Phát triển dịch vụ logistics để thúc đẩy kinh tế

Bài cuối: Đưa dịch vụ logistics phát triển xứng tầm

LCĐT - Giai đoạn 2020 - 2025, Lào Cai xác định phát triển dịch vụ, kinh tế cửa khẩu là đột phá, tạo nhiều việc làm, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI đã ban hành Đề án số 02 về phát triển dịch vụ, kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 - 2025. Trong đó, phát triển mạnh mẽ dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GRDP đạt 8% - 10%; tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15% - 20%. Ông Hoàng Chí Hiền, Giám đốc Sở Công Thương đã có cuộc trao đổi với phóng viên về vấn đề này.

>>>Bài 2: Cần liên kết, ứng dụng công nghệ phát triển dịch vụ

>>>Bài 1: Thúc đẩy sản xuất và lưu thông, trao đổi hàng hóa

Phóng viên: Thưa ông, dịch vụ logistics tạo động lực trong phát triển kinh tế của tỉnh như thế nào?

Ông Hoàng Chí Hiền: Trong những năm qua, dịch vụ logistics đã khẳng định vai trò, vị trí trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đối với ngành thương mại nói riêng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Đây là nhân tố then chốt trong chuỗi lưu thông hàng hóa, tạo ra giá trị tăng thêm cho hàng hóa và nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và cho cả tỉnh. Đặc biệt, Lào Cai là tỉnh có lưu lượng hàng hóa xuất - nhập khẩu lớn, là “cửa ngõ” và “cầu nối” giao thương trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam), thì logistics đang đóng vai trò rất lớn và tạo động lực để phát triển Lào Cai thành trung tâm trung chuyển hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam và các nước ASEAN với khu vực Tây Nam Trung Quốc.

Phóng viên: Lào Cai định hướng phát triển dịch vụ logistics như thế nào, thưa ông?

Ông Hoàng Chí Hiền: Vừa qua, Sở Công Thương đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành đề án phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 (Đề án số 340 ngày 26/8/2021). Theo đó, định hướng phát triển dịch vụ logistics tại Lào Cai với các mục tiêu hình thành các trung tâm logistics hạng I, hạng II và trung tâm logistics cấp tỉnh; đa dạng hóa dịch vụ logistics, nâng cao hiệu quả các dịch vụ, đáp ứng cơ bản nhu cầu về các dịch vụ logistics như vận tải, kho bãi, bốc xếp; tăng cường kết nối với mạng lưới logistics của cả nước, khu vực các nước ASEAN và Trung Quốc; ứng dụng công nghệ mới trong phát triển dịch vụ logistics; chú trọng giảm chi phí logistics; khuyến khích, thu hút đầu tư các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics có quy mô lớn trên địa bàn; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển dịch vụ logistics theo phương châm hiện đại, có nguồn nhân lực chuyên nghiệp.

Mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025, đưa ngành dịch vụ logistics của tỉnh phát triển thành ngành dịch vụ có trình độ khá của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, của cả nước; thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics và hạ tầng giao thông kết nối; hình thành một trung tâm logistics hạng II; thu hút từ 2 doanh nghiệp trở lên kinh doanh dịch vụ logistics lớn; phát triển hệ thống kho hàng hóa và các dịch vụ kho theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại; xây dựng hệ thống thông tin đối với hệ thống logistics của tỉnh kết nối, chia sẻ dữ liệu với các đối tác và hệ thống logistics trong cả nước.

Bài cuối: Đưa dịch vụ logistics phát triển xứng tầm ảnh 1
Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa xuất - nhập khẩu tại Ga đường sắt Quốc tế Lào Cai.

Giai đoạn 2026 - 2035, phát triển, nâng cấp trung tâm logistics hạng II tại Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai lên thành trung tâm logistics hạng I; hoàn thiện các khu phát triển logistics gắn với ga đường sắt, đường hàng không, đường thủy; thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm logistics vệ tinh cấp tỉnh tại các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh. Tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GRDP của tỉnh đạt 10% đến 15%; tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 16% đến 20%; tỷ lệ thuê ngoài đạt 60% đến 65%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 14% đến 17% GRDP.

Phóng viên: Vậy theo ông, để đạt mục tiêu trên, Lào Cai cần thực hiện các giải pháp nào?

Ông Hoàng Chí Hiền: Để dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh phát triển đạt mục tiêu đề ra, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp và nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất, về đầu tư kết cấu hạ tầng, hạ tầng logistics: Đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải, vấn đề tái cơ cấu vận tải, xây dựng chiến lược, quy hoạch được đặt ra, nhưng phải xứng tầm với tiềm năng của giao thông đường sắt. Cần có chính sách khuyến khích xã hội hóa trong đầu tư, trước mắt ưu tiên bố trí nguồn kinh phí ngân sách của Trung ương và địa phương đầu tư cho các hạng mục công trình trọng điểm ở khu vực có lợi thế địa kinh tế để phát triển ngành logistics.

Thứ hai, đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp: Cần nâng cao năng lực doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trên địa bàn và các giải pháp để giảm chi phí logistics…

Thứ ba, cần phát triển nguồn nhân lực, bao gồm cả nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp bằng các hình thức như tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về logistics; xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý logistics tại các tỉnh, thành phố; tìm kiếm các nguồn lực tài trợ cho các chương trình đào tạo; khuyến khích mở các cơ sở đào tạo về logistics; có chính sách thu hút lực lượng lao động có trình độ vào hoạt động logistics; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ…

Thứ tư, phát triển thị trường dịch vụ logistics, trong đó gồm 2 nhóm giải pháp cốt lõi là khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, thương mại trên địa bàn sử dụng dịch vụ logistics 2PL, 3PL nhằm tạo thị trường cho doanh nghiệp kinh doanh logistics; phát triển nguồn cung hàng hóa trên địa bàn để tạo nguồn cung dồi dào cho thương mại, thúc đẩy logistics phát triển.

Thứ năm, về cơ chế chính sách: Việc hoàn thiện, cụ thể hóa và ban hành cơ chế, chính sách phát triển logistics phù hợp với yêu cầu phát triển của địa phương là nội dung quan trọng trong phát triển hệ thống logistics. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng các quy định hỗ trợ sự phát triển logistics của tỉnh cả về doanh nghiệp, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng... Cùng với đó, tổ chức thực thi các chính sách và biện pháp của Nhà nước về phát triển dịch vụ logistics phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương.

Thứ sáu, về phát triển cung cầu dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh: Cần phát triển hệ thống doanh nghiệp dịch vụ logistics bao gồm phát triển các loại hình doanh nghiệp dịch vụ logistics xét theo hình thức sở hữu, quy mô, tính chuyên môn hóa và chất lượng dịch vụ cung ứng; phát triển các phương thức cung ứng dịch vụ logistics theo hướng 3PL, 4PL… và phát triển khách hàng tiêu dùng dịch vụ logistics trên địa bàn cả số lượng, chất lượng, phạm vi, không gian và thời gian…

Phóng viên: Xin cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Năm 2024, phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch 239/KH-BCĐ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại các xã phấn đấu hoàn thành “Xã đạt chuẩn nông thôn mới”, “Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao” năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Tại chỉ thị vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các TCTD; đồng thời thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, Dần Thàng hiện có 400 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 80%. Địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư ở phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khó huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

fb yt zl tw