Phát triển dịch vụ logistics để thúc đẩy kinh tế

Bài cuối: Đưa dịch vụ logistics phát triển xứng tầm

LCĐT - Giai đoạn 2020 - 2025, Lào Cai xác định phát triển dịch vụ, kinh tế cửa khẩu là đột phá, tạo nhiều việc làm, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI đã ban hành Đề án số 02 về phát triển dịch vụ, kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 - 2025. Trong đó, phát triển mạnh mẽ dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GRDP đạt 8% - 10%; tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15% - 20%. Ông Hoàng Chí Hiền, Giám đốc Sở Công Thương đã có cuộc trao đổi với phóng viên về vấn đề này.

>>>Bài 2: Cần liên kết, ứng dụng công nghệ phát triển dịch vụ

>>>Bài 1: Thúc đẩy sản xuất và lưu thông, trao đổi hàng hóa

Phóng viên: Thưa ông, dịch vụ logistics tạo động lực trong phát triển kinh tế của tỉnh như thế nào?

Ông Hoàng Chí Hiền: Trong những năm qua, dịch vụ logistics đã khẳng định vai trò, vị trí trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đối với ngành thương mại nói riêng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Đây là nhân tố then chốt trong chuỗi lưu thông hàng hóa, tạo ra giá trị tăng thêm cho hàng hóa và nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và cho cả tỉnh. Đặc biệt, Lào Cai là tỉnh có lưu lượng hàng hóa xuất - nhập khẩu lớn, là “cửa ngõ” và “cầu nối” giao thương trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam), thì logistics đang đóng vai trò rất lớn và tạo động lực để phát triển Lào Cai thành trung tâm trung chuyển hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam và các nước ASEAN với khu vực Tây Nam Trung Quốc.

Phóng viên: Lào Cai định hướng phát triển dịch vụ logistics như thế nào, thưa ông?

Ông Hoàng Chí Hiền: Vừa qua, Sở Công Thương đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành đề án phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 (Đề án số 340 ngày 26/8/2021). Theo đó, định hướng phát triển dịch vụ logistics tại Lào Cai với các mục tiêu hình thành các trung tâm logistics hạng I, hạng II và trung tâm logistics cấp tỉnh; đa dạng hóa dịch vụ logistics, nâng cao hiệu quả các dịch vụ, đáp ứng cơ bản nhu cầu về các dịch vụ logistics như vận tải, kho bãi, bốc xếp; tăng cường kết nối với mạng lưới logistics của cả nước, khu vực các nước ASEAN và Trung Quốc; ứng dụng công nghệ mới trong phát triển dịch vụ logistics; chú trọng giảm chi phí logistics; khuyến khích, thu hút đầu tư các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics có quy mô lớn trên địa bàn; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển dịch vụ logistics theo phương châm hiện đại, có nguồn nhân lực chuyên nghiệp.

Mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025, đưa ngành dịch vụ logistics của tỉnh phát triển thành ngành dịch vụ có trình độ khá của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, của cả nước; thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics và hạ tầng giao thông kết nối; hình thành một trung tâm logistics hạng II; thu hút từ 2 doanh nghiệp trở lên kinh doanh dịch vụ logistics lớn; phát triển hệ thống kho hàng hóa và các dịch vụ kho theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại; xây dựng hệ thống thông tin đối với hệ thống logistics của tỉnh kết nối, chia sẻ dữ liệu với các đối tác và hệ thống logistics trong cả nước.

Bài cuối: Đưa dịch vụ logistics phát triển xứng tầm ảnh 1
Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa xuất - nhập khẩu tại Ga đường sắt Quốc tế Lào Cai.

Giai đoạn 2026 - 2035, phát triển, nâng cấp trung tâm logistics hạng II tại Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai lên thành trung tâm logistics hạng I; hoàn thiện các khu phát triển logistics gắn với ga đường sắt, đường hàng không, đường thủy; thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm logistics vệ tinh cấp tỉnh tại các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh. Tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GRDP của tỉnh đạt 10% đến 15%; tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 16% đến 20%; tỷ lệ thuê ngoài đạt 60% đến 65%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 14% đến 17% GRDP.

Phóng viên: Vậy theo ông, để đạt mục tiêu trên, Lào Cai cần thực hiện các giải pháp nào?

Ông Hoàng Chí Hiền: Để dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh phát triển đạt mục tiêu đề ra, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp và nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất, về đầu tư kết cấu hạ tầng, hạ tầng logistics: Đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải, vấn đề tái cơ cấu vận tải, xây dựng chiến lược, quy hoạch được đặt ra, nhưng phải xứng tầm với tiềm năng của giao thông đường sắt. Cần có chính sách khuyến khích xã hội hóa trong đầu tư, trước mắt ưu tiên bố trí nguồn kinh phí ngân sách của Trung ương và địa phương đầu tư cho các hạng mục công trình trọng điểm ở khu vực có lợi thế địa kinh tế để phát triển ngành logistics.

Thứ hai, đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp: Cần nâng cao năng lực doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trên địa bàn và các giải pháp để giảm chi phí logistics…

Thứ ba, cần phát triển nguồn nhân lực, bao gồm cả nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp bằng các hình thức như tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về logistics; xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý logistics tại các tỉnh, thành phố; tìm kiếm các nguồn lực tài trợ cho các chương trình đào tạo; khuyến khích mở các cơ sở đào tạo về logistics; có chính sách thu hút lực lượng lao động có trình độ vào hoạt động logistics; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ…

Thứ tư, phát triển thị trường dịch vụ logistics, trong đó gồm 2 nhóm giải pháp cốt lõi là khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, thương mại trên địa bàn sử dụng dịch vụ logistics 2PL, 3PL nhằm tạo thị trường cho doanh nghiệp kinh doanh logistics; phát triển nguồn cung hàng hóa trên địa bàn để tạo nguồn cung dồi dào cho thương mại, thúc đẩy logistics phát triển.

Thứ năm, về cơ chế chính sách: Việc hoàn thiện, cụ thể hóa và ban hành cơ chế, chính sách phát triển logistics phù hợp với yêu cầu phát triển của địa phương là nội dung quan trọng trong phát triển hệ thống logistics. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng các quy định hỗ trợ sự phát triển logistics của tỉnh cả về doanh nghiệp, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng... Cùng với đó, tổ chức thực thi các chính sách và biện pháp của Nhà nước về phát triển dịch vụ logistics phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương.

Thứ sáu, về phát triển cung cầu dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh: Cần phát triển hệ thống doanh nghiệp dịch vụ logistics bao gồm phát triển các loại hình doanh nghiệp dịch vụ logistics xét theo hình thức sở hữu, quy mô, tính chuyên môn hóa và chất lượng dịch vụ cung ứng; phát triển các phương thức cung ứng dịch vụ logistics theo hướng 3PL, 4PL… và phát triển khách hàng tiêu dùng dịch vụ logistics trên địa bàn cả số lượng, chất lượng, phạm vi, không gian và thời gian…

Phóng viên: Xin cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Theo thông tin từ Cục Hải Quan Lào Cai, từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 308,5 triệu USD (tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2023), nhập khẩu đạt 159,6 triệu USD (tăng 39,6% so với cùng kỳ năm 2023).

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Quan điểm chỉ đạo của Bộ Công Thương xuyên suốt trong công tác bảo đảm cung ứng điện giai đoạn cao điểm mùa khô năm 2024 là yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch cung cấp điện, cung cấp nhiên liệu (than, khí, dầu) chủ động, có dự phòng ứng phó với các tình huống cực đoan có thể xảy ra, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đứt gãy nguồn cung năng lượng do nguyên nhân chủ quan.

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Chiều 23/4, Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lào Cai tổ chức giao ban với các tổ chức - chính trị xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai để đánh giá hoạt động ủy thác nguồn vốn tín dụng chính sách quý I, triển khai nhiệm vụ quý II/2024.

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Bản Phiệt (Bảo Thắng) là vùng trồng dứa lớn của Lào Cai nhưng ít ai biết đến điểm chuyên bán buôn mà người dân thường gọi vui là “sàn giao dịch” dứa tại thôn Nậm Sưu, đã hoạt động được hơn 10 năm. “Sàn giao dịch” họp từ 5 giờ thu hút nhiều tư thương đến trao đổi, mua bán. Mỗi ngày “sàn giao dịch” giúp nông dân địa phương tiêu thụ hàng chục, thậm chí hàng trăm tấn dứa.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Quyết định số 442/QĐ-BGTVT, điều chỉnh một số đoạn tuyến cũ trên các Quốc lộ (QL)37, QL37B, QL39 qua tỉnh Thái Bình thành đường địa phương và bàn giao để UBND tỉnh quản lý, khai thác, bảo trì theo quy định pháp luật, do đã có các đoạn tuyến QL mới thay thế.

fb yt zl tw