Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News

Bến Chuân không còn “gian truân”

 Từ trong xanh thẳm, cầu Bến Chuân như sợi chỉ trắng nối liền hai bờ sông Chảy. Bến đò Chuân giờ nhộn nhịp xe cộ, hàng hóa tấp nập ngược xuôi, sự trù phú, sinh sôi hiển hiện trên mảnh đất mom sông.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nhọc nhằn bến Chuân

Nằm dưới chân núi Đại Thần - dãy núi cao nhất, nhì của huyện Bảo Yên và bám ven bờ sông Chảy - nên xã Xuân Hòa có thế đất đổ dốc mạnh với những bản làng nằm cheo leo bên vách núi, nhưng lại có những bản nằm nhô phía mom sông. Bao đời nay, dòng sông cứ mải miết chảy khiến người dân hai bên bờ đứng đây nhìn kia mà xa xôi, cách trở.

1a.jpg

Ông Phạm Quang Trung, người bản Chuân năm nay đã gần 70 tuổi đưa chúng tôi xuôi dốc xuống bến đò năm xưa vốn đã bỏ hoang mấy năm nay, nền đường mọc đầy cỏ dại. Người dân sống quanh đó mượn tạm đất để trồng ít cỏ voi cho gia súc.

Khi nghe tôi hỏi về Xuân Hòa, về bến Chuân, đôi mắt ông Trung xa xăm: Gian nan lắm, hàng chục năm trước đây, người dân muốn đi ra huyện phải vượt qua sông lớn. Không chỉ tiềm ẩn bao hiểm nguy sông nước, mà còn hạn chế giao thương của người dân với các xã lân cận. Kinh tế vì thế cứ bó trong vòng tròn “tự cung, tự cấp” đầy gian khó.

Đứng trên triền sông hun hút gió, nhìn dòng nước mênh mang rợp người, tôi phần nào hình dung được sự vất vả, hiểm nguy của những chuyến vượt sông mưu sinh.

Xã Xuân Hòa có 3 bản nằm giáp sông Chảy là Chuân, Cuông 1 và Cuông 2; phía bên kia sông là Quốc lộ 279 và xã Tân Dương. Trước đây, trụ sở UBND xã Xuân Hòa đặt ở bản Chuân, dân cư tập trung hơn 2 bản kia. Khi đó, người dân đã san tạo bến sông ngay giữa bản Chuân nên gọi là bến Chuân.

Từ những năm 60, để phục vụ nhu cầu đi lại, một số người dân đã làm bến đò chở khách, ban đầu là thuyền độc mộc bằng cây cơi, mảng ghép từ những thân cây nứa, mỗi chuyến sang sông chở được 3 - 4 người. Sau đó là đi đò chèo tay, xuồng sắt chạy bằng máy nổ.

2a.jpg

Ngày trước, Xuân Hòa như một ốc đảo bởi đi đến trung tâm phố huyện dù theo Quốc lộ 279 qua địa bàn xã Tân Dương hay theo Tỉnh lộ 160 qua xã Xuân Thượng cũng đều phải đi đò ngang. Sau này, khi cây cầu treo được xây dựng, Tỉnh lộ 160 trở thành tuyến đường độc đạo chạy dọc xã kết nối với khu vực lân cận. Tuy nhiên, người dân muốn sang Quốc lộ 279 để ra thị trấn Phố Ràng hoặc cụm xã Nghĩa Đô, Vĩnh Yên nếu không muốn đi đường vòng vẫn phải đi đò hoặc cầu phao tự chế qua sông Chảy.

Ông Trung bảo, chiếc cầu phao tự chế đó cũng chỉ là giải pháp tình thế. Cầu có chân làm bằng thùng phuy để nổi trên mặt nước, sau đó phủ những tấm liếp bằng tre tạo thành mặt cầu. Mỗi lần có việc đi qua, người ta phải “trông trời, trông đất” gắng đi thật nhanh, bởi chỉ lo lũ về bất chợt sẽ cuốn phăng cả cầu và người. Mỗi khi thấy lũ đầu nguồn đổ về, ông chủ đò lại lấy dao cắt phăng dây tời để cây cầu cuốn theo dòng lũ, tránh trường hợp người dân vẫn đi qua cầu, dễ bị lũ cuốn trôi. Rồi đến khi lũ rút, mọi người lại hì hục tạo phao, làm cầu mới…

3a.jpg

Còn nhớ cách đây 8 năm, tôi có dịp về Xuân Hòa đúng ngày mưa lớn. Chiếc cầu phao đã bị dòng lũ cuốn trôi. Từ bên bờ này là Quốc lộ 279, tôi xuống đò vượt ngang dòng nước. Ngồi trên đò mà sợ hãi nhìn dòng nước xiết từ đầu nguồn đổ về cứ ào ào, trắng xóa. Vượt qua khúc sông sang đến bờ bên kia an toàn, mỗi người qua sông vẫn đưa tay ép nơi lồng ngực để trấn tĩnh.

Không còn gian truân

Bao tháng ngày gian truân cùng sông nước, tháng 7/2021, người Kinh, Tày, Mông, Dao tuyển khắp bản trên, bản dưới của Xuân Hòa và một phần xã Xuân Thượng vỡ òa trong niềm vui khi cây cầu bê tông vượt sông Chảy được xây dựng.

4a.jpg

Lấy tên bến đò xưa, cầu được đặt tên là cầu Bến Chuân. Công trình thuộc Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAM) được xây dựng từ giữa năm 2020 với tổng chiều dài 175 m, rộng 3,5 m.

Được đưa vào sử dụng, cầu Bến Chuân đã giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Xuân Hòa tới thị trấn Phố Ràng xuống một nửa so với trước đây. Bên cạnh đó, hiện Tỉnh lộ 160 - con đường độc đạo đến thị trấn Phố Ràng đang xuống cấp, việc cây cầu mới kết nối xã với quốc lộ êm thuận được xây dựng đã đem lại nhiều ý nghĩa, góp phần thúc đẩy giao thương, phát triển kinh tế - xã hội của Xuân Hòa và các xã lân cận.

Hôm chúng tôi đến, gia đình chị Trần Thị Huế ở bản Chuân đang chọn quế để cắt tỉa cành, lá bán cho thương lái. Chiếc ô tô tải loại lớn đỗ ngay dưới chân đồi. Gia đình chị Huế là một trong những hộ phát triển kinh tế tốt từ đồi rừng. Từ năm 2007, gia đình chị đã gieo hy vọng qua bao mùa cây, ban đầu là mỡ, sau thu mỡ thì trồng quế. Từ đó đến nay, đồi cây hơn 1 ha đã cho thu hoạch qua các mùa lấy gỗ, vỏ, lá, thu lợi vài trăm triệu đồng. Gia đình chị dần có của ăn, của để, 2 năm trước còn xây ngôi nhà trị giá 700 triệu đồng.

a.jpg

Chị Huế bảo: Những năm trước, mỗi đợt bán đồi cây, gia đình rất khó khăn trong việc tìm thương lái đến mua vì giao thông trắc trở; 2 vụ chặt bán đồi quế và mỡ trước đây, gia đình bị giảm thu 20 triệu đồng vì giá vận chuyển cao. Giờ đây, cầu qua sông thuận tiện, thương lái trong và ngoài tỉnh đến tận đồi thu mua, chúng tôi phấn khởi lắm.

Ông Vũ Thành Công, Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa cho biết: Con đường giao thông, giao thương của Xuân Hòa giờ đã thuận lợi hơn rất nhiều nhờ có sự kết nối từ cầu Bến Chuân. Bà con đã yên tâm sản xuất, mở rộng mô hình. Giờ chỉ 15 phút trên con đường êm thuận là hàng hóa có thể đến với trung tâm phố thị. Cây cầu là “cứu cánh” của địa phương, tạo thuận lợi không chỉ về phát triển kinh tế, mà còn về mọi mặt của đời sống. Con đường đến với thành công của xã đã không còn gian nan…

Thời “lăn lộn” với ngô, sắn đã qua đi, Xuân Hòa phủ dần màu xanh no ấm. Giao thông thuận lợi, người dân đẩy mạnh phát triển kinh tế với nhiều mô hình mới, như làm ván bóc, nuôi gà quy mô lớn, trồng chuối tiêu hồng lấy quả, lấy sợi ép... Đặc biệt, phát huy lợi thế địa hình, thổ nhưỡng, người dân đẩy mạnh trồng rừng, trong đó tập trung vào quế - loại cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao. Địa phương hiện là “vựa quế” của huyện với hơn 3.000 ha của hơn 1.400 hộ, chiếm gần 80% số hộ của xã. Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 38 triệu đồng, giá trị sản xuất đạt 81 triệu đồng/ha.

Kinh tế phát triển, nhận thức của người dân nâng lên. Bà con hiểu rằng muốn phát triển kinh tế hoặc làm việc gì cũng phải có kiến thức nên rất quan tâm đến việc học tập của con em mình. Nhờ có cây cầu kết nối, đường đến trường của các em (đặc biệt là học sinh bậc THPT) được rút ngắn, bớt nhọc nhằn. Tỷ lệ học sinh học hết bậc THPT ngày càng tăng, phần lớn trong số đó học tiếp lên chuyên nghiệp…

22.jpg

Đứng trên triền sông hun hút gió với những người dân bên bến sông xưa, nhìn dòng nước mênh mang, tôi không còn nỗi lo vượt sông nữa. Mọi người vui vẻ nói về những chuyện vui, những dự định mới mẻ trong tương lai. Trong những câu chuyện ấy là niềm tin và hy vọng mới về sự phát triển của vùng đất bên bến Chuân gian khó năm nào…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bừng sáng những bản làng trên lưng núi

Bừng sáng những bản làng trên lưng núi

Có lẽ phải tới 90% diện tích đất tại Dìn Chin (Mường Khương) là đất dốc bám vào sườn núi. Trên lưng trời cao vời vợi, những đỉnh núi xô vào nhau hình thành từng nếp gấp, xen kẽ với các bản làng. Những nếp nhà nhỏ ôm lấy mảnh đất nghèo, kiên trì bám trụ, tin vào ngày mới ở tương lai không xa.

Báo chí góp phần kiến tạo giá trị tốt đẹp

Báo chí góp phần kiến tạo giá trị tốt đẹp

Những ngày bắt đầu vào nghề báo, tôi cũng đã từng cuốn theo suy nghĩ phải cố gắng đi tìm những điều bất ổn trong cuộc sống, bởi đó là những thứ bạn đọc đang chờ đón, nhưng ngẫm lại, ai trong chúng ta chẳng mong muốn thấy những điều tốt đẹp và tôi tự hỏi mình tại sao không đi tìm và lan tỏa những giá trị ấy.

Nỗi niềm trong những khu tập thể xuống cấp

Nỗi niềm trong những khu tập thể xuống cấp

Không gian chật hẹp, hệ thống điện không đảm bảo, nhiều mảng tường bong tróc, mái nhà thấm dột... Đó là tình trạng chung của những khu nhà tập thể cũ của Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam (Công ty Apatit) tại phường Pom Hán (thành phố Lào Cai).

Trở lại Tổng Kim

Trở lại Tổng Kim

Người Mông sau những cuộc di cư đã chọn mảnh đất lành này làm nơi trú ngụ, qua bao thế hệ, họ sống thuận hòa với người dân bản địa và trở thành một phần của cộng đồng các dân tộc nơi đây. Từ bỏ cuộc sống du canh du cư, với sự cần cù, chịu khó họ đang viết tiếp những câu chuyện trên hành trình dựng xây cuộc sống mới.

Bởi trà mà thanh tâm

Bởi trà mà thanh tâm

“Bởi duyên mà nhân tụ, bởi trà mà thanh tâm, hòa hợp ắt sinh sôi”, đó là triết lý mà Tiên Thiên trà muốn gửi đến những người đam mê trà.

Áo xanh tình nguyện "đội nắng" giúp nông dân gặt lúa

Áo xanh tình nguyện "đội nắng" giúp nông dân gặt lúa

Tháng 6! Nắng như đổ lửa nhưng trên cánh đồng lúa chín vàng ruộm của thôn vùng cao Tòng Xành (xã Cốc San, thành phố Lào Cai) từ sáng sớm đã vang tiếng nói cười. Hôm nay, cánh đồng rộng lớn rộn ràng hơn hẳn khi có sức trẻ "áo xanh tình nguyện" phối hợp giúp nông dân gặt lúa. "Đội nắng" giúp nông dân gặt lúa là một trong những hoạt động ý nghĩa của tuổi trẻ Lào Cai triển khai trong Chiến dịch "Thanh niên tình nguyện hè" năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Cận cảnh hạn hán ở vùng cao Lào Cai

Cận cảnh hạn hán ở vùng cao Lào Cai

Hàng chục nghìn ha cây trồng đang héo hon trong nắng hạn, hàng nghìn hộ dân đang hằng ngày vật lộn với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nhưng xem ra ông trời vẫn chưa thấu nỗi nhọc nhằn của người dân nơi đây.

Rẻo cao biên giới khắc khoải chờ mưa

Rẻo cao biên giới khắc khoải chờ mưa

Nắng trải vàng trên những mái ngói, sấy những đụn đất vốn đã cằn cỗi trở nên cứng như gạch nung. Nông dân trên rẻo cao xa xôi của “xứ Mường” khắc khoải trông trời, khoảng trời xanh trong ngằn ngặt lặng im, tuyệt nhiên chẳng một gợn mây, chẳng một dấu hiệu nào báo hiệu những cơn mưa sắp tới…!

Giấc mơ phía chân núi

Giấc mơ phía chân núi

Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, làng quê yên bình, giàu bản sắc văn hóa, giấc mơ phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái của người Tày, Thái dưới chân Pù Tạng, xã Thẳm Dương (huyện Văn Bàn) không còn xa.

Chuyện của những hướng dẫn viên ở bản

Chuyện của những hướng dẫn viên ở bản

Buổi chiều tháng 5 ở Sa Pa, trời vẫn còn se lạnh. Những con đường xuống bản như bị “nuốt chửng” dưới màu bàng bạc của sương mù và mưa. Trên các cung đường vẫn có từng nhóm người đi bộ, đa phần là du khách nước ngoài. Vẫn trong trang phục truyền thống của dân tộc mình, chiếc túi thổ cẩm bên hông, những phụ nữ Giáy, Mông đưa khách phương xa tới khắp các thôn, bản.

Sắc mới Mường Bo

Sắc mới Mường Bo

Không còn là miền đất xa xôi, nghèo khó, xã Mường Bo (thị xã Sa Pa) hôm nay đang vang khúc hoan ca về một “miền quê đáng sống”.

Chậm tiến độ do khó giải phóng mặt bằng

Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng và hạ tầng kết nối: Chậm tiến độ do khó giải phóng mặt bằng

Dự án đầu tư xây dựng công trình Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối được khởi công từ ngày 3/3/2022, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc đang ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ của dự án.

"Xứ Mường" gìn giữ sắc màu văn hóa

"Xứ Mường" gìn giữ sắc màu văn hóa

Mường Khương, miền biên ải hũng vỹ nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lào Cai, là nơi sinh sống của hơn 66.000 người dân thuộc 23 thành phần dân tộc anh em. Sự đa sắc màu ấy gợi mở về một kho giá trị văn hóa độc đáo đã và đang được gìn giữ, phát huy.

Giữ điệu múa gậy sênh tiền

Giữ điệu múa gậy sênh tiền

Cùng với khèn, gậy sênh tiền cũng là một trong những nhạc cụ đặc sắc, gắn liền với đời sống, sinh hoạt văn hóa của người Mông. Điệu múa gậy sênh tiền với nhịp điệu, âm thanh độc đáo vẫn được người Mông vùng cao Lào Cai gìn giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ.

Những công trình kiến trúc đẹp ở thành phố Lào Cai

Kỷ niệm 75 năm Ngày Kiến trúc Việt Nam (27/4/1948 – 27/4/2023) Những công trình kiến trúc đẹp ở thành phố Lào Cai

Sau hơn 30 năm tái lập tỉnh, từ một thị xã hoang tàn do chiến tranh biên giới, thành phố Lào Cai hôm nay đã có một vóc dáng mới rộng dài và hiện đại nằm ven sông Hồng đỏ nặng phù sa. Trên thành phố, nhiều công trình kiến trúc được xây dựng là biểu tượng cho giá trị tinh thần và văn hóa của vùng đất biên cương trù phú và thơ mộng.

Mùa gió Ô Quý Hồ

Mùa gió Ô Quý Hồ

Cuối mùa khô, gió nóng từ trên đèo cao Ô Quý Hồ ù ù thổi xuống, khiến cả thị xã Sa Pa vốn thường xuyên ẩm ướt, mù sương bỗng bị hong khô, cây cỏ, rau màu bị héo úa. Những cơn gió mang hơi nóng thổi về “rát da, rát thịt”, được người dân quen gọi theo tên con đèo nơi gió được thổi về - gió nóng Ô Quý Hồ.

Mùa đi đón cơn mưa

Mùa đi đón cơn mưa

Những tiếng  sấm ùng oàng, những hạt mưa lách tách về đêm báo hiệu mùa mưa đã đến và nông dân lại tất bật chuẩn bị vào mùa làm đất cấy lúa, cả thiên nhiên lẫn con người như hòa cùng một nhịp, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho mùa vụ mới.

fb yt zl tw