Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trăn trở tìm mô hình hiệu quả

Ngày 30/4/1975 là một trong những dấu mốc trọng đại nhất trong lịch sử hàng ngàn năm của Việt Nam. Chúng ta thống nhất đất nước vào năm 1975 là hình thành nền tảng để có thể tham gia một cách bình đẳng, trên cơ sở hòa bình, độc lập dân tộc, chia sẻ lợi ích với các quốc gia Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung. Tuy vậy, cuối năm 1975, nền kinh tế rơi vào tình trạng cực kỳ khó khăn sau những đau thương, đổ nát do hậu quả của chiến tranh. Một thập niên sau đó tiếp tục là những năm tháng “dò đá qua sông”, chưa tìm được mô hình phát triển đúng đắn.

GS-TSKH Nguyễn Mại, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về hợp tác đầu tư (SCCI), nhớ lại: Trong giai đoạn 1975-1985, chúng ta đã phạm phải một số sai lầm cơ bản.

Lúc đó, chúng ta đặt rất nhiều kỳ vọng vào phát triển kinh tế nhờ sức mạnh bổ sung vào những ưu thế hiện có và sẵn có của đất nước về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế của hai miền Nam - Bắc. Nhưng, hoàn cảnh quốc tế lúc bấy giờ không thuận lợi. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung khiến kinh tế Liên Xô bắt đầu có dấu hiệu khủng hoảng. Mỹ và một số quốc gia châu Âu thực hiện cấm vận kinh tế với Việt Nam. Trong nước, chiến lược phát triển kinh tế dựa trên cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp không hiệu quả.

Nền kinh tế chỉ dựa vào hai thành phần quốc doanh và tập thể, kinh tế tư nhân không được phát triển, thị trường không được công nhận… đã làm thui chột động lực tăng trưởng, nhất là trong nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... Có thể nói là cả nước đã làm không đủ ăn. Căng thẳng nhất là các năm 1983-1985, lạm phát bị đẩy lên mức 700%-800%, tem phiếu phân phối thiếu thốn, người dân không đủ lương thực. Trong tình hình đó, đổi mới là yêu cầu tất yếu…

Từ tháng 12-1986, Đảng ta đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, đưa đất nước sang trang mới thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Gần 40 năm sau, đánh giá về bước chuyển về tư duy này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khái quát một cách ngắn gọn và toàn diện: “Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986), trên cơ sở phân tích sâu sắc tình hình đất nước và qua quá trình tìm tòi, khảo nghiệm thực tiễn, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, “đổi mới tư duy” đã đề ra Đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Đường lối đổi mới ra đời đã đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn lịch sử, thể hiện bản lĩnh vững vàng, tư duy sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của đất nước”. (Trích bài viết “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng).

Chính vì kiên định đường hướng đổi mới đúng đắn, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá được thế bao vây cấm vận, vượt qua những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và thế giới những năm 1997-1998 và cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu những năm gần đây cũng như đại dịch Covid-19, vốn được xem như phép thử khắc nghiệt đối với khả năng quản trị quốc gia.

Không gì thuyết phục hơn số liệu từ các tổ chức quốc tế uy tín. Theo dữ liệu mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), quy mô GDP của Việt Nam năm 2023 ước đạt khoảng 433,3 tỷ USD, xếp thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á và là nền kinh tế lớn thứ 35 trên thế giới. Năm 2024, quy mô GDP của Việt Nam được dự báo đạt khoảng 469,67 tỷ USD.

Không để “chưa giàu đã già”

Cùng với quy mô nền kinh tế, GDP bình quân đầu người của Việt Nam cũng tăng trưởng khá ấn tượng từ những năm đổi mới đến nay. Năm 1975, GDP bình quân đầu người ước chỉ đạt 232 đồng, tương đương 80 USD. Từ năm 2008, Việt Nam đã đạt mức thu nhập bình quân đầu người trên 1.000 USD, vượt qua ngưỡng nước nghèo chậm phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Đến năm 2023, GDP bình quân đầu người đã đạt mức 4.284 USD/người. Đây là một trong những căn cứ để Việt Nam đề ra mục tiêu ra khỏi nhóm nước và vùng lãnh thổ có thu nhập trung bình (thấp) vào năm 2025, trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Thực tế là nhờ vào những thành tựu phát triển kinh tế mà phúc lợi và an sinh xã hội được coi trọng và từng bước mở rộng.

Cũng trong bài viết rất ấn tượng nêu trên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Công cuộc đổi mới, trong đó có việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, thực sự đem lại những thay đổi lớn lao, rất tốt đẹp cho đất nước trong gần 40 năm qua, góp phần làm cho “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Tuy vậy, đồng chí Nguyễn Phú Trọng cũng đã chỉ rõ, chúng ta chưa thể hài lòng với những thành tựu đã đạt được.

Thực tế là khoảng cách của chúng ta với thế giới và nhiều nước còn lớn. Năm 2021, GDP bình quân của thế giới đạt khoảng 46.513 tỷ USD, dân số giữa năm 2021 là hơn 7,8 tỷ người, tính ra GDP bình quân đầu người đạt 12.314 USD. Ở thời điểm ấy, con số tương ứng của Việt Nam là 3.717 USD, đạt khoảng 30,2%. Đáng nói là tỷ trọng người cao tuổi/ tổng dân số của Việt Nam hiện đã trên 13%. Nguy cơ “chưa giàu đã già” đang hiện hữu. Rõ ràng còn rất nhiều việc phải làm để hoàn thiện thể chế kinh tế, chấn chỉnh công tác thực thi thể chế, hiện thực hóa khát vọng dân giàu, nước mạnh.

Theo Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR) - một tổ chức dự báo, phân tích kinh tế độc lập của Anh, quy mô kinh tế của Việt Nam sẽ có bước nhảy vọt trong 14 năm tới. Cụ thể, nếu duy trì được nhịp độ tăng trưởng trung bình 6,7% trong giai đoạn 2024-2028 và 6,4% trong 9 năm tiếp theo, Việt Nam có thể vươn lên vị trí 24 vào năm 2033, với quy mô kinh tế đạt 1.050 tỷ USD. Đến năm 2038, với ưu thế dân số đông và trẻ, quy mô GDP của Việt Nam dự kiến đạt 1.559 tỷ USD và sẽ có bước nhảy ngoạn mục lên vị trí thứ 21, vượt qua các nền kinh tế khác trong khu vực ASEAN để lọt vào nhóm 25 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

sggp.org.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đón vụ xuất khẩu quả vải

Cửa khẩu Kim Thành: Đón vụ xuất khẩu quả vải

Chỉ còn ít ngày nữa là bước vào chính vụ xuất khẩu quả vải sang thị trường Trung Quốc. Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh và các lực lượng làm việc tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Cửa khẩu Kim Thành) đã triển khai các phương án để xuất khẩu quả vải được thuận lợi, nhanh chóng.

Bảo Yên xây dựng huyện nông thôn mới

Bảo Yên xây dựng huyện nông thôn mới

Những năm qua, huyện Bảo Yên đã huy động nhiều nguồn lực, chỉ đạo các xã xây dựng kế hoạch cụ thể của năm, cân đối các điều kiện để thực hiện các tiêu chí chưa đạt, đồng thời nâng cao các tiêu chí đã đạt, phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2025.

Bảo vệ thương hiệu Việt trên sàn thương mại điện tử

Bảo vệ thương hiệu Việt trên sàn thương mại điện tử

Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tìm đến các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) quốc tế như Amazon, eBay, Alibaba… để mở rộng thị trường. Tuy nhiên, việc bảo vệ nhãn hiệu trong không gian mạng vẫn là một thách thức lớn.

Giá vàng sắp phá vỡ mọi kỷ lục

Giá vàng sắp phá vỡ mọi kỷ lục

Sáng nay (20/5), giá vàng thế giới tăng mạnh lên 2.425 USD/ounce. Giá vàng trong nước được dự báo sẽ tăng trở lại và sớm phá kỷ lục cũ bất chấp các phiên đấu thầu vàng tiếp theo của Ngân hàng Nhà nước.

Thủ tướng phát lệnh khởi công mở rộng Nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài

Thủ tướng phát lệnh khởi công mở rộng Nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài

Chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiều 19/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải đã dự Lễ khởi công gói thầu xây dựng và cung cấp, lắp đặt thiết bị công trình mở rộng nhà ga hành khách T2, Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài - gói thầu chính và quan trọng nhất của dự án.

Hiệu quả cán bộ, đảng viên giúp hộ nghèo ở huyện Bát Xát

Hiệu quả cán bộ, đảng viên giúp hộ nghèo ở huyện Bát Xát

Sau 4 năm thực hiện việc phân công cán bộ, đảng viên phụ trách giúp đỡ hộ nghèo thoát nghèo trên địa bàn huyện Bát Xát, đời sống của người dân đã được cải thiện đáng kể. Từ năm 2020 - 2023, huyện Bát Xát có 885 hộ được cán bộ, đảng viên của các cơ quan, đơn vị giúp đỡ thoát nghèo.

Xuất khẩu tinh dầu quế khởi sắc trở lại

Xuất khẩu tinh dầu quế khởi sắc trở lại

Từ đầu năm 2023, sản phẩm tinh dầu quế khó tiêu thụ, giá bán thấp, mặt hàng này không xuất khẩu được bởi những quy định chưa phù hợp. Mới đây, Bộ Y tế và Tổng Cục Hải quan đã có hướng dẫn cụ thể nên việc xuất khẩu tinh dầu quế đã khởi sắc trở lại.

fb yt zl tw