Bảo đảm nguồn lực tài chính để hỗ trợ phục hồi kinh tế

Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng SHB. Ảnh: TRẦN HẢI
Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng SHB. Ảnh: TRẦN HẢI

Với tiềm lực, dư địa tài khóa và tín dụng như hiện nay, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, Việt Nam có thể nới bội chi và vay nợ nhiều hơn để có nguồn lực chi cho chống dịch và hỗ trợ nền kinh tế. Giải pháp này nên thực hiện trong ngắn hạn, đến năm 2023 quay lại quỹ đạo cũ.

Bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế sau làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư, các tổ chức nghiên cứu, chuyên gia kinh tế khuyến nghị Việt Nam cần thực hiện chính sách tài khóa mạnh tay để có nguồn lực tương xứng cho giai đoạn phát triển đặc biệt khó khăn của đất nước.

Quy mô gói hỗ trợ quá nhỏ

Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, quy mô các gói hỗ trợ năm 2021, tính chung cả chính sách hỗ trợ tài khóa, tiền tệ và các khoản hỗ trợ qua các kênh quỹ bảo hiểm thất nghiệp, miễn, giảm cước viễn thông, điện, nước, học phí... đạt khoảng 10,45 tỷ USD, tương đương 2,84% GDP.

Trước đó, theo tính toán của Viện Đào tạo và Nghiên cứu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), năm 2020 Việt Nam đã sớm đưa ra gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 quy mô 1,1 triệu tỷ đồng nhưng giá trị thực hiện ước tính khoảng 184,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 2,94% GDP. So sánh với quy mô gói hỗ trợ của các quốc gia khác, mức hỗ trợ của Việt Nam là rất thấp vì theo tính toán của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), 197 quốc gia trên thế giới đã cam kết chi 17.910 tỷ USD, tương đương 15,9% GDP toàn cầu năm 2020 để cứu các nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng trong đại dịch Covid-19.

Trong đó, quy mô các gói hỗ trợ tài khóa là 9,7%, quy mô các gói hỗ trợ tiền tệ là 6,2%, chủ yếu lấy từ nguồn ngân sách thông qua Bộ Tài chính hoặc Ngân hàng Trung ương. Quy mô các gói hỗ trợ tài khóa được các Chính phủ công bố và triển khai khác nhau phụ thuộc vào thể chế, khả năng ngân sách và mức độ thiệt hại do đại dịch gây ra. Các nền kinh tế lớn như Mỹ công bố gói hỗ trợ tương đương 28% GDP, Australia công bố gói hỗ trợ quy mô 18,4% GDP; các quốc gia châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Singapore có gói hỗ trợ khoảng 10%-14% GDP; mức thấp hơn thuộc về Việt Nam, Philippines, Indonesia…, với quy mô chỉ ở mức từ 2%-6% GDP.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công khuyến nghị gói hỗ trợ tài khóa của Chính phủ triển khai vừa qua chưa đủ lớn, cần tăng lên trong thời gian tới vì vẫn còn dư địa để phát hành trái phiếu Chính phủ, vay nợ nước ngoài. Đây cũng là quan điểm của PGS, TS Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài chính.

Dự báo trong trường hợp GDP năm 2021 tăng thấp (giả định ở mức 3,8%), thu cân đối ngân sách nhà nước sẽ chỉ đạt khoảng 96-98% dự toán đầu năm, vị chuyên gia cho rằng, cần phải chấp nhận bội chi cao hơn và vay nợ nhiều hơn trong ngắn hạn để có không gian tài khóa tốt hơn cho các nhiệm vụ vừa chống dịch vừa phục hồi kinh tế. “Trong bối cảnh bất thường phải có những giải pháp nhanh chóng, kể cả vượt ngoài khuôn khổ thông thường. Chính phủ nên xem xét điều chỉnh tỷ lệ bội chi hơn cho năm 2022 và tận dụng cơ hội lãi suất thấp để vay và cơ cấu lại nợ công”, PGS, TS Vũ Sỹ Cường đề xuất.

Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô

Cũng như các nền kinh tế khác, câu hỏi đặt ra cho Việt Nam khi tính đến giải pháp sử dụng nợ công để có nguồn lực tài chính công lớn hỗ trợ phục hồi kinh tế trước tác động của đại dịch Covid-19 là có thể tăng vay nợ và chi tiêu đến mức nào để không ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô. Hơn nữa, theo Luật Quản lý nợ công, các khoản vay nợ của quốc gia chỉ được chi cho đầu tư phát triển.

TS Trương Văn Phước, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia phân tích: Dư địa chính sách tài khóa những năm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19 đã được cải thiện rất tốt. Cân đối ngân sách nhà nước được bảo đảm, tỷ lệ nợ công/GDP hiện chỉ ở mức hơn 44% GDP trong khi trần nợ công được Quốc hội cho phép là 60% GDP. Để đối phó với dịch bệnh, các nước đều tăng nợ công lên cao và họ tính toán để cứu 1% GDP tăng trưởng thì chính sách tài khóa phải tăng nợ công 2,5 lần và dùng nợ công đó làm gói cứu trợ an sinh xã hội, cứu DN dưới nhiều hình thức khác nhau.

Với điều kiện hiện nay, Việt Nam cần nâng dần nợ công thêm 5-7% GDP so với hiện tại mà vẫn bảo đảm được ổn định kinh tế vĩ mô, tương ứng khoảng 18-20 tỷ USD. Sau khoảng hai hoặc ba năm sẽ giảm dần mức nợ công xuống, mỗi năm giảm khoảng 2-3% để trở về mức cũ. Vấn đề là tăng vay vốn để nợ công/GDP tăng lên thì lượng tiền đó sử dụng vào mục đích gì để có hiệu quả nhất cho nền kinh tế, đây là nội dung cần thảo luận kỹ.

TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư cho rằng còn nhiều dư địa để phục hồi kinh tế trong những năm tới. Đó là tỷ lệ lạm phát thấp, dự trữ ngoại hối ổn định, hệ thống tài chính ổn định, đặc biệt là tỷ lệ bội chi ngân sách còn thấp. Do đó, cần mạnh dạn chấp nhận mức bội chi ngân sách cao hơn 3-4% GDP như vẫn duy trì nhiều năm qua.

Báo Nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, Dần Thàng hiện có 400 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 80%. Địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư ở phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khó huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Do đặc thù công việc và đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm cũng như tiến độ giao hàng theo hợp đồng ký kết với các đối tác nên hầu hết doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuyên dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

fb yt zl tw