Chống béo phì, Tây Ban Nha đổi thực đơn học đường

Tây Ban Nha yêu cầu các trường phổ thông công lập và tư thục phải cung cấp trái cây, rau củ trong bữa trưa hàng ngày và cá ít nhất một lần mỗi tuần.

17-7-beo-phi-tbn-9063.jpg
Thực đơn bữa trưa học đường ở Tây Ban Nha hạn chế đồ ngọt.

Sắc lệnh mới nhằm cải thiện chất lượng dinh dưỡng trong trường học để đối phó với tình trạng béo phì ở trẻ em.

Theo yêu cầu dinh dưỡng mới, bữa trưa học đường phải hạn chế các loại thực phẩm chiên rán, đồ uống có đường (trên 5%), caffeine, chất béo và muối. Pizza và bánh nướng làm sẵn chỉ được phục vụ tối đa một lần mỗi tháng. Các món chiên phải được chế biến bằng dầu ô liu hoặc dầu hướng dương. Ngoài ra, các trường cũng buộc phải có lựa chọn bữa ăn chay và thuần chay.

Tuy nổi tiếng với chế độ ăn Địa Trung Hải, Tây Ban Nha vẫn đối mặt với tỷ lệ béo phì cao thứ sáu trong EU. Bộ Tiêu dùng Tây Ban Nha cảnh báo hơn 70% đồ uống từ máy bán hàng trong trường học hiện vượt quá mức đường và caffeine cho phép.

Năm 2023, 15,9% trẻ em bị béo phì, với tỷ lệ cao hơn đáng kể ở nhóm có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, khác biệt trong tầng lớp xã hội cũng là yếu tố then chốt gây nên béo phì. Trong các gia đình có thu nhập dưới 18 nghìn euro một năm, 46,7% trẻ em bị thừa cân, so với 29,2% ở các gia đình có thu nhập trên 30 nghìn euro.

Theo Bộ trưởng Giáo dục Tây Ban Nha, ông Pablo Bustinduy, quy định mới sẽ thu hẹp bất bình đẳng về dinh dưỡng, đảm bảo mọi trẻ em đều có cơ hội tiếp cận thực phẩm lành mạnh, trong đó 45% rau củ phải theo mùa và 5% được chứng nhận hữu cơ.

giaoducthoidai.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dịch vụ thuê bà ngoại gây 'sốt' ở Nhật Bản

Dịch vụ thuê bà ngoại gây 'sốt' ở Nhật Bản

Bạn có bao giờ ước rằng mình có một người lớn tuổi, từng trải để trò chuyện, chia sẻ hay nấu cho mình một bữa cơm nhà ấm cúng? Tại Nhật Bản, điều tưởng chừng xa vời đó lại hoàn toàn khả thi nhờ dịch vụ thuê bà ngoại theo giờ – mang tên OK Grandma.

Cấm xe xăng vào trung tâm: Các thành phố lớn trên thế giới đã làm thế nào?

Cấm xe xăng vào trung tâm: Các thành phố lớn trên thế giới đã làm thế nào?

Lần đầu tiên, thủ đô Hà Nội xác lập mốc thời gian cụ thể để “chia tay” với xe máy chạy bằng nhiên liệu hóa thạch tại khu vực trung tâm thành phố. Đây là một bước ngoặt lớn trong chính sách môi trường đô thị, đồng thời là phép thử thực sự cho khả năng chuyển đổi công bằng và hiệu quả sang hệ thống giao thông xanh.

Tăng tốc hành động vì con người

Tăng tốc hành động vì con người

Năm 2015, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua Chương trình Nghị sự 2030 với 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) nhằm giải quyết toàn diện các thách thức phát triển toàn cầu - từ xóa đói giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu đến thúc đẩy bình đẳng giới. Sau 2/3 chặng đường, báo cáo SDG mới nhất đã phác họa một bức tranh tổng quan rõ nét: bên cạnh những thành quả đáng khích lệ, thế giới vẫn còn đối mặt với những rào cản nghiêm trọng, khiến lộ trình về đích năm 2030 trở nên gian nan.

Các nhà khoa học Liên bang Nga tìm ra phương pháp mới tạo giống lúa năng suất cao

Các nhà khoa học Liên bang Nga tìm ra phương pháp mới tạo giống lúa năng suất cao

Các chuyên gia Di truyền học từ Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Liên bang thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga đã đề xuất phương pháp mới, mở ra con đường tạo các giống cây trồng nông nghiệp có năng suất cao hơn và sức kháng bệnh mạnh hơn, cụ thể là giống lúa. Quỹ Khoa học Nga (RSF) đã thông báo tin vui này với Sputnik.

Trung Quốc mở chiến dịch cải thiện môi trường không gian mạng cho trẻ vị thành niên

Trung Quốc mở chiến dịch cải thiện môi trường không gian mạng cho trẻ vị thành niên

Theo thông tư do Văn phòng Ủy ban Trung ương các vấn đề không gian mạng của Trung Quốc công bố ngày 15/7, Cơ quan Quản lý không gian mạng hàng đầu của nước này đã phát động chiến dịch toàn quốc kéo dài 2 tháng nhằm cải thiện môi trường không gian mạng cho trẻ vị thành niên trong kỳ nghỉ Hè 2025.

fb yt zl tw