Bát Xát nỗ lực xây dựng đời sống văn hóa

LCĐT - Trong thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tổ dân phố số 4, thị trấn Bát Xát (huyện Bát Xát) luôn nỗ lực duy trì thành tích 20 năm liên tục đạt danh hiệu tổ dân phố văn hóa.

Ông Ngô Huy Bình, Trưởng Ban Công tác mặt trận tổ dân phố số 4 cho biết: Tổ dân phố có 222 hộ, 820 nhân khẩu với 6 thành phần dân tộc. Thời gian qua, địa phương nỗ lực thực hiện, đưa phong trào đi sâu vào cuộc sống, trong đó có việc duy trì câu lạc bộ gia đình văn hóa.  Đến nay, sau hơn 10 năm thành lập, câu lạc bộ vẫn duy trì sinh hoạt 3 tháng/lần với 37 thành viên. Việc lấy thành viên và gia đình làm nòng cốt, đi đầu trong thực hiện xây dựng đời sống văn hóa đã giúp lan tỏa nội dung của phong trào tới các hộ trên địa bàn. Hết năm 2020, tổ dân phố số 4 có 99% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Ngoài ra, mô hình đầu tiên của thị trấn ở tổ dân phố đã được nhân rộng lên 9 câu lạc bộ gia đình văn hóa tại 14 thôn, tổ dân phố.
Bát Xát là huyện vùng cao, biên giới với đông thành phần dân tộc. Nhận thức rõ tầm quan trọng của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, hơn 20 năm qua, huyện luôn quan tâm làm tốt các nội dung phong trào gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Nhờ sự vào cuộc của các cấp, các ngành cùng ý thức, sự chủ động của người dân, phong trào đi sâu vào cuộc sống.

Bát Xát nỗ lực xây dựng đời sống văn hóa ảnh 1
Lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Bát Xát được quản lý và tổ chức tốt (ảnh chụp trước ngày 27/4/2021) .                         Ảnh: Ngọc Bằng

Hằng năm, việc đăng ký, bình xét các danh hiệu văn hóa được các địa phương tiến hành đúng quy trình và thực hiện tốt việc biểu dương, khen thưởng, từ đó khơi dậy phong trào trong mỗi người dân, cơ quan, đơn vị. Qua thực hiện phong trào, xuất hiện ngày càng nhiều gia đình văn hóa tiêu biểu trong các lĩnh vực sản xuất, xây dựng gia đình hạnh phúc, gia đình hiếu học, ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền, nêu cao tinh thần “tương thân, tương ái”... Hết năm 2020, huyện Bát Xát có 14.585/17.012 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa (đạt 86%); 163/182 thôn, tổ văn hóa (đạt 89,5%); 143/147 cơ quan, đơn vị văn hóa (đạt 97,3%).

Đặc biệt, Bát Xát là mảnh đất có nhiều lễ hội truyền thống nên nội dung thực hiện nếp sống văn hóa được quan tâm. Xác định phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có vai trò quan trọng trong việc hình thành nếp sống mới trong cộng đồng dân cư, làm lành mạnh môi trường xã hội, quan hệ ứng xử trong từng gia đình và cộng đồng, người dân và chính quyền các cấp đã nỗ lực thực hiện tốt việc xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; xóa bỏ nhiều hủ tục, mê tín dị đoan. Đơn cử như trong việc cưới, các gia đình không còn thách cưới cao, ăn uống nhiều bữa, dài ngày mà tổ chức lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc và với hương ước, quy ước thôn, bản. Hoặc như việc tổ chức các lễ hội, với nhiều lễ hội được tổ chức trong năm như lễ hội xuống đồng của dân tộc Giáy, lễ hội Khô già già của dân tộc Hà Nhì, lễ hội Pút Tồng của dân tộc Dao đỏ… đều được quản lý và tổ chức thực hiện tốt. Thông qua đó góp phần tăng tình đoàn kết trong cộng đồng, gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn, đồng thời thu hút, tạo ấn tượng với du khách trong hành trình khám phá và trải nghiệm du lịch Bát Xát.

Theo ông Đoàn Trung Hiếu, Phó Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bát Xát, tỷ lệ các danh hiệu văn hóa tăng qua từng năm và những đổi thay trong xây dựng đời sống mới ở cả vùng thấp lẫn vùng cao là minh chứng khẳng định phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” lan tỏa sâu rộng. Điều này cũng cho thấy bên cạnh sự quan tâm, vào cuộc của các cấp, các ngành, người dân đã xác định và thể hiện rõ vai trò chủ thể trong thực hiện phong trào, góp phần nâng cao đời sống của Nhân dân trên địa bàn, cùng địa phương thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Từ “đốm lửa nhỏ”, thầy cô Trường Mầm non Nấm Lư (xã Nấm Lư, huyện Mường Khương) đã mời các nghệ nhân đến truyền dạy, thổi bùng “ngọn lửa” yêu thích dân ca Nùng Dín, để những mầm non tiếp nối, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc mình.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống.

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử Hoàng gia Bỉ (MRAH) là một điểm đến văn hóa hấp dẫn tại thủ đô Brussels. Nơi đây không chỉ lưu giữ kho tàng nghệ thuật và lịch sử phong phú của Bỉ mà còn trưng bày các hiện vật từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Sức hút “Photo tour”

Sức hút “Photo tour”

Nhân dịp đón tuổi 25, Nguyễn Hoàng Linh (phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai) lựa chọn lên vùng cao Y Tý (Bát Xát) tham gia “Photo tour”, ghi lại kỷ niệm đẹp cho bản thân khi bước sang tuổi mới.

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” của Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bằng tiếng Việt và 5 ngoại ngữ, là một bản anh hùng ca về vị Đại tướng có công lao, cống hiến xuất sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đặc biệt trong Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Những độc giả trung thành của sách giấy

Những độc giả trung thành của sách giấy

Trước sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ 4.0, việc sách điện tử ra đời đã đáp ứng nhu cầu đọc, tìm và nghiên cứu tài liệu nhanh, đơn giản cho độc giả. Tuy vậy, sách giấy vẫn có những ưu điểm riêng, giữ một lượng độc giả nhất định.

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Sáng 19/4, tại Trường THCS Kim Đồng (thị xã Sa Pa), Thư viện tỉnh phối hợp với Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Giáo dục và đào tạo, Thị đoàn Sa Pa tổ chức Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024, với chủ đề “Sách và Khát vọng phát triển”.

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Những ngày tháng 3 âm lịch, mặc dù là người may mắn được hòa vào dòng người hành hương về đất Tổ Vua Hùng (Phú Thọ) để dâng nén nhang tri ân hoặc người không thể trở về thì đều chung niềm tự hào được là “con Lạc, cháu Hồng”.

Kết nối sợi dây văn hóa

Kết nối sợi dây văn hóa

Những câu chuyện ở khắp các thôn, bản từ vùng thấp đến vùng cao là minh chứng cho thấy phụ nữ Lào Cai đang tiếp tục kết nối sợi dây văn hóa ngàn đời, viết tiếp trang mới của câu chuyện văn hóa trong thời kỳ hội nhập.

fb yt zl tw