Bảo vệ môi trường từ mô hình ủ phân hữu cơ

Ủ phân chuồng và rác thải hữu cơ là mô hình gắn kết với các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Mô hình giúp người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng nguồn phân hữu cơ để cải thiện, tạo độ màu mỡ cho đất canh tác và bảo vệ môi trường.

Tại khu vực nông thôn, ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt là một trong những vấn đề luôn được quan tâm. Hiện nay, rác thải hữu cơ và chất thải trong quá trình chăn nuôi tại một số gia đình chưa được xử lý đúng cách trước khi thải ra môi trường nên gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến mỹ quan. Không những vậy, việc thu gom rơm, rạ và xử lý bằng sinh học vẫn chưa được thực hiện, chủ yếu xử lý bằng cách đốt ngay tại đồng ruộng, ảnh hưởng môi trường và sinh hoạt của người dân.

249.jpg

Trước thực trạng trên, Vườn Quốc gia Hoàng Liên đã xây dựng mô hình ủ phân từ phân chuồng và rác thải hữu cơ. Sau một thời gian thực hiện, bước đầu mô hình mang lại hiệu quả: Lượng phân chuồng và rác thải sinh hoạt trong các gia đình giảm đi trông thấy; các hộ dự trữ được nguồn phân bón cho cây trồng.

Là một trong những hộ đầu tiên tham gia mô hình ủ phân hữu cơ, anh Hạng A Sáu (thôn Séo Mý Tỷ, xã Tả Van, thị xã Sa Pa) cho biết: Rác đúng là “vàng”! Không ngờ gia đình tôi luôn có nguồn phân bón hữu cơ khổng lồ như vậy mà từ trước đến giờ không biết tận dụng.

252.jpg

Theo anh Sáu, sau khi được tập huấn kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ, anh đã đào 1 hố sâu 60 cm, dài 2 m, rộng 1,2 m ở khu đất sau nhà và mua thuốc vi sinh để thực hiện. Hằng ngày, gia đình anh tận dụng các loại rác thải hữu cơ có thể phân hủy như rau, vỏ trái cây, rơm, phân trâu... để ủ phân hữu cơ. Mỗi mẻ, anh ủ được khoảng 1,5 tấn phân, sau khoảng 2 tháng có thể đem sử dụng. Nhờ cách làm này, lượng rác thải ra môi trường của gia đình anh giảm nhiều, đồng thời có nguồn phân bón hữu cơ giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, góp phần cải tạo đất.

Anh Sáu cho biết: Mới đầu ủ phân hữu cơ, tôi bỡ ngỡ nhiều thứ, sau dần quen và thuần thục. Giờ đây, tôi có thể tự ủ và dự trữ phân chuồng để dùng trong trồng trọt. Ủ phân theo cách này vừa giảm rác thải, đỡ ô nhiễm môi trường, lại có phân bón an toàn, không độc hại, giúp đất tơi xốp hơn.

250.jpg

Tương tự, anh Trang A Vảng (thôn Tả Van Dáy 1, xã Tả Van, thị xã Sa Pa) cũng giảm được nhiều chi phí sản xuất nông nghiệp do việc ủ phân hữu cơ đem lại. Anh Vảng cho biết: Ngoài những lợi ích kinh tế, việc ủ phân hữu cơ còn thiết thực với cộng đồng, bởi giúp giảm lượng rác thải ra môi trường. Nếu chỉ vài cá nhân thực hiện thì lợi ích đó khó có thể thấy được, do đó tôi đang cố gắng vận động bà con trong thôn cùng làm.

Được biết, khi được tuyên truyền, gia đình anh Vảng là một trong số ít hộ mạnh dạn tham gia mô hình. Sau một thời gian “làm mẫu”, hiệu quả được kiểm chứng, anh đã vận động bà con trong thôn làm theo. Theo anh Vảng, sản xuất phân hữu cơ từ nguồn phân chuồng và rác thải sinh hoạt có nhiều cái lợi cho nông dân như giảm chi phí trong trồng trọt, nâng cao năng suất, đất trồng màu mỡ, tơi xốp hơn, không bị khô như khi sử dụng phân bón hóa học.

251.jpg

Việc triển khai mô hình cũng gặp không ít khó khăn, bởi quá trình ủ phân hữu cơ thường cần thời gian lâu hơn so với việc sử dụng phân bón hóa học. Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn và lập kế hoạch cẩn thận từ phía nông dân, tuy nhiên lợi ích do mô hình mang lại rất lớn.

Ông Lê Xuân Thắng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Mô hình tận dụng rác thải sinh hoạt để ủ phân hữu cơ đã và đang được người dân xã Tả Van áp dụng và mang lại nhiều hiệu quả. Đây sẽ là tiền đề để mô hình tiếp tục được nhân rộng tại các địa phương khác, đặc biệt là những xã nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Để giảm rác thải phụ phẩm nông nghiệp, Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong các lĩnh vực thế mạnh sản xuất như lúa gạo, cà phê, chăn nuôi lên 70% vào năm 2030. Theo đánh giá, việc đẩy mạnh gia tăng tái chế phụ phẩm nông nghiệp không chỉ tăng giá trị sản phẩm còn góp phần bảo vệ môi trường, hướng tới nền nông nghiệp sạch, xanh.

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Theo báo cáo của Viện Tế bào học và Di truyền học, Chi nhánh Siberia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, thuốc trừ sâu sinh học Novokhizol thế hệ mới, do các nhà khoa học Siberia phát triển dựa trên chitosan, đã chứng minh hiệu quả trong các thử nghiệm trên đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm và được coi là giải pháp đầy hứa hẹn để bảo vệ cây trồng.

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Từng bế tắc với hàng chục loại cây trồng, ông Hà Văn Dũng, người Mường ở làng Trô, xã Giao An, tỉnh Thanh Hóa đã tìm được lối thoát từ cây cau. Cây “nhiều người chê nhàn quá không có ăn” lại là chìa khóa giúp gia đình ông có cuộc sống ổn định, không phải lo đầu ra, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Với sản lượng hơn 860 nghìn tấn mỗi năm và đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, dứa Việt Nam đang có nhiều lợi thế để mở rộng thị trường, nhất là tại châu Âu. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu tỷ USD, ngành hàng này cần định hướng chiến lược rõ ràng, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 514 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 28 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập).

Niềm vui ở thôn người Dao

Niềm vui ở thôn người Dao

Cách đây khoảng 10 năm, thôn Vĩ Kẽm, xã Trịnh Tường (trước đây là xã Cốc Mỳ) từng được nhiều người biết đến là điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng với cây chuối, thảo quả. Tuy nhiên, do hai loại cây này giờ đây không còn phù hợp, đồng bào Dao tuyển đã mạnh dạn chuyển đổi sang cấy lúa Séng cù, trồng quế, khoai môn, góp phần nâng cao thu nhập.

fb yt zl tw