Vui buồn hương nếp Mường Bo

Vui buồn hương nếp Mường Bo ảnh 1

LCĐT - Mường Bo là miền đất tươi đẹp, thanh bình, nằm ở phía Đông Nam của thị xã Sa Pa. Từ lâu, nơi đây được biết đến với khung cảnh nên thơ, với những bản làng ấm êm, những cánh ruộng bậc thang đượm màu no ấm. Đây cũng là quê hương của giống lúa quý, lúa nếp Mường Bo thơm ngon nức tiếng suốt bao năm qua.

Kỳ thực, chẳng ai nhớ rõ về gốc tích của giống lúa nếp Mường Bo, chỉ biết rằng những hạt thóc giống đã được trao truyền qua nhiều thế hệ để nuôi hương nếp mỗi độ mùa về. Theo thông lệ, tháng hai âm lịch hằng năm, các gia đình bắt tay gieo mạ cho một vụ mùa mới. Tùy vào tình hình thời tiết, đến giữa hoặc cuối tháng tư, bà con bắt đầu cấy lúa trên những chân ruộng bậc thang.

Vui buồn hương nếp Mường Bo ảnh 2

                                    Lúa nếp Mường Bo được canh tác trên những chân ruộng bậc thang.

Tháng chín, tháng mười tới cũng là lúc mùa vàng về gọi những nhịp bước hối hả của nông dân, với khuôn mặt tươi vui, đôi tay tất bật, gánh những “hạt vàng” của đất trời, tạo hoá về nhà. Mùa no ấm được gửi trong những hạt thóc căng đầy và làm nên món ăn dẻo thơm đặc trưng chỉ Mường Bo mới có. Dường như bao tinh túy, ưu ái của nguồn nước, của đất trời dành cho giống lúa quý đều được gói trọn trong hương vị ẩm thực được làm từ gạo nếp Mường Bo như bánh dày, xôi mỗi dịp lễ, tết. Như một nét đặc trưng còn giữ lại, đồng bào ở các thôn Mường Bo 1, Mường Bo 2 vẫn giữ gìn, bảo quản hạt thóc giống bản địa trong mỗi nếp nhà để nối dài những mùa thơm.

Câu chuyện về giống lúa nếp ở xã Mường Bo cũng có những nét thăng, trầm, từ những mùa vui rộn ràng đến những mùa thưa vắng hương thơm. Cách đây vài năm, chính quyền địa phương từng bước nỗ lực khôi phục giống lúa nếp quý. Những tưởng ngày vui kéo dài thì hôm nay, quãng trầm của hạt lúa nếp bắt đầu lặp lại trong sự tiếc nuối của bà con và trăn trở của chính quyền.

Vui buồn hương nếp Mường Bo ảnh 3

                                   Những mùa vui nhộn nhịp thu hoạch lúa nếp từng có ở Mường Bo.

Gia đình anh Sèn A Bình là một trong số ít hộ trồng lúa nếp ở thôn Mường Bo 1. Vụ mùa năm ngoái, gia đình anh gieo 10 kg thóc giống, bao công sức nhọc nhằn của vợ chồng anh được đền đáp khi vụ mùa thắng lợi, gia đình anh thu về 20 bao thóc, mỗi bao chừng 45 kg. Anh Bình bảo, giá bán nếp Mường Bo mấy năm nay luôn ở mức cao 50.000 đồng/kg gạo, một phần bán cho những người dân trong thôn, xã, phần còn lại giữ để dùng trong sinh hoạt. Vậy nhưng năm nay, những cánh ruộng trồng lúa nếp Mường Bo của gia đình anh Bình đành nhường cho giống lúa thường. Nguyên do là thời gian sinh trưởng của lúa nếp Mường Bo kéo dài, lâu hơn so với những giống lúa khác, thêm vào đó, hiện giờ nhịp sống đã ổn định trở lại sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, vợ chồng anh Bình tranh thủ làm các công việc khác để kiếm thêm thu nhập. “Dù có phần tiếc nuối, nhưng gia đình không có nhân lực và thời gian để chăm sóc vụ lúa nếp năm nay. Khi nào điều kiện cho phép, gia đình tôi sẽ trồng lại giống lúa bản địa”, anh Bình tâm sự.

Ông Phan Văn Đại, Chủ tịch UBND xã Mường Bo nói trong tiếc nuối: Diện tích trồng lúa nếp Mường Bo ngày càng thu hẹp, cách đây 2 - 3 năm xã có khoảng 35 ha lúa nếp, đến năm ngoái chỉ còn 12 ha, năm nay chỉ còn 7 ha. “Số hộ trồng lúa nếp giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay”, ông Đại khẳng định.

Vui buồn hương nếp Mường Bo ảnh 4

                                       Diện tích trồng lúa nếp Mường Bo ngày càng thu hẹp.

Dù giống lúa nếp Mường Bo được ưa chuộng trên thị trường, có giá thành tương đối cao nhưng điều ấy cũng không giúp người dân mặn mà gắn bó với giống lúa quý bởi thời gian sinh trưởng của cây lúa kéo dài, gần gấp đôi so với giống lúa thường nên mỗi năm chỉ canh tác một vụ, hạch toán kinh tế là khó khả thi so với giống lúa mới. Đây là lý do chính khiến giống lúa nếp Mường Bo ngày càng vắng bóng.

Câu chuyện về lúa nếp Mường Bo hôm nay mang theo tiếng thở dài, đó là sự tiếc nuối của nông dân từng nâng niu, nặng lòng với dòng lúa quý. Đó cũng là sự trăn trở của địa phương khi việc khôi phục giống lúa này đang còn nhiều bấp bênh, bởi sự tác động đến từ nhiều yếu tố như lợi ích cây trồng này đem lại khi được tính trên hệ số khai thác đất, hạch toán ngày công lao động, suất đầu tư. Để gọi về những mùa vui, bên cạnh vai trò của chính quyền địa phương trong việc khuyến khích, khôi phục, xây dựng thương hiệu sản phẩm thì người dân với ý thức giữ gìn, bảo tồn giống lúa bản địa lâu đời vẫn là chủ thể quyết định để hương nếp Mường Bo vương mãi ngày mai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khép kín bậc thang thủy điện trên sông Chảy

Khép kín bậc thang thủy điện trên sông Chảy

Sông Chảy - 1 trong 3 dòng sông lớn của vùng Tây Bắc bắt nguồn từ vùng núi tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), dài hơn 300 km, trong đó phần lớn chảy qua địa bàn tỉnh Lào Cai từ huyện Si Ma Cai đến Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Yên.

Tăng liên kết để thúc đẩy thương mại biên giới

Tăng liên kết để thúc đẩy thương mại biên giới

Với hơn 5.000 km đường biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia, nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang sở hữu nhiều lợi thế, điều kiện chiến lược để kỳ vọng vươn lên trở thành trung tâm giao thương trong khu vực. Tuy nhiên, đến nay kết quả thương mại vẫn chưa được như mong đợi, các địa phương cho rằng, cần phải phát triển hạ tầng tạo sức bật xuất khẩu (XK) sang thị trường “láng giềng”.

Nhộn nhịp trên công trường thi công vòm thép cầu Phú Thịnh

Nhộn nhịp trên công trường thi công vòm thép cầu Phú Thịnh

Những ngày này, gần một trăm cán bộ, kỹ sư, công nhân thi công cầu Phú Thịnh (TP Lào Cai) đang chạy đua với thời gian, đẩy nhanh tiến độ lắp đặt vòm thép, phấn đấu hoàn thành đúng dịp kỷ niệm Ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) và Ngày Quốc tế lao động (1/5).

Dông lốc làm 151 nhà dân bị tốc mái

Dông lốc làm 151 nhà dân bị tốc mái

Đêm 17/4, rạng sáng 18/4, trên địa bàn tỉnh xuất hiện dông lốc cục bộ ở một số địa phương gây thiệt hại về tài sản, hoa màu và nhà ở của người dân. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng thiệt hại do mưa dông gây ra là gần 3 tỷ đồng.

Nghiêm cấm hành vi dàn xếp, thông thầu các dự án giao thông

Nghiêm cấm hành vi dàn xếp, thông thầu các dự án giao thông

Ngày 17/4, Bộ Giao thông vận tải có văn bản yêu cầu các cục, vụ, viện, Ban Quản lý dự án, Tổng công ty, Sở Giao thông vận tải các địa phương,... có giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác đấu thầu bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, tuân thủ quy định.

Sớm xóa bỏ chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với thế giới

Sớm xóa bỏ chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với thế giới

Để ổn định thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian qua đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án can thiệp. Đáng chú ý, đối với thị trường vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ khẩn trương thực hiện tăng cung để xử lý tình trạng chênh lệch cao giữa giá trong nước so với giá thế giới.

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ đắc lực bảo vệ thương hiệu sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn sự chênh lệch rất lớn giữa số lượng đơn đầu vào và đơn đầu ra dẫn đến tình trạng đơn bị chậm xử lý.

fb yt zl tw