Bộ Công Thương cảnh báo một số mặt hàng nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại

Đại diện Cục Phòng vệ Thương mại lưu ý các doanh nghiệp có sự chuẩn bị và phương án kinh doanh phù hợp, tránh trở thành đối tượng điều tra một số mặt hàng nếu xuất khẩu tăng quá nhanh.

Bộ Công Thương khuyến nghị doanh nghiệp có phương án sản xuất - kinh doanh phù hợp để ứng phó hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) vừa công bố danh sách cảnh báo một số mặt hàng có nguy cơ bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

Theo đó, một số sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ, gồm gỗ dán từ nguyên liệu gỗ cứng, các mã HS tham khảo: 4412.31, 4412.32, 4412.33, 4412.34, 4412.94, 4412.99.

Tháng 7/2023, DOC đã ban hành kết luận cuối cùng của vụ việc. Theo kết luận này, sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ nếu có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc nhập khẩu từ Trung Quốc bị coi là lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đang áp dụng với gỗ dán nhập khẩu từ Trung Quốc. Gỗ dán từ Việt Nam nếu có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc sản xuất tại Việt Nam hoặc tại các nước khác thì không bị coi là lẩn tránh.

DOC cho phép các nhà xuất khẩu Việt Nam đủ điều kiện tham gia cơ chế tự xác nhận để được loại trừ khỏi biện pháp. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ được tham gia cơ chế tự xác nhận cần lưu ý không sử dụng ván bóc nhập khẩu từ Trung Quốc để làm nguyên liệu sản xuất lõi gỗ dán và lưu giữ hồ sơ, chứng từ truy xuất nguồn gốc nguyên liệu một cách khoa học để chứng minh với cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ khi có yêu cầu kiểm tra xác minh.

Đối với tủ bếp và tủ nhà tắm, các mã HS tham khảo: 9403.40, 9403.60, 9403.90. Tháng 9/2023, DOC ban hành kết luận sơ bộ điều chỉnh liệt kê 3 trường hợp sản phẩm thuộc phạm vi của lệnh áp thuế gốc. Theo kế hoạch mới nhất, DOC sẽ ban hành kết luận cuối cùng về phạm vi sản phẩm vào tháng 4/2024; ban hành kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng về lẩn tránh vào tháng 4 và tháng 7/2024.

“Các doanh nghiệp sản xuất tủ bếp và tủ nhà tắm cần lưu ý tránh sử dụng các cấu phần cửa, mặt hộc và khung gỗ dưới dạng thành phẩm, bán thành phẩm hoặc chi tiết bán thành phẩm được sản xuất tại Trung Quốc để gia công, lắp ráp sản phẩm và xuất khẩu sang Hoa Kỳ vì các trường hợp này theo kết luận sơ bộ của DOC vẫn bị áp thuế như với sản phẩm của Trung Quốc,” đại diện Cục Phòng vệ Thương mại lưu ý.

Tiếp đến là đồ nội thất phòng ngủ, các mã HS tham khảo: 9403.50.9041, 9403.50.9042, 9403.50.9045, 9403.50.9080, 9403.90.7005, 9403.90.7080. Ngoài ra, mặt hàng ghế sofa có khung gỗ, mã HS tham khảo: 9401.6; gỗ thanh và viền dải gỗ được tạo dáng liên tục, mã HS tham khảo: 4409.10, 4409.22, 4409.29, đại diện Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý tránh sử dụng các cấu phần chính được sản xuất tại Trung Quốc để gia công, lắp ráp sản phẩm và xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Xuất khẩu thép của Công ty Hòa Phát.

Cũng trong danh sách đưa ra, một số sản phẩm vật liệu xây dựng xuất khẩu sang Hoa Kỳ như: đá nhân tạo bằng thạch anh, mã HS tham khảo: 6810.99; gạch men, các mã HS tham khảo: 6907.21, 6907.22, 6907.23, 6907.30, 6907.40; thép carbon chống ăn mòn các mã HS tham khảo: 7210.30, 7210.41, 7210.49, 7210.61, 7210.69, 7210.70, 7210.90, 7212.30, 7212.40, 7212.50, 7212.60; ống thép hộp và ống thép tròn, các mã HS tham khảo: 7306.30, 7306.50, 7306.19, 7306.61; cáp thép dự ứng lực… cũng được khuyến cáo tránh sử dụng các nguyên liệu chính nhập khẩu từ Trung Quốc để sản xuất sản phẩm này.

Đối với Mexico, Cục Phòng vệ Thương mại cho biết trong thời gian tới, một số sản phẩm thép xuất khẩu sang nước này có nguy cơ là đối tượng của điều tra phòng vệ thương mại, như: thép cán nóng, mã HS tham khảo: 7208.36, 7208.37, 7208.38, 7208.39; thép dự ứng lực, mã HS tham khảo: 7312.10..

Ngoài ra, Cục Phòng vệ Thương mại cũng lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng như: xe đạp điện xuất khẩu sang Hoa Kỳ, EU, mã HS tham khảo: 8711.60 trong trường hợp sử dụng một số linh kiện nhập khẩu để sản xuất xe đạp điện và xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý kê khai chính xác về xuất xứ để tránh bị xem là lẩn tránh thuế.

Nếu cần thiết, doanh nghiệp có thể tham khảo trước với cơ quan hải quan nước nhập khẩu về cách thức xác định xuất xứ để đảm bảo việc kê khai xuất xứ sản phẩm được chính xác.

Đối với lốp xe tải và xe khách, trong trường hợp sản phẩm của Thái Lan bị Hoa Kỳ áp dụng thuế chống bán phá giá, có khả năng các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ sẽ chuyển sang các nguồn cung cấp khác, trong đó có nguồn cung cấp từ Việt Nam.

Do đó, Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này sang Hoa Kỳ cần lưu ý để có sự chuẩn bị và phương án kinh doanh phù hợp, tránh trở thành đối tượng điều tra tiếp theo nếu xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng quá nhanh.

VietnamPlus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc tại Lào Cai

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc tại Lào Cai

Ngày 30/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai về tình hình phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại của tỉnh 8 tháng năm 2024 và các nhiệm vụ, giải pháp cuối năm 2024; tình hình triển khai thực hiện các quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài kiểm tra một số dự án trên địa bàn huyện Si Ma Cai và Mường Khương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài kiểm tra một số dự án trên địa bàn huyện Si Ma Cai và Mường Khương

Ngày 27/8, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra về tiến độ giải ngân các dự án, tình hình triển khai Nghị quyết số 50-NQ/TU ngày 3/7/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ người có công với cách mạng, hộ thân nhân liệt sĩ, hộ nghèo và hộ cận nghèo; tiến độ thực hiện dự án 5 - Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Si Ma Cai, Mường Khương.

Bài cuối: Giải ngân 100% kế hoạch vốn trong năm 2024

Lào Cai đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công Bài cuối: Giải ngân 100% kế hoạch vốn trong năm 2024

Trao đổi với phóng viên Báo Lào Cai, ông Phan Trung Bá, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Những tháng đầu năm, công tác giải ngân vốn đầu tư công đạt kết quả quan trọng và hiện tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương đẩy mạnh tiến độ thực hiện các công trình, dự án, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn trong năm 2024.

 Bài 3: Tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Lào Cai đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công Bài 3: Tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế của tỉnh phụ thuộc nhiều vào khu vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thuế sản phẩm, tuy nhiên năm nay các khu vực này chưa có sự phát triển đột phá. Bởi vậy, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là sớm đưa các công trình, dự án vào khai thác tiếp tục được coi là động lực chính và cũng là nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Lào Cai đảm bảo bàn giao mặt bằng theo đúng tiến độ để triển khai Dự án xây dựng tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Lào Cai đảm bảo bàn giao mặt bằng theo đúng tiến độ để triển khai Dự án xây dựng tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Kết thúc chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 18 - 20/8/2024, hai bên đã ra “Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc”.

Bài 1: Ngổn ngang trên những công trình, dự án

Lào Cai đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công Bài 1: Ngổn ngang trên những công trình, dự án

Năm 2024 là năm tăng tốc, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025). Trong bối cảnh đó, việc đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược và là nhiệm vụ trọng tâm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế.

fbytzltw