Thủ tướng chỉ đạo triển khai quyết liệt phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Hiện nay, cả nước có 248 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 20 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập) chưa qua 21 ngày, nguy cơ dịch có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là tại các địa phương có tổng đàn lớn.

18-7-ta-lon-1-2404.jpg
Tiêu hủy lợn mắc bệnh tả lợn châu Phi.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, từ đầu năm đến nay cả nước đã xuất hiện trên 514 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 28/34 tỉnh, thành phố. Số lợn mắc, chết và tiêu hủy trên 30.000 con.

Hiện nay, cả nước có 248 ổ dịch tại 20 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập) chưa qua 21 ngày. Nguy cơ dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là tại các địa phương có tổng đàn lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành chăn nuôi lợn, nguồn cung thực phẩm và môi trường.

Để phòng, chống, kiểm soát dịch tả lợn châu Phi kịp thời, hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo thẩm quyền chủ động chỉ đạo, tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo, huy động lực lượng, các nguồn lực hợp pháp để kịp thời phát hiện, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để bùng phát dịch bệnh, hạn chế phát sinh ổ dịch mới; kiên quyết xử lý tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh; chủ động triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh theo đúng quy định của pháp luật; ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển lợn bệnh, vứt xác lợn chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Không để việc sắp xếp tổ chức, bộ máy tại địa phương ảnh hưởng đến công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh.

Cùng với đó, chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho đàn vật nuôi; tập trung các nguồn lực để tổ chức xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; chủ động khoanh vùng, xử lý dứt điểm các ổ dịch ngay từ khi mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh.

Đồng thời, tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm lợn; tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển lợn, sản phẩm lợn trái phép qua biên giới; tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ lợn không bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về tính chất nguy hiểm của bệnh dịch tả lợn Châu Phi, nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan, các biện pháp phòng dịch bệnh và sử dụng vaccine dịch tả lợn châu Phi cho đàn lợn thịt theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

18-7-ta-lon-2-9661.jpg
Đàn lợn chết do mắc bệnh tả lợn châu Phi.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước pháp luật nếu chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo để xảy ra dịch tả lợn châu Phi phát sinh trên diện rộng, gây thiệt hại lớn trên địa bàn quản lý.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương chủ động bố trí kinh phí, nguồn lực để tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch tả lợn châu Phi giai đoạn 2020-2025 theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.

Tập trung chỉ đạo các chi cục vùng, chi cục tỉnh, thành phố tăng cường bám sát cơ sở, tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch tả lợn châu Phi; chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng.

Ngoài ra, đôn đốc các địa phương khẩn trương xây dựng, phê duyệt, bố trí kinh phí và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung Kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch tả lợn châu Phi giai đoạn 2020-2025; phối hợp với các tổ chức quốc tế trong việc hỗ trợ kiểm soát, phân tích chuyên sâu trong công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, mở rộng quản lý dịch bệnh qua hệ thống trực tuyến.

Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của các bộ, ngành và chính quyền địa phương xử lý nghiêm các vụ nhập khẩu trái phép lợn, sản phẩm lợn; tổ chức tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới về sự nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi và tác hại khi buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc.

18-7-ta-lon-3-5.jpg
Khử trùng chuồng trại.

Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị, công an các địa phương phối hợp với lực lượng chức năng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Môi trường và chính quyền các địa phương trong việc ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép lợn, sản phẩm lợn.

Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường và các đơn vị có liên quan phối hợp với lực lượng thú y, công an, thanh tra giao thông tăng cường kiểm soát, phát hiện, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn bệnh, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch trên thị trường nhằm ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi và các dịch bệnh động vật khác.

Bộ Tài chính kịp thời chỉ đạo, bố trí nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, bao gồm dịch tả lợn châu Phi theo đúng quy định pháp luật, không để xảy ra tham nhũng, thất thoát, lãng phí, tiêu cực.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi để người dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành.

Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện Công điện này.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương trong việc thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.

vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui ở thôn người Dao

Niềm vui ở thôn người Dao

Cách đây khoảng 10 năm, thôn Vĩ Kẽm, xã Trịnh Tường (trước đây là xã Cốc Mỳ) từng được nhiều người biết đến là điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng với cây chuối, thảo quả. Tuy nhiên, do hai loại cây này giờ đây không còn phù hợp, đồng bào Dao tuyển đã mạnh dạn chuyển đổi sang cấy lúa Séng cù, trồng quế, khoai môn, góp phần nâng cao thu nhập.

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Cuộc thi ‘Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn’ năm 2025 là sân chơi đặc biệt do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức nhằm khuyến khích thanh niên nông thôn phát huy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, góp phần xây dựng nền kinh tế nông nghiệp hiện đại và bền vững.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu giải quyết dứt điểm các vướng mắc của Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu giải quyết dứt điểm các vướng mắc của Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Ngày 16/7/2025, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực địa và có buổi làm việc với các xã Khánh Hòa, Mường Lai, Lục Yên, Lâm Thượng, Tân Lĩnh nhằm đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Về miền gạo đặc sản

Về miền gạo đặc sản

Tri thức canh tác lúa nước truyền thống của đồng bào các dân tộc cùng địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước tưới đặc biệt đã giúp tỉnh Lào Cai sở hữu những vùng chuyên canh lúa đặc sản nổi tiếng.

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Xã Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đang bước vào chính vụ thu hoạch lê VH6 - giống lê ôn đới được coi là đặc sản vùng cao. Năm nay, sản lượng tăng mạnh nhưng giá bán giảm, đặt ra thách thức lớn trong việc tìm đầu ra ổn định cho người trồng và chính quyền địa phương.

fb yt zl tw