có dự án đi qua quán triệt, thực hiện nghiêm các nghị quyết, công điện và thông báo kết luận của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để có những giải pháp quyết liệt, kịp thời, hiệu quả tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có Dự án đi qua và có mỏ vật liệu xây dựng thông thường nằm trong hồ sơ Dự án khẩn trương kiểm tra các cơ quan, đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến công tác khai thác mỏ mới và nâng công suất các mỏ vật liệu xây dựng thông thường đang khai thác phục vụ Dự án; chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh, chính quyền địa phương khẩn trương giải quyết các thủ tục đăng ký khai thác đã được các nhà thầu trình theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hoàn thành trước ngày 30/6/2023. Đồng thời, không đặt thêm các yêu cầu, điều kiện, thủ tục hành chính gây khó khăn vướng mắc cho các nhà thầu, chủ đầu tư; khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư các dự án rà soát, nâng công suất các mỏ đá, mỏ cát, mỏ đất đã cấp phép, đang khai thác trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu và tiến độ thi công. Chỉ đạo các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tăng cường quản lý nhà nước, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong việc thỏa thuận giá chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, bồi thường cây cối, hoa màu... đối với các mỏ mới nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ Dự án, đảm bảo phù hợp với mặt bằng giá bồi thường của nhà nước quy định, không để xảy ra tình trạng nâng giá, ép giá… Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thành lập Tổ công tác gồm Lãnh đạo các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an (là thành viên của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải) và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, làm việc với tỉnh, thành phố thuộc khu vực Dự án để kịp thời xử lý các vướng mắc liên quan; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/7/2023. Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện các yêu cầu nêu trên, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả Dự án.

Theo Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập trung thiết bị phục vụ thi công cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược

Tập trung thiết bị phục vụ thi công cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược

Để chuẩn bị thi công cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai (Việt Nam) – Bá Sái, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chủ đầu tư và nhà thầu phía Việt Nam đã chuẩn bị các điều kiện về thiết bị, nhân lực, giải pháp kỹ thuật, sẵn sàng khi dự án có lệnh khởi công.

Gia tăng tốc độ phục hồi sản xuất công nghiệp

Gia tăng tốc độ phục hồi sản xuất công nghiệp

Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, sản xuất công nghiệp trong quý I/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Thống nhất sử dụng ngân sách tỉnh Lào Cai để thực hiện dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên

Thống nhất sử dụng ngân sách tỉnh Lào Cai để thực hiện dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên

Ngày 29/3/2024, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết số 17/NQ - HĐND về việc thống nhất sử dụng ngân sách tỉnh Lào Cai để thực hiện dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên kết nối thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai với huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu do UBND tỉnh Lai Châu làm cơ quan chủ quản.

Tuyến cao tốc có hầm đường bộ lớn thứ tư cả nước chuẩn bị đưa vào khai thác

Tuyến cao tốc có hầm đường bộ lớn thứ tư cả nước chuẩn bị đưa vào khai thác

Sáng tạo trong mô hình huy động vốn, vượt nhiều khó khăn từ dịch bệnh Covid-19, nguyên vật liệu, địa chất phức tạp… khối lượng công việc "khổng lồ" tại dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo đã được hoàn thành 99% để sẵn sàng hoà mình vào huyết mạch giao thông Bắc - Nam.

Người dân thành phố Lào Cai hưởng ứng Giờ Trái đất

Người dân thành phố Lào Cai hưởng ứng Giờ Trái đất

Đúng 20 giờ 30 phút tối 23/3, nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã thực hiện tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết để hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 với chủ đề “Tiết kiệm điện - thành thói quen”. Những ngọn nến nhỏ được thắp lên như một thông điệp góp phần bảo vệ môi trường.

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các cụm công nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các cụm công nghiệp

Theo kế hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp đến năm 2030, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025, mỗi huyện, thị xã, thành phố có tối thiểu 1 cụm công nghiệp mới được đầu tư hạ tầng kỹ thuật tương đối đồng bộ và đến năm 2030 có từ 1 - 2 cụm công nghiệp hoạt động hiệu quả với tổng diện tích 465 ha. Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra, tiến độ hiện còn chậm, trong đó khó khăn lớn nhất là thiếu nguồn lực đầu tư.

fb yt zl tw