Bảo Yên: Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Với nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, những năm qua, huyện Bảo Yên đã tập trung mời gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua đó từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.

Sau khi khắc phục hậu quả mưa lũ, hai nhà máy chế biến tinh dầu quế của Công ty Chế biến nông sản xuất khẩu Sơn Hải đặt tại xã Vĩnh Yên và xã Tân Dương đã hoạt động trở lại. Năm nay, thị trường tiêu thụ quế gặp nhiều khó khăn, các đối tác của Sơn Hải đặt hàng hạn chế dẫn đến lượng hàng xuất khẩu thấp hơn cùng kỳ, sản phẩm tinh dầu quế tồn kho lớn. Tuy nhiên, công ty vẫn nỗ lực duy trì sản xuất, thu mua cành, lá quế cho người dân trên địa bàn với mức giá phù hợp để người dân yên tâm gắn bó với cây quế.

baolaocai-br_anh2-1.jpg
Doanh nghiệp chế biến tinh dầu quế duy trì thu mua sản phẩm cho nông dân.

Ông Bùi Ngọc San, Giám đốc Công ty Chế biến nông sản xuất khẩu Sơn Hải cho biết: Thị trường các sản phẩm chế biến từ tinh dầu quế trên thế giới có nhiều biến động đã ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của công ty. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng khó khăn này chỉ là trước mắt và sẽ nhanh qua đi. Vì vậy, công ty vẫn luôn đồng hành với bà con vùng quế Bảo Yên, bởi nông dân có yên tâm gắn bó với cây quế thì chúng tôi mới có nguồn nguyên liệu ổn định để sản xuất.

baolaocai-br_dai-dien-doanh-nghiep-lam-viec-voi-cac-ho-dan-co-dat-nam-trong-vung-trien-khai-du-an-chan-nuoi-lon-tai-xa-kim-son.jpg
Đại diện doanh nghiệp làm việc với các hộ dân có đất nằm trong vùng triển khai dự án chăn nuôi lợn tại xã Kim Sơn.

Tại xã Kim Sơn, Công ty cổ phần Thịnh Phát Kim Sơn đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư triển khai trang trại chăn nuôi lợn thịt công nghệ cao, với diện tích sử dụng đất khoảng 42,34 ha, quy mô chăn nuôi khoảng 40.000 con lợn thịt/lứa (2,4 - 2,5 lứa/năm). Bà Hoàng Thị Hà, Giám đốc Công ty cho biết, quá trình đầu tư luôn được các cơ quan, ban ngành của địa phương hỗ trợ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giúp đẩy nhanh tiến độ dự án. Dự kiến đầu tháng 11 này, dự án chính thức khởi công, công ty cũng cam kết tuyển dụng lao động địa phương vào làm việc.

Theo báo cáo của UBND huyện Bảo Yên, đến nay, trên địa bàn huyện có 5 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông - lâm sản, gồm: Công ty TNHH Chè Đại Hưng, Công ty TNHH MTV Triều Dương, Công ty Cổ phần MDF, Công ty TNHH xây dựng tổng hợp Minh Đức, Công ty TNHH chế biến nông sản xuất khẩu Sơn Hải. Hai doanh nghiệp mới thu hút đầu tư đang triển khai các dự án liên kết sản xuất trên địa bàn huyện, gồm: HTX Thượng Nông, Công ty Cổ phần nông nghiệp HT miền bắc. Ba doanh nghiệp đang hoàn thiện thủ tục xin chủ trương đầu tư, gồm: Công ty Cổ phần đầu tư và XNK Việt Bắc, đầu tư chế biến sâu sản phẩm từ quế với quy mô sản xuất 10 tấn vỏ tươi/ngày, tương đương 3.600 tấn vỏ tươi/năm; Công ty Cổ phần Proxy Thăng Long với quy mô sản xuất 10.000 tấn vỏ tươi quế/năm; Công ty Cổ phần Thịnh Phát Kim Sơn đầu tư dự án chăn nuôi lợn.

baolaocai-br_huyen-bao-yen-uu-tien-thu-hut-cac-doanh-nghiep-che-bien-sau-cac-san-pham-tu-cay-que.jpg
Huyện Bảo Yên ưu tiên thu hút các doanh nghiệp chế biến sâu các sản phẩm từ cây quế.

Các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn huyện không chỉ tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương, mà còn tạo mối liên kết bền vững với nông dân, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn; thúc đẩy ra đời mô hình kinh tế tập thể, HTX ở các xã, thị trấn; trở thành đầu mối, giúp các hộ sản xuất nhỏ tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bảo Yên lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt mục tiêu đến năm 2025, tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trên địa bàn đạt 5.121 tỷ đồng (tăng 2.118 tỷ so với năm 2020), giá trị gia tăng ngành nông, lâm nghiệp đạt 2.919 tỷ đồng; giá trị sản phẩm trên 1 ha đất canh tác bình quân năm 2025 đạt trên 105 triệu đồng (tăng 30 triệu đồng/ha so với năm 2020).

Cùng với đó, từng bước chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, từ phát triển nông nghiệp theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, từ số lượng sang chất lượng. Tạo chuyển biến căn bản về quy mô, năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực. Đến năm 2030, hình thành được các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng và sản xuất bền vững; kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và thị trường.

baolaocai-br_che-bien-che-tai-nha-may-cua-cong-ty-tnhh-che-dai-hung.jpg
Chế biến chè tại nhà máy của Công ty TNHH Chè Đại Hưng.

Bà Nhữ Thị Tâm, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bảo Yên cho biết, để đạt mục tiêu trên thì cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ cơ chế, chính sách đến tổ chức sản xuất, phát triển dịch vụ nông nghiệp và thị trường. Trong đó, quan trọng nhất là phải xây dựng mối liên kết bền vững cùng có lợi giữa doanh nghiệp và người dân tham gia sản xuất.

kinh-te-nong-nghiep-tren-dia-ban-huyen-chuyen-dich-tich-cuc-3.jpg
Nông dân xã Xuân Hòa thu hoạch quế.

Thời gian tới, huyện Bảo Yên tiếp tục nghiên cứu, rà soát đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách phát triển nông, lâm nghiệp, tạo môi trường thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất gắn với chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch, tạo ra hệ thống tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Chú trọng phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ và vừa đầu tư sản xuất nông nghiệp để thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị hàng hóa; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, tham gia liên kết với hiệp hội ngành, hàng để được hỗ trợ thông tin, tìm kiếm thị trường tiêu thụ và xuất khẩu...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập trung phát triển lâm nghiệp bền vững

Tập trung phát triển lâm nghiệp bền vững

Theo “Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025”, phát triển lâm nghiệp thực sự trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, liên kết theo chuỗi từ phát triển rừng, bảo vệ rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản; quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích rừng và diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp.

Giá vàng ngày 28/10: Phiên đầu tuần ít biến động, chuyên gia dự báo giá vàng có thể giảm trong ngắn hạn

Giá vàng ngày 28/10: Phiên đầu tuần ít biến động, chuyên gia dự báo giá vàng có thể giảm trong ngắn hạn

Giá vàng thế giới hôm nay (28/10) quay đầu giảm, giao dịch ở mức 2.731 USD/ounce. Trong nước, giá vàng các thương hiệu chưa có biến động sáng đầu tuần. Vàng miếng SJC giao dịch ở mức 89 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn SJC giao dịch ở mức 88,5 triệu đồng/lượng, trong khi vàng nhẫn DOJI vẫn neo sát 89 triệu đồng/lượng.

Quản lý chặt chẽ tài sản công tại các tổ chức hội

Quản lý chặt chẽ tài sản công tại các tổ chức hội

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 40/CT-TTg yêu cầu tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội; yêu cầu lãnh đạo các bộ ngành trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân địa phương, Ban lãnh đạo các tổ chức hội tập trung chỉ đạo, rà soát lại việc giao, quản lý, sử dụng và bố trí tài sản công cho các hội bảo đảm đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật, xử lý nghiêm nếu phát hiện chưa đúng quy định.

Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Theo các đại biểu Quốc hội, dù tiến độ giải ngân đầu tư công hiện vẫn còn thấp hơn kỳ vọng, nhưng nhờ xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang phát triển mạnh mẽ, kinh tế Việt Nam vẫn có cơ sở để đạt mức tăng trưởng ấn tượng nếu có các giải pháp quyết liệt và đồng bộ hơn từ nay đến cuối năm.

Yêu cầu thu thuế ngay với sàn thương mại điện tử Temu

Yêu cầu thu thuế ngay với sàn thương mại điện tử Temu

Ngày 26/10, bên lề phiên thảo luận tổ của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đã chỉ đạo Tổng cục Thuế thực hiện ngay việc kiểm tra và lập hồ sơ thu thuế đối với sàn thương mại điện tử Temu.

Phát triển cây dẻ ở Si Ma Cai

Phát triển cây dẻ ở Si Ma Cai

Nhiều năm trước, người dân một số xã của huyện Si Ma Cai đã đưa cây dẻ về trồng rải rác trên đất nương đồi, vườn nhà để làm thực phẩm và lấy gỗ. Nhận thấy giá trị đa dụng của loài cây này, ngành chuyên môn và chính quyền địa phương đang khảo sát, đánh giá để nhân rộng diện tích trồng dẻ, nhằm đảm bảo tính phòng hộ sinh thái và nâng cao thu nhập cho người dân.

3 sản phẩm trà Lào Cai đạt giải thưởng trà thế giới tại Pháp

3 sản phẩm trà Lào Cai đạt giải thưởng trà thế giới tại Pháp

Theo thông báo từ Hiệp hội Bình chọn sản phẩm nông nghiệp thế giới tại Pháp - AVPA về kết quả Cuộc thi Trà quốc tế năm 2024, Lào Cai có 3 sản phẩm trà chế biến từ nguyên liệu lá cây trà Shan tuyết cổ thụ Hoàng Liên Sơn đã đạt giải thưởng trà thế giới với 2 giải Đồng và 1 giải Ấn tượng. 

fbytzltw