Yên Bái nỗ lực đưa điện lưới quốc gia về vùng nông thôn

Năm 2021, tỉnh Yên Bái đã phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2014 - 2025. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là động thực thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện Quốc gia tỉnh Yên Bái giai đoạn 2014-2025 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1541/QĐ-UBND ngày 14/12/2011 và được UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh bổ sung tại Quyết định số 1202/QĐ-UBND ngày 18/6/2021 với tổng mức đầu tư là 526,6 tỷ đồng, cấp điện cho 113 thôn, bản trên địa bàn các huyện Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Đến nay, Sở Công Thương đã và đang triển khai đầu tư cấp điện cho 105/113 thôn, bản trên địa bàn, với khoảng 11.272 hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, tại 37 xã trên thuộc các huyện: Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu và Mù Cang Chải với tổng vốn đầu tư 402,3 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đình Chiến - Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái còn 8 thôn, bản với khoảng 734 hộ dân chưa có điện lưới quốc gia gồm: thôn Giàng Pằng, thôn Làng Mảnh, xã Sùng Đô; thôn Nậm Biếu, xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn; thôn Đề Chơ, xã Tà Xi Láng, huyện Trạm Tấu; bản Háng Phừ Loa, bản Sáng Nhù, xã Mồ Dề; bản Cáng Dông, xã Lao Chải; bản Háng Đề Đài, xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải, do các thôn, bản này chưa nằm trong dự án. 
Ngày 14/10/2024, UBND tỉnh đã có Văn bản số 3861/UBND-XD về việc giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư (nay là Sở Tài chính) chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát, lập danh mục đầu tư cho các thôn, bản này. 
Ngày 30/10/2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có Văn bản số 2307/SKHĐT-TH gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc đề xuất danh mục các dự án cấp điện nông thôn thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư kế hoạch vốn ngân sách nhà Nước năm 2025. Hiện nay, qua nắm bắt tình hình các huyện, thị xã, thành phố đang triển khai khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi cho các thôn, bản nêu trên. Dự kiến sẽ trình Sở Tài chính xem xét trong tháng 4 năm 2025.
Phấn đấu hết năm 2025, khi hoàn thành đầu tư cấp điện cho các thôn, bản, toàn tỉnh Yên Bái sẽ đảm bảo mục tiêu cấp điện cho 100% số xã, số thôn, bản, với khoảng 99,6% số hộ dân sẽ được sử dụng điện từ các nguồn, theo đúng mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX đã đề ra. 
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như: Các thôn, bản, các hộ dân chưa có điện trong dự án nằm tại các khu vực vùng sâu, vùng xa trên địa bàn các huyện, địa hình phức tạp, giao thông đi lại rất khó khăn, nhiều vị trí thi công không có đường giao thông để vận chuyển nguyên vật liệu nên ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư dự án. 
Cùng với đó, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các tuyến đường dây đi qua các địa phương trồng nhiều cây có giá trị. Mặt khác, một số tuyến đường dây đi qua rừng tự nhiên phải chờ xin ý kiến. Các gói thầu xây lắp đã thi công, đóng điện phục vụ nhân dân từ năm 2019, tuy nhiên đến nay, chưa được bàn giao cho Công ty Điện lực Yên Bái quản lý, vận hành, do chưa hoàn thành xong công tác giải phóng mặt bằng và hồ sơ thu hồi đất…
Với phương châm "Không để ai bị bỏ lại phía sau", trong  thời gian tới, Sở Công Thương sẽ phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố và Công ty Điện lực Yên Bái tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư cấp điện cho các hộ dân, đáp ứng yêu cầu cấp điện đến 100% các hộ dân. Cùng với đó, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong vùng dự án tạo mọi điều kiện đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, khuyến khích các hộ dân tự nguyện hiến đất, cây cối, hoa mầu để chung tay triển khai dự án nhanh và hiệu quả nhất… - ông Nguyễn Đình Chiến cho biết thêm.
Việc đưa điện lưới về nông thôn đã làm "thay da đổi thịt" bộ mặt nông thôn các địa phương nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung, không chỉ cải thiện đời sống người dân, mà còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ có chương trình đưa điện về nông thôn, người dân tại các xã vùng sâu, vùng xa đã vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, điều kiện ổn định kinh tế.
Thu Trang

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 514 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 28 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập).

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Từ ngày 1/1/2026, toàn bộ xăng lưu thông trên thị trường Việt Nam sẽ bắt buộc pha 10% ethanol, chính thức chuyển sang sử dụng xăng E10. Đây là bước đi quan trọng trong thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.

fb yt zl tw