Bài 3: Xiêm Riệp - dấu ấn thời gian
Khi cách Xiêm Riệp chừng trên 100 cây số, màn đêm bắt đầu buông xuống. Nhìn ra hai bên đường tối đen, thỉnh thoảng mới thấy ánh điện le lói trong những ngôi nhà sàn của đồng bào Khmer. Anh Vinh, hướng dẫn viên có dịp trổ tài khả năng văn nghệ của mình bằng những điệu dân ca quan họ và ca cải lương, để các thành viên trong đoàn quên đi mệt mỏi đường dài. Không khí trở nên sôi động với các tiết mục văn nghệ, nên chúng tôi đến Xiêm Riệp lúc nào chẳng hay.

Đền Ăng-co Vat.
Trời đã về khuya, nhưng các nhà hàng, khách sạn điện vẫn sáng trưng. Mặc dù ai cũng thấm mệt vì phải trải qua một chặng đường dài, nhưng chúng tôi vẫn rủ nhau đi thăm chợ đêm và phố Tây. Hết dạo qua các phố rồi ngồi nhâm nhi ly cafe trong tiếng nhạc xập xình chát chúa, ngắm nhìn du khách vẫn đi lại tấp nập, rồi họ rủ nhau nhảy ngay trên đường phố thấy lòng chộn rộn. Đúng là không khí của trung tâm du lịch, ngày hay đêm chả quan trọng. Anh Vinh hướng dẫn viên bảo, các anh chị cứ ngồi thoải mái, ở đây an ninh trật tự rất tốt. Cảnh sát du lịch làm việc 24/24 giờ, luôn theo sát bảo vệ khách du lịch.
Theo chương trình, 8 giờ sáng nay chúng tôi đi thăm Đền Ăng-co. Có lẽ do mọi người đều nóng lòng để chiêm ngưỡng kỳ quan nổi tiếng thế giới, nên mới hơn 7 giờ đã có mặt đông đủ ở tiền sảnh. Xiêm Riệp hôm nay vẫn nắng chói chang. Mấy anh bạn đồng nghiệp bảo, trời xanh, mây trắng, nắng vàng thế này lý tưởng cho việc chụp ảnh rồi!. Xe dừng lại trước cổng Đền Ăng-co Vát, ánh mắt ai cũng hướng về phía những ngọn tháp thấp thoáng sau rặng thốt nốt. Chỉ vài phút nữa thôi, chúng tôi được tận mắt khám phá kỳ quan thiên nhiên thế giới, thời kỳ huy hoàng của người Khmer. Trước khi hành trình khám phá bắt đầu, hướng dẫn viên yêu cầu mọi người mặc quần áo trang nghiêm, không mặc váy ngắn trên đầu gối, áo không để hở vai, không có trường hợp ngoại lệ. Vậy là chị em trong đoàn chỉnh đốn trang phục, có thành viên mặc áo hở vai, may mà mượn được chiếc áo khoác trên người, nếu không kiểu gì cũng ngồi ngoài đợi. Nhớ khi vào Hoàng Cung họ cũng quy định chặt chẽ như thế. Cái này thì bên mình còn phải học họ nhiều.

Nghệ thuật chạm khắc đá tinh xảo.
Mỗi người cầm tấm vé có dán ảnh của mình, giá 20 USD (Vé dùng tham quan trong một ngày), chúng tôi bắt đầu cuộc khám phá. Bước chân vào thăm Đền Ăng - co Vat, ai cũng xuýt xoa, trầm trồ thán phục vẻ bề thế, uy nghiêm và kiến trúc độc đáo có một không hai trên thế giới. Đền Ăng - co Vat được xây dựng từ năm 1113 đến năm 1150, hơn 30 năm xây dựng, nhưng chạm khắc thì 200 năm. Đây là công trĩnh vĩ đại, làm bằng đá xếp lên nhau với 3 tầng, kỹ thuật ghép đá không cần đến xi-măng, sắt thép, nghệ thuật chạm trổ nằm ngoài sức tưởng tượng của con người hiện nay. “Ăng” nghĩa là người tu hành, “co” nghĩa là đất nước. Ăng - co là đất nước những người tu hành. Đền Ăng - co Vat nhìn về hướng tây, hướng mặt trời lặn, đây cũng là điều đặc biệt, vì thông thường, cửa đền bao giờ cũng nhìn về hướng đông, hướng mặt trời mọc. Chính vì vậy, buổi sáng chúng tôi đến thăm đền, nhìn từ ngoài vào rất khó chịu bởi khu đền nổi bật trên ánh sáng chói lòa của mặt trời. Khu Ăng - co Vat có chu vi gần 6 km, diện tích khoảng 200 ha, nơi cao nhất là đỉnh tháp của ngôi đền chính có độ cao 65 mét. Bao quanh Ăng-co Vát là dòng sông đào thơ mộng, một con đường rộng, dài dẫn đến cổng, gồm các phiến đá xếp liền nhau. Bên hành lanh đi vào Ăng-co Vát là những điêu khắc trên bức tường đá dài khoảng 2 km. Chúng tôi được hướng dẫn đi thăm từ khu địa ngục đến trần gian và tầng thiên đàng có độ cao 61 mét, phải đi cầu thang gần như dựng đứng, người yếu tim chắc không dám trèo lên. Chúng tôi kiên nhẫn xếp hàng để cố lên bằng được tầng thiên đàng. Đứng trên tầng thiên đàng ngắm nhìn phong cảnh xung quang thật yên tình và đẹp vô cùng. Khu đền chính bao gồm 398 gian phòng với nghệ thuật chạm khắc đá rất tinh xảo, thể hiện sức mạnh phi thường và bàn tay tài hoa của người Khmer cổ đại.
Khi chúng tôi đến thăm, một số khu vực trong đền đang được trùng tu tôn tạo, nhiều chỗ được phủ bạt kín mít, theo giải thích của hướng dẫn viên thì việc che chắn như vậy là để trùng tu, không bị mất đi màu đen rêu phong cổ kính. Điều đáng tiếc là có đến 80% các pho tượng trong đền bị mất đầu.

Những bộ rễ cây khổng lồ quấn vào bức tường thành đá rêu phong cổ kính.
Ăng - co Thom cách Ăng - Co Vat chừng hơn 1 km về phía Bắc, được xây dựng vào năm 1181 - 1218. Ăng co Thom vốn là hoàng thành của các triều đại xưa của người Khmer. Ăng-co Thom có 54 ngọn tháp, tượng trưng cho 54 tỉnh, thành, hiện bị đổ nát khá nhiều. Tuy nhiên, nơi đây còn sót lại những ngôi đền có kiến trúc cực kỳ độc đáo mà tiêu biểu là Đền Bay-on. Đền được xây dựng theo phong cách kiến trúc Phật giáo, mỗi tháp bao gồm 4 mặt người bằng đá khổng lồ với nụ cười bí hiểm được chạm khắc tinh xảo. Đền này đang được Nhật Bản trùng tu. Ăng - co Thom với 12 km chu vi, rộng mênh mông (Thom có nghĩa là lớn), là một quần thể kiến trúc độc đáo được xây dựng bằng đá chồng lên nhau không có xi-măng gắn kết. Có 5 cổng thành, từ cổng chính dẫn vào có 2 con rồng bằng đá khổng lồ dẫn vào bên trong, bên phải có các thiên thần ôm mình rồng, bên trái có ma quỷ cũng ôm mình rồng.
Đền Tapromh, nằm trong khu rừng nguyên sinh, cây cối um tùm, có nhiều cây to vài người ôm không xuể. Đền được xây dựng vào năm 1198 để thờ mẹ nhà vua. Đây là nơi
Trời chạng vạng tối, chúng tôi là những người cuối cùng rời Đền Tapromh trong sự nuối tiếc. Nếu có dịp, tôi sẽ quay trở lại nơi đây, lúc đấy việc trùng tu chắc đã hoàn thành, Ăng - co sẽ hoàn mỹ lắm.