Thép cuộn cán nóng của Hòa Phát không bị EU áp thuế chống bán phá giá

Thép cuộn cán nóng của Tập đoàn Hòa Phát không bị Liên minh châu Âu (EU) áp thuế chống bán phá giá, duy trì lợi thế cạnh tranh và mở rộng xuất khẩu sang châu Âu hiệu quả.

thep-hoa-phat-3815.jpg
Thép cuộn cán nóng của Hòa Phát không bị EU áp thuế chống bán phá giá (PV-DA).

Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành quyết định cuối cùng vụ điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu từ Ai Cập, Nhật Bản và Việt Nam vào Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 16/7/2025. Theo quyết định này, thép cuộn cán nóng của Tập đoàn Hòa Phát không bị EU áp thuế chống bán phá giá.

Thép HRC Hòa Phát xuất khẩu vào châu Âu chịu thuế suất 0%, mức thuế châu Âu áp cho các doanh nghiệp khác của Việt Nam là 12,1%. Thép cán nóng Nhật Bản nhập khẩu vào EU chịu mức thuế từ 6,9%-30,4%, Ai Cập là 11,7%.

Mức thuế 0% giúp Hòa Phát duy trì lợi thế cạnh tranh tại thị trường EU và đặc biệt các doanh nghiệp hạ nguồn sử dụng HRC của Hòa Phát có thể yên tâm xuất khẩu sang EU mà không gặp rào cản về nguồn gốc xuất xứ và phá giá nguyên liệu.

Việc HRC của Hòa Phát không bị EU áp thuế chống bán phá giá phản ánh năng lực nội tại và kinh nghiệm pháp lý quốc tế của Hòa Phát và sự trưởng thành của doanh nghiệp Việt Nam trong việc thích ứng và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường toàn cầu.

Thành công của Hòa Phát là nhờ việc tối ưu hóa chi phí ở tất cả các khâu sản xuất, từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế với giá thành hợp lý. Hệ thống kế toán của Hòa Phát rõ ràng, minh bạch, đảm bảo việc truy xuất dữ liệu tham chiếu đầy đủ và chính xác. Trong quá trình điều tra, Hòa Phát hợp tác chặt chẽ, chủ động cung cấp đầy đủ dữ liệu, thông tin liên quan cho cơ quan điều tra của EU.

Ngày 8/8/2024, Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành Thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ai Cập, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam, nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU). Giai đoạn điều tra bán phá giá từ ngày 11/4/2023 đến ngày 31/3/2024. Giai đoạn điều tra thiệt hại từ ngày 01/1/2021 đến ngày 31/3/2024.

Tập đoàn Hòa Phát là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Từ cuối năm 2025, công suất thiết kế thép của Tập đoàn đạt 16 triệu tấn/năm, trong đó tập trung chủ yếu vào thép cuộn cán nóng, thép chất lượng cao phục vụ công nghiệp cơ khí chế tạo. Hòa Phát giữ vị thế thị phần số 1 ở thị trường trong nước và đã xuất khẩu nhiều loại thép khác nhau tới 40 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Hòa Phát sẽ hoàn thành lò cao số 6, thuộc phân kỳ 2 của dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 vào tháng 9/2025. Sau khi hoàn thành, sản lượng thép toàn Tập đoàn sẽ đạt tổng cộng 16 triệu tấn/năm, trong đó có 9 triệu tấn thép cuộn cán nóng, đáp ứng 100% nhu cầu với sản phẩm này trên thị trường Việt Nam.

vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 514 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 28 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập).

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Từ ngày 1/1/2026, toàn bộ xăng lưu thông trên thị trường Việt Nam sẽ bắt buộc pha 10% ethanol, chính thức chuyển sang sử dụng xăng E10. Đây là bước đi quan trọng trong thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.

Niềm vui ở thôn người Dao

Niềm vui ở thôn người Dao

Cách đây khoảng 10 năm, thôn Vĩ Kẽm, xã Trịnh Tường (trước đây là xã Cốc Mỳ) từng được nhiều người biết đến là điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng với cây chuối, thảo quả. Tuy nhiên, do hai loại cây này giờ đây không còn phù hợp, đồng bào Dao tuyển đã mạnh dạn chuyển đổi sang cấy lúa Séng cù, trồng quế, khoai môn, góp phần nâng cao thu nhập.

fb yt zl tw