Trung Quốc tiến sát ngôi đầu trong cuộc đua chuyển đổi xe điện

Trung Quốc đang tăng tốc chuyển đổi xe điện và từng bước định hình lại trật tự ngành ô tô toàn cầu.

17-7-xe-dien-tq-soai-ngoi-8551.jpg
Nhà sản xuất xe Trung Quốc BYD giới thiệu nhiều mẫu xe tích hợp công nghệ cao tại Triển lãm.

Số liệu từ Hiệp hội Xe khách Trung Quốc (CPCA) cho biết, tổng doanh số ô tô tại Trung Quốc trong tháng 6/2025 đạt 2,1 triệu chiếc, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này cao hơn đáng kể so với mức 13,9% ghi nhận trong tháng 5. Trong nửa đầu năm 2025, lượng xe bán ra đạt 11,1 triệu chiếc, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, xe điện và xe xăng lai điện (hybrid) tiếp tục chiếm ưu thế khi đạt tỷ trọng 52,7% tổng doanh số trong tháng 6. Đây là mức tăng trưởng ấn tượng 29,7% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn so với mức 28,2% ghi nhận trong tháng 5. Giới phân tích dự báo tỷ lệ xe điện sẽ duy trì ở mức trên 50% trong suốt năm 2025 và có thể chạm mốc 70% vào năm 2030.

Đằng sau những con số tăng trưởng vượt bậc là một chiến lược phát triển bài bản và đồng bộ, được Trung Quốc triển khai trong suốt hơn một thập kỷ qua. Ba yếu tố cốt lõi giúp quốc gia này vươn lên dẫn đầu trong cuộc đua chuyển đổi xe điện bao gồm: định hướng chính sách nhất quán và dài hạn, năng lực sản xuất nội địa quy mô lớn và vai trò chủ động của chính quyền địa phương trong thúc đẩy công nghiệp hóa ngành ô tô xanh.

Trung Quốc khởi động chương trình hỗ trợ xe điện từ rất sớm với các gói trợ giá trực tiếp, miễn thuế, ưu đãi đổi xe cũ lấy xe mới và hỗ trợ phát triển hạ tầng sạc. Khi thị trường dần trưởng thành, các chính sách được điều chỉnh linh hoạt để duy trì sức tiêu dùng trong nước, đồng thời chuyển dần trọng tâm sang thúc đẩy cạnh tranh công nghệ và mở rộng xuất khẩu.

Bên cạnh chính sách, năng lực sản xuất cũng là lợi thế nổi bật. Các tập đoàn như BYD, CATL hay NIO kiểm soát gần như toàn bộ chuỗi giá trị xe điện, từ pin, phần mềm, linh kiện đến lắp ráp hoàn chỉnh. Việc tự chủ công nghệ giúp doanh nghiệp Trung Quốc giảm chi phí, cải thiện tốc độ đổi mới và duy trì vị thế trên thị trường toàn cầu.

Đặc biệt, chính quyền địa phương đóng vai trò không nhỏ trong việc hiện thực hóa chiến lược chuyển đổi. Nhiều thành phố như Hợp Phì, Kim Hoa hay Quảng Châu không chỉ đầu tư vào hạ tầng mà còn chủ động rót vốn vào doanh nghiệp, quy hoạch các khu công nghiệp sản xuất xe điện chuyên biệt và thúc đẩy ứng dụng xe xanh trong giao thông đô thị.

Xét về mức độ phổ biến của xe điện, Na Uy vẫn giữ vị trí dẫn đầu tuyệt đối khi xe điện chiếm gần 90% doanh số xe mới tại quốc gia Bắc Âu này. Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện quy mô và sức ảnh hưởng toàn cầu, Trung Quốc mới là quốc gia đang nắm giữ vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi sang phương tiện xanh.

Năm 2024, Trung Quốc tiêu thụ gần 13 triệu xe điện và xe xăng lai điện, chiếm khoảng 62% thị phần xe điện toàn cầu. Quốc gia này cũng sản xuất hơn 70% xe điện và 80% pin lithium-ion trên thế giới. Các hãng như BYD, NIO, Xpeng hay Geely không chỉ thống lĩnh thị trường nội địa mà còn đẩy mạnh xuất khẩu sang châu Âu, Nam Mỹ, Đông Nam Á và Trung Đông.

Với năng lực sản xuất mạnh mẽ và tham vọng vươn ra toàn cầu, Trung Quốc không chỉ đang tăng tốc trong cuộc đua chuyển đổi xe điện trong nước mà còn đóng vai trò dẫn dắt xu hướng phát triển của ngành ô tô thế giới trong tương lai.

baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dịch vụ thuê bà ngoại gây 'sốt' ở Nhật Bản

Dịch vụ thuê bà ngoại gây 'sốt' ở Nhật Bản

Bạn có bao giờ ước rằng mình có một người lớn tuổi, từng trải để trò chuyện, chia sẻ hay nấu cho mình một bữa cơm nhà ấm cúng? Tại Nhật Bản, điều tưởng chừng xa vời đó lại hoàn toàn khả thi nhờ dịch vụ thuê bà ngoại theo giờ – mang tên OK Grandma.

Cấm xe xăng vào trung tâm: Các thành phố lớn trên thế giới đã làm thế nào?

Cấm xe xăng vào trung tâm: Các thành phố lớn trên thế giới đã làm thế nào?

Lần đầu tiên, thủ đô Hà Nội xác lập mốc thời gian cụ thể để “chia tay” với xe máy chạy bằng nhiên liệu hóa thạch tại khu vực trung tâm thành phố. Đây là một bước ngoặt lớn trong chính sách môi trường đô thị, đồng thời là phép thử thực sự cho khả năng chuyển đổi công bằng và hiệu quả sang hệ thống giao thông xanh.

Tăng tốc hành động vì con người

Tăng tốc hành động vì con người

Năm 2015, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua Chương trình Nghị sự 2030 với 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) nhằm giải quyết toàn diện các thách thức phát triển toàn cầu - từ xóa đói giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu đến thúc đẩy bình đẳng giới. Sau 2/3 chặng đường, báo cáo SDG mới nhất đã phác họa một bức tranh tổng quan rõ nét: bên cạnh những thành quả đáng khích lệ, thế giới vẫn còn đối mặt với những rào cản nghiêm trọng, khiến lộ trình về đích năm 2030 trở nên gian nan.

Các nhà khoa học Liên bang Nga tìm ra phương pháp mới tạo giống lúa năng suất cao

Các nhà khoa học Liên bang Nga tìm ra phương pháp mới tạo giống lúa năng suất cao

Các chuyên gia Di truyền học từ Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Liên bang thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga đã đề xuất phương pháp mới, mở ra con đường tạo các giống cây trồng nông nghiệp có năng suất cao hơn và sức kháng bệnh mạnh hơn, cụ thể là giống lúa. Quỹ Khoa học Nga (RSF) đã thông báo tin vui này với Sputnik.

fb yt zl tw