Xuất hiện các tổ hợp thiếu môn cốt lõi, trường đại học phải xem lại

Để thuận lợi cho học sinh lựa chọn các môn thi tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình mới phù hợp với năng lực, sở trường và mục tiêu xét tuyển, nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp xét tuyển. Nhưng cũng có trường đưa tổ hợp mới không có môn học cốt lõi khiến dư luận băn khoăn.

Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh đại học 2025. Ảnh: TTXVN
Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh đại học 2025. Ảnh: TTXVN

Mở rộng cơ hội cho thí sinh

Theo thông tin từ Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2025, trường có 6 tổ hợp xét tuyển. Trong đó, ngoài các tổ hợp truyền thống, nhà trường đã bổ sung thêm 2 tổ hợp có môn Tin học là Toán, Tiếng Anh, Tin học và Toán, Vật lý, Tin học.

Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội cũng bổ sung tổ hợp mới là GT1 (Toán, Vật lý, Tin học) từ năm 2025 với một số ngành như Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điện, Kỹ thuật robot, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự kiến dành 50% chỉ tiêu cho phương thức tuyển sinh bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Một số tổ hợp mới trong xét tuyển như: Ngữ văn, Tiếng Anh, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật; Ngữ văn, Tiếng Anh, Tin học; Ngữ văn, Toán, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật.

Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng bổ sung tổ hợp xét tuyển K01 (Toán, Ngữ văn kết hợp với một trong 4 môn là Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học) ngoài các tổ hợp tuyển sinh truyền thống.

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội dự kiến triển khai các tổ hợp mới có môn Công nghệ, Tin học gồm: Toán, Vật lý, Công nghệ (A0C); Toán, Vật lý, Tin học (A0T); Toán, Hóa học, Công nghệ (B0C); Toán, Tiếng Anh, Công nghệ (D0C). Đây sẽ là một trong các tổ hợp được sử dụng để xét tuyển vào 35 ngành/chương trình đào tạo của nhà trường.

Theo TS. Thân Thanh Sơn, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, mục tiêu chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp thông qua việc lựa chọn môn học theo định hướng nghề nghiệp của bản thân. Môn Tin học và Công nghệ cùng với các môn Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học… đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giáo dục STEM. Do đó, việc đưa các môn này vào tổ hợp xét tuyển là phù hợp với yêu cầu của một số lĩnh vực đào tạo chính của nhà trường như Công nghệ, Kỹ thuật, Máy tính và Công nghệ thông tin; phù hợp với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Tuy nhiên, cũng có những trường mở tổ hợp không có môn cốt lõi. Chẳng hạn, Trường Đại học Hòa Bình sẽ tuyển sinh tất cả các ngành với 4 tổ hợp. Trong đó, ngành Y khoa thuộc khối sức khỏe chỉ có 1 tổ hợp xét tuyển có môn Sinh học là B00 còn 3 tổ hợp khác là A00 (Toán, Vật lý, Hóa), D07 và A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh). 3 ngành Y học cổ truyền, Dược học, Điều dưỡng cũng xét tuyển 4 tổ hợp B00, A00, D07 và A11 (Toán, Hóa, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật).

Thí sinh muốn đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP Hồ Chí Minh có thể sử dụng 6 tổ hợp môn để xét vào mỗi ngành. Trong đó, Ngữ văn được sử dụng làm môn chính cho tất cả các tổ hợp xét tuyển.

Cần xem xét lại

Từ năm 2025, do chương trình giáo dục phổ thông mới có nhiều thay đổi, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) bỏ giới hạn số lượng tổ hợp xét tuyển đối với mỗi ngành, chương trình đào tạo. Trước đây, mỗi ngành chỉ được sử dụng tối đa 4 tổ hợp xét tuyển.

Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng đầu vào, quy chế yêu cầu tổ hợp xét tuyển phải có ít nhất 3 môn phù hợp, trong đó Toán hoặc Ngữ văn chiếm ít nhất 25% trọng số. Đặc biệt, từ năm 2026, số môn chung giữa các tổ hợp phải chiếm ít nhất 50% trọng số xét tuyển, đảm bảo tính đồng nhất trong đánh giá năng lực thí sinh.

Hiện nay, một số cơ sở giáo dục đại học tuyển sinh các tổ hợp khi không có môn học cốt lõi liên quan đến ngành đào tạo. Ví dụ có trường tuyển sinh ngành Ngôn ngữ Anh nhưng tổ hợp xét tuyển không có môn Tiếng Anh hay ngành Y không dùng điểm Hóa, Sinh; thậm chí Sư phạm Vật lý nhưng tổ hợp không yêu cầu môn Vật lý.

Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, kết quả thực hiện tuyển sinh năm 2024 cho thấy thực trạng các cơ sở đào tạo sử dụng quá nhiều phương thức xét tuyển gây nhiễu thông tin. Có tới hơn 200 phương thức không có hoặc rất ít thí sinh đăng kí; chưa đảm bảo công bằng giữa các phương thức xét tuyển. Nhiều cơ sở đào tạo chưa phân tích tương quan, đánh giá đối sánh kết quả học tập của sinh viên theo các phương thức xét tuyển.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn nói, chúng ta không giới hạn số lượng tổ hợp không có nghĩa là để các trường tự do trong việc đưa các tổ hợp chỉ với mục đích tuyển được nhiều hơn. Việc mở rộng số lượng tổ hợp này là để các trường có cơ hội tuyển đúng những thí sinh phù hợp nhất với ngành/chương trình đào tạo của mình trong bối cảnh chương trình phổ thông mới cho phép học sinh được lựa chọn môn học. Nguyên tắc cơ bản là với những môn học có tính chất tạo kiến thức điều kiện trong chương trình đại học, nhưng ở phổ thông học sinh lại không chọn học những môn đó, thì các trường đại học không được tuyển những em này".

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng, nếu một phương thức xét tuyển/tổ hợp xét tuyển không đánh giá được tri thức, năng lực cốt lõi dành cho ngành đó thì các trường phải xem lại.

Bộ GD&ĐT đã giao Vụ Giáo dục Đại học dự thảo và xây dựng công văn để yêu cầu các trường rà soát về việc này.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Học 2 buổi/ngày từ lớp 6 đến 12: Tăng thời gian, không tăng áp lực lên học sinh

Học 2 buổi/ngày từ lớp 6 đến 12: Tăng thời gian, không tăng áp lực lên học sinh

Hiện cả nước có hơn 13.700 trường học, với gần 9,5 triệu học sinh ở hai cấp THPT và THCS. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho biết sẽ hướng tới việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đối với cấp THCS và THPT đối với những trường có đủ cơ sở vật chất, giáo viên; tránh tình trạng trường đủ phòng, đủ người nhưng đóng cửa, còn học sinh phải tìm nơi học bên ngoài.

Hiểu đúng về dạy 2 buổi/ngày ở trường phổ thông

Hiểu đúng về dạy 2 buổi/ngày ở trường phổ thông

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết không yêu cầu bắt buộc các trường THCS và THPT trên cả nước phải tổ chức dạy học 2 buổi/ngày mà là hướng đến việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày khi các trường bảo đảm về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên.

Xây dựng nền tảng thể lực cho thế hệ tương lai

Xây dựng nền tảng thể lực cho thế hệ tương lai

Trong bài viết “Tương lai cho thế hệ vươn mình”, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ: Để hướng tới năm 2045 với tầm nhìn về một Việt Nam phát triển toàn diện, việc định hướng phát triển con người, đặc biệt là thế hệ trẻ, trở thành ưu tiên chiến lược.

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Sau gần 2 tháng thực hiện Thông tư 29 về tăng cường quản lý dạy thêm học thêm, Bộ GD&ĐT khẳng định, chấm dứt dạy thêm học thêm tràn lan không còn là dự lệnh mà trở thành mệnh lệnh của toàn ngành. Trong khi thực tế, phụ huynh vẫn còn những ý kiến tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn. 

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã và đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp số hóa, mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

Tận tâm vì một mùa thi thành công

Tận tâm vì một mùa thi thành công

Thay vì những lớp học trả phí, nhiều giáo viên tại Lào Cai đã tự nguyện mở các lớp ôn tập miễn phí giúp học sinh củng cố kiến thức, đặc biệt đối với những học sinh cuối cấp chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng.

Sắc màu hội họa với học sinh

Sắc màu hội họa với học sinh

VỚI LỨA TUỔI HỌC SINH, SẮC MÀU HỘI HỌA LUÔN LÀ ĐIỀU THÚ VỊ, GIÚP CÁC EM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO, CẢM THỤ THẨM MỸ... THỜI GIAN QUA, CÁC TRƯỜNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐÃ CÓ NHIỀU CÁCH LÀM SÁNG TẠO ĐỂ HỌC SINH ĐƯỢC THỂ HIỆN TÀI NĂNG, NUÔI DƯỠNG NIỀM ĐAM MÊ NGHỆ THUẬT.

fb yt zl tw