Vụ việc gian lận thương mại có diễn biến phức tạp hơn

Sáng 11/5, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tổ chức Hội nghị giao ban công tác quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2023. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tới các tỉnh, thành phố.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389); lãnh đạo, thành viên Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

hn 389.1.jpg
Đại biểu tỉnh Lào Cai tham dự hội nghị.

Tại điểm cầu Lào Cai, dự hội nghị có đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh; đại điện lãnh đạo các sở, ban, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh; lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thị xã, thành phố.

Theo đánh giá tại hội nghị, trong những tháng đầu năm 2023, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua các tuyến biên giới, cửa khẩu đất liền, đường mòn, lối mở biên giới, tuyến biên giới biển, cảng biển, các vùng biển và các địa bàn nội địa trọng điểm không phát sinh điểm nóng nhưng có chiều hướng diễn biến phức tạp hơn. Nổi lên là các hoạt động vận chuyển trái phép chất ma túy, pháo nổ, thuốc lá điếu ngoại, động vật hoang dã, đường cát, hàng đông lạnh, thực phẩm, hàng không rõ nguồn gốc.

Trong quý I năm 2023, các lực lượng chức năng bắt giữ, xử lý 28.028 vụ việc vi phạm (giảm 11,24% so với cùng kỳ năm 2022). Trong đó, phát hiện, bắt giữ 1.345 vụ mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu (tăng 68,34% so với cùng kỳ năm 2022); 25.595 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế (giảm 14,54% so với cùng kỳ năm 2022); 1.088 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ (tăng 30,93% so với cùng kỳ năm 2022); thu nộp ngân sách nhà nước hơn 3.387 tỷ đồng (tăng 76,66% so với cùng kỳ năm 2022); khởi tố hình sự 278 vụ/679 đối tượng.

hn 389.2.jpg
Hội nghị được tổ chức trực tuyến.

Mặc dù, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương đã làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quán triệt, yêu cầu các đơn vị, lực lượng thực hiện nghiêm văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tuy nhiên vẫn gặp không ít khó khăn, như: Ở một số nơi, một số khâu, có đơn vị còn buông lỏng quản lý, giáo dục tư tưởng, đạo đức đối với cán bộ, công chức, sỹ quan thực thi nhiệm vụ, vẫn còn hiện tượng tiếp tay cho buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trong thị trường nội địa hoạt động có tính tổ chức chặt chẽ theo đường dây, trên địa bàn rộng, liên tuyến, liên tỉnh, xuyên quốc gia; với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, thường xuyên thay đổi, gây khó khăn trong việc phát hiện hành vi vi phạm; hoạt động thương mại điện tử ngày càng phát triển nên việc xác minh, truy tìm gặp nhiều khó khăn. Số vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng cấm bị phát hiện, xử lý chưa tương xứng với tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ.

Tại hội nghị, các tỉnh, thành phố đã có tham luận về đặc thù của tỉnh, thành phố và đóng góp nhiều giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Tham luận với hội nghị, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lào Cai, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh cho rằng, xác định tỉnh Lào Cai là địa bàn trọng điểm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, do đó các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thị xã, thành phố Lào Cai và Đội kiểm soát liên ngành chống buôn lậu tỉnh đã thường xuyên, chủ động triển khai thực hiện các kế hoạch chuyên đề, mở các đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Lào Cai đã bắt giữ, xử lý vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là 257 vụ (giảm 14 vụ so với cùng kỳ năm 2022). Trong đó: Buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu là 105 vụ (giảm 8 vụ), gian lận thương mại là 155 vụ (tăng 7 vụ), hàng giả 3 vụ (tăng 1 vụ); xử lý vi phạm hành chính là 187 vụ (giảm 3 vụ so với cùng kỳ).

hn 389.3.jpg
Đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lào Cai tham luận tại hội nghị.

Trong thời gian tới, Lào Cai sẽ tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; chủ động phòng ngừa, phát hiện; thường xuyên, chú trọng công tác phân tích, đánh giá, dự báo tình hình trong khu vực của tỉnh và tuyến Tây Bắc và vùng phụ cận, địa bàn, khu vực trọng điểm... tiến hành đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ cơ bản phòng, chống ma túy, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, phòng ngừa hoạt động của các loại tội phạm.

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã biểu dương những thành tích mà các lực lượng, Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố đạt được trong thời gian qua. Đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại cũng đề nghị ban chỉ đạo từ các bộ, ngành tới các địa phương cần tăng cường phương thức quản lý mới với yêu cầu ngày càng tăng cao của nhiệm vụ; quản lý tốt cán bộ, chiến sĩ khi tham gia nhiệm vụ, công việc cụ thể, tránh tiếp tay cho sai phạm; nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ, chiến sĩ, người thực thi nhiệm vụ và đặc biệt là tổ chức phối hợp tốt giữa các lực lượng trong việc xử lý công việc; chú trọng nghiên cứu, khắc phục khó khăn để xử lý các sai phạm trong thương mại điện tử…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Sông Hồng - con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh người Việt, không chỉ là huyết mạch giao thông quan trọng mà còn từng chứng kiến sự hưng thịnh của nhiều thương cảng sầm uất. Những bến cảng trên sông Hồng đã góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối kinh tế và làm nên diện mạo của các đô thị ven sông từ hàng trăm năm trước.

fb yt zl tw