150 đại biểu tham gia bồi dưỡng kiến thức về hội nhập quốc tế

Sáng 6/10, Sở Công Thương phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức về hội nhập quốc tế với chủ đề: “Quy định và thực tiễn ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại. Cơ hội, thách thức và phương hướng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới”.

20231006091752__MG_3827.JPG
Quang cảnh hội nghị tập huấn.

Tham gia tập huấn có 150 đại biểu là lãnh đạo các phòng chuyên môn, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp theo dõi về hội nhập quốc tế thuộc các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong tỉnh; đại diện các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, xuất khẩu; phóng viên các cơ quan báo chí tỉnh và cơ quan báo chí thường trú tại tỉnh Lào Cai.

20231006091825__MG_3830.JPG
150 đại biểu được cập nhật kiến thức hội nhập quốc tế.

Theo đại diện Sở Công Thương, nền kinh tế của tỉnh Lào Cai với 2 trụ cột là sản xuất công nghiệp và kinh tế cửa khẩu; là trung tâm luyện kim, phân bón, hóa chất của cả nước, có 2 cặp cửa khẩu, đóng góp trên 50% GDP của tỉnh. Những thay đổi trong chính sách thương mại quốc tế đối với sản phẩm công nghiệp chủ lực của Lào Cai và các sản phẩm xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu của Lào Cai sẽ có tác động rất lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, việc tập huấn kiến thức hội nhập quốc tế, đặc biệt là kiến thức phòng vệ thương mại trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết.

20231006094108__MG_3834.JPG
Đại diện Cục Phòng vệ thương mại giới thiệu chuyên đề: Tổng quan và thực tiễn về các biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các FTA.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe đại diện Cục Phòng vệ thương mại; Vụ thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương) cung cấp kiến thức thuộc 3 chuyên đề: Tổng quan và thực tiễn về các biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các FTA; nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất – nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh mới – kinh nghiệm ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại; cơ hội, thách thức và phương hướng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới.

Ngoài các kiến thức được cập nhật, các đại biểu cũng dành nhiều thời gian thảo luận, trao đổi về kiến thức phòng vệ thương mại; cơ hội, thách thức xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong bối cảnh mới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thị trường bất động sản Bảo Thắng: Tín hiệu lạc quan

Thị trường bất động sản Bảo Thắng: Tín hiệu lạc quan

Sau thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa, thời gian gần đây, Bảo Thắng nổi lên là một trong những địa phương có tiềm năng, phát triển sôi động với sự kiện Phố Lu được công nhận là đô thị loại IV, hạ tầng giao thông kết nối ngày càng hoàn thiện, việc triển khai quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng qua Bảo Thắng và dự án Cảng hàng không Sa Pa chuẩn bị khởi công đã tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư bất động sản.

Giữ thị trường cho nông sản Việt

Giữ thị trường cho nông sản Việt

Người tiêu dùng trên toàn thế giới ngày càng chú trọng đến an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn môi trường, bảo vệ sức khỏe con người… Vì lẽ đó, nông sản Việt Nam muốn giữ vững được thị trường, cạnh tranh được với nông sản các nước thì càng phải quản lý tốt chất lượng và tuân thủ tiêu chí phát triển xanh theo xu hướng toàn cầu.

OPEC+ dự kiến tăng sản lượng dầu mỏ từ tháng 4/2025

OPEC+ dự kiến tăng sản lượng dầu mỏ từ tháng 4/2025

Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, hay còn gọi là OPEC+ dự kiến sẽ khôi phục một phần sản lượng dầu mỏ đã bị cắt giảm vào tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi tổ chức này hạ giá dầu, chuyên gia Jason Prior phụ trách bộ phận giao dịch dầu mỏ của Bank of America Corp. cho biết, OPEC+ đã tạm ngừng cung cấp một phần sản lượng dầu mỏ vào năm 2022.

Ứng phó với diễn biến phức tạp của thị trường thế giới

Ứng phó với diễn biến phức tạp của thị trường thế giới

Thời gian gần đây, thương mại thế giới nổi lên 3 xu hướng rõ rệt: “phi toàn cầu hóa” hay phân mảnh trong thương mại quốc tế khiến cho các công cụ thuế quan được sử dụng trở lại; bảo hộ thị trường thông qua các biện pháp kỹ thuật, rào cản thương mại hay các biện pháp phòng vệ thương mại; các động thái chính sách khó đoán định khiến chuỗi cung ứng và sản xuất bị xáo trộn, tổn thương, thậm chí đứt gãy.

fb yt zl tw