Bốn ứng viên tiềm năng có thể thay bà Ardern trở thành Thủ tướng New Zealand

Sau khi Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern thông báo sẽ từ chức, Công đảng dự kiến bỏ phiếu kín vào ngày 22/1 để bầu ra lãnh đạo đảng mới và ứng cử viên cho vị trí thủ tướng trước cuộc bầu cử quốc gia vào ngày 14/10.
Ngày 19/1, Thủ tướng New Zeland Jacinda Ardern thông báo sẽ không tái tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo và sẽ từ chức vào khoảng đầu tháng 2 tới.
Trong thông báo phát trên truyền hình, Thủ tướng Ardern cho biết nhiệm kỳ hiện nay của bà sẽ kết thúc muộn nhất là vào ngày 7/2. Thủ tướng Ardern bày tỏ tin tưởng Công đảng New Zealand sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới với ứng cử viên sáng giá.
Dưới đây là 4 ứng viên tiềm năng có thể thay bà Ardern trở thành lãnh đạo Công đảng và Thủ tướng tiếp theo của New Zealand.
Chris Hipkins
Chính trị gia 44 tuổi này được cho là sẽ giữ chức Thủ tướng mới của đất nước mặc dù trước đó ông đã bị chỉ trích vì là người đứng sau các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt của chính phủ.
Cuối cùng, ông Hipkins phải thừa nhận rằng các biện pháp phong tỏa lẽ ra phải được rút gọn lại sớm hơn, bao gồm cả lệnh phong toả kéo dài 107 ngày áp dụng cho thành phố lớn nhất của New Zealand là Auckland.
Ông giữ chức Bộ trưởng Cảnh sát trong bối cảnh làn sóng tội phạm ở nước này gia tăng vào mùa hè năm 2022. Nhà chính trị gia này cũng giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Dịch vụ Công cộng, đồng thời giữ chức Chủ tịch Hạ viện.
Kiri Allan
Chú thích ảnh
Nữ Bộ trưởng Tư pháp Kiri Allan. Ảnh: Reuters
Nếu đắc cử, Bộ trưởng Tư pháp Kiri Allan - một gương mặt tương đối mới trong chính trường New Zealand - sẽ trở thành thủ tướng gốc Maori đầu tiên của nước này đồng thời là nhà lãnh đạo công khai đồng tính đầu tiên của nước này.
Nữ chính trị gia 39 tuổi, trước đây từng là Bộ trưởng Quản lý tình trạng khẩn cấp, đã xin nghỉ phép một thời gian ngắn để chữa bệnh vào năm 2021 sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn 3. Tuy nhiên, vào tháng 12/2021, bà tiết lộ bà đã khỏi bệnh trong một bài đăng đầy xúc động trên mạng xã hội.
Truyền thông New Zealand đưa tin rằng Allan đã gây ấn tượng bằng năng lực xử lý bình tĩnh trước mối đe dọa sóng thần vào tháng 3/2021. Cùng lúc đó, bà cũng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung và được điều trị. Thông tin này càng khiến những người yêu mến bà thêm ngưỡng mộ vì sự gan dạ của nữ chính trị gia.
Michael Wood
Sau cuộc bầu cử năm 2017, chính trị gia 42 tuổi này được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách các cộng đồng sắc tộc. Trong một cuộc cải tổ vào tháng 6/2019, Wood được bầu làm Trưởng ban Kỷ luật đảng.
Sau cuộc bỏ phiếu năm 2020, ông được thăng chức và nhận chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Bộ trưởng Bộ An toàn và Quan hệ Nơi làm việc, cũng như Phó Chủ tịch Hạ viện.
Nanaia Mahuta
Chú thích ảnh
Ngoại trưởng New Zealand Nanaia Mahuta. Ảnh: Reuters
Nanaia Mahuta, 52 tuổi, người được biết đến với hình xăm truyền thống trên khuôn mặt để tôn vinh di sản Maori, đã trở thành nữ ngoại trưởng đầu tiên của New Zealand sau chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2020.
Bà là con gái của Robert Mahuta, anh nuôi của cố Nữ hoàng Maori Te Arikinui Dame Te Atairangikaahu.
(Theo Tin Tức)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dịch vụ thuê bà ngoại gây 'sốt' ở Nhật Bản

Dịch vụ thuê bà ngoại gây 'sốt' ở Nhật Bản

Bạn có bao giờ ước rằng mình có một người lớn tuổi, từng trải để trò chuyện, chia sẻ hay nấu cho mình một bữa cơm nhà ấm cúng? Tại Nhật Bản, điều tưởng chừng xa vời đó lại hoàn toàn khả thi nhờ dịch vụ thuê bà ngoại theo giờ – mang tên OK Grandma.

Cấm xe xăng vào trung tâm: Các thành phố lớn trên thế giới đã làm thế nào?

Cấm xe xăng vào trung tâm: Các thành phố lớn trên thế giới đã làm thế nào?

Lần đầu tiên, thủ đô Hà Nội xác lập mốc thời gian cụ thể để “chia tay” với xe máy chạy bằng nhiên liệu hóa thạch tại khu vực trung tâm thành phố. Đây là một bước ngoặt lớn trong chính sách môi trường đô thị, đồng thời là phép thử thực sự cho khả năng chuyển đổi công bằng và hiệu quả sang hệ thống giao thông xanh.

Tăng tốc hành động vì con người

Tăng tốc hành động vì con người

Năm 2015, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua Chương trình Nghị sự 2030 với 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) nhằm giải quyết toàn diện các thách thức phát triển toàn cầu - từ xóa đói giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu đến thúc đẩy bình đẳng giới. Sau 2/3 chặng đường, báo cáo SDG mới nhất đã phác họa một bức tranh tổng quan rõ nét: bên cạnh những thành quả đáng khích lệ, thế giới vẫn còn đối mặt với những rào cản nghiêm trọng, khiến lộ trình về đích năm 2030 trở nên gian nan.

fb yt zl tw