Việt Nam vươn lên vị trí đối tác thương mại lớn thứ chín của Singapore

Việt Nam vươn lên vị trí là đối tác thương mại lớn thứ chín của Singapore, với kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 3,39 tỷ SGD trong tháng Một năm nay, tăng 16,83% so với tháng 1/2024.

Việt Nam đã vươn lên vị trí là đối tác thương mại lớn thứ chín của Singapore.
Việt Nam đã vươn lên vị trí là đối tác thương mại lớn thứ chín của Singapore.

Tình hình thương mại của Singapore với thế giới trong tháng 1/2025 tiếp tục duy trì được đà tích cực từ những tháng cuối năm 2024 khi tất cả các chỉ tiêu tổng kim ngạch hai chiều và kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đều tăng trưởng dương. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã vươn lên vị trí là đối tác thương mại lớn thứ chín của Singapore.

Thương vụ Việt Nam tại Singapore dẫn số liệu thống kê tháng 1/2025 của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore cho biết tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với thế giới đạt hơn 114,15 tỷ SGD (85,21 tỷ USD), tăng 6,75%, trong đó xuất khẩu đạt hơn 59,4 tỷ SGD, tăng 2,97% và nhập khẩu đạt gần 54,75 tỷ SGD, tăng 11,17% so với tháng 1/2024.

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Singapore với 9/15 đối tác tăng trưởng dương, một số đối tác có kim ngạch tăng mạnh, thậm chí đột biến như Đài Loan (Trung Quốc) tăng 92,27%; Philippines tăng 25,99%, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) tăng 18,7%… Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc, Mỹ là bốn đối tác thương mại lớn nhất của Singapore với tổng kim ngạch thương mại lần lượt là 14,9 tỷ SGD, 13,2 tỷ SGD, 12,8 tỷ SGD và 11,21 tỷ SGD.

Việt Nam vươn lên vị trí là đối tác thương mại lớn thứ chín của Singapore, với kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 3,39 tỷ SGD, tăng 16,83%.

Về nhập khẩu, trong tháng 1/2025, các thị trường nhập khẩu chính của Singapore là Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Mỹ, Hàn Quốc... Việt Nam hiện đứng thứ 15/20 đối tác nhập khẩu lớn nhất của Singapore với kim ngạch hơn 794 triệu SGD (tăng 16,97%).

Có 13/20 thị trường nhập khẩu tăng trưởng dương với nhiều đối tác có mức tăng mạnh như Hong Kong (Trung Quốc), tăng hơn 2,4 lần, Đài Loan (tăng 79,42%), UAE (tăng 30,22%).

Về xuất khẩu, trong tháng 1/2025, các thị trường xuất khẩu chính của Singapore là Malaysia (6,75 tỷ SGD, tăng 24,86%), Hong Kong (6,58 tỷ SGD tăng 4,68%), Trung Quốc (6,06 tỷ SGD, giảm 31,02%)…

Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ tám của Singapore với kim ngạch đạt 2,56 tỷ SGD, tăng 16,79%.

Có 13/20 thị trường xuất khẩu hàng đầu của Singapore đạt mức tăng trưởng dương, một số thị trường có mức tăng khá cao như Đài Loan (tăng gần 127%), Malaysia (tăng 24,86%), Philippines (tăng 20,72%).

Trong cơ cấu hàng hoá từ Singapore xuất sang Việt Nam, hàng hoá có xuất xứ Singapore đạt 759,19 triệu SGD, tăng 47,89% và hàng hoá từ nước thứ ba qua Singapore xuất sang Việt Nam đạt 1,84 tỷ SGD (chiếm 71%), tăng 7,46%.

Nếu chỉ tính riêng cán cân thương mại giữa hàng hóa Việt Nam và hàng hóa có xuất xứ Singapore thì Việt Nam xuất siêu khoảng 34,8 triệu SGD.

Về nhóm ngành hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore, trong tháng 1/2025, cả ba nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Singapore tiếp tục tăng rất mạnh, cụ thể: Nhóm máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại (tăng 46,02%); lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (tăng 47%); thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh (tăng 58,91%).

Một số nhóm ngành khác cũng tăng trưởng mạnh đáng chú ý như máy quang học, dụng cụ đo lường, thiết bị y tế, đồng hồ, nhạc cụ và phụ kiện các loại (tăng 60,77%); thuốc lá và các sản phẩm thay thế thuốc lá (tăng 52,87%); gạo và ngũ cốc (tăng 36,43%)…

Bốc xếp gạo xuất khẩu.
Bốc xếp gạo xuất khẩu.

Về nhóm ngành hàng nhập khẩu từ Singapore vào Việt Nam, cả ba nhóm nhập khẩu chủ lực đều tăng trưởng dương là máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại (tăng 9,33%); xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (tăng 107,87%) và nhóm lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (tăng 2,75%).

Một số nhóm ngành khác tiếp tục tăng đột biến như kẽm và sản phẩm từ kẽm (tăng gần 1,6 lần); dược phẩm (tăng 96%)…

Trong năm 2024, Việt Nam giữ vị trí là đối tác thương mại lớn thứ 11 của Singapore.

Ông Cao Xuân Thắng, Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Singapore, đánh giá triển vọng dài hạn của kinh tế Singapore trong cả năm 2025 vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn.

Cụ thể, trong báo cáo ngày 14/2/2025, Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) giữ nguyên mức dự báo chính thức tăng trưởng GDP cho cả năm 2025 của nước này từ 1% đến 3%.

Khoảng dự báo rộng cho thấy MTI đánh giá năm 2025 sẽ còn nhiều bất ổn với các rủi ro có khả năng tác động tiêu cực tới tình hình đầu tư, thương mại và chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thứ nhất, các căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn, cùng với nguy cơ leo thang của các xung đột địa chính trị, có thể làm gia tăng chi phí sản xuất cũng như sự bất ổn trong chính sách kinh tế toàn cầu.

Thứ hai, sự gián đoạn trong quá trình giảm lạm phát toàn cầu có thể dẫn đến điều kiện tài chính bị thắt chặt lâu hơn, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những bất ổn trong hệ thống ngân hàng và tài chính.

Trong bối cảnh đó, các ngành sản xuất và dịch vụ liên quan đến thương mại tại Singapore dự kiến sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025, mặc dù tốc độ tăng trưởng có thể bị chậm lại so với năm 2024.

Đây là biên độ dự báo tăng trưởng khá rộng, cho thấy Chính phủ Singapore vẫn rất thận trọng khi đánh giá các yếu tố tiêu cực vẫn có khả năng kéo dài.

Trong bối cảnh đó, ông Cao Xuân Thắng nhấn mạnh để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp cần theo dõi chặt chẽ các diễn biến tại địa bàn, nhất là các chính sách mới, các quy định về điều kiện tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; đổi mới phương thức quản lý, chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia trưng bày hàng hóa tại các hội chợ triển lãm quốc tế để tăng sự hiện diện hàng hóa Việt Nam, quảng bá sản phẩm, quảng bá thương hiệu hàng Việt tới người tiêu dùng tại bản địa./.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới tại Lào Cai

Giải pháp thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới tại Lào Cai

Tại Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai năm 2025, đại diện các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã trình bày các tham luận, đưa ra nhiều giải pháp cụ thể để thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian tới. Báo Lào Cai lược ghi một số ý kiến.

Khai mạc Hội nghị gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam - ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc

Khai mạc Hội nghị gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam - ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc

Chiều 14/3, tại thành phố Lào Cai, Hội nghị "Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" do UBND tỉnh Lào Cai và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức chính thức khai mạc.

"Doanh nghiệp phát tài - Lào Cai phát triển"

"Doanh nghiệp phát tài - Lào Cai phát triển"

Xác định rõ vị trí “đầu cầu” trong tuyến hành lang kinh tế trọng điểm kết nối vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc với các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng Bắc Bộ (Việt Nam) và các nước ASEAN, Lào Cai đã có nhiều sáng tạo, đổi mới trong thu hút nguồn lực đầu tư với phương châm “Doanh nghiệp phát tài - Lào Cai phát triển”.

UBND tỉnh ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp

UBND tỉnh ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp

Sáng 14/3, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025, Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" đã diễn ra lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND tỉnh Lào Cai, Sở Công Thương, Sở Xây dựng với các doanh nghiệp.

Lào Cai chuẩn bị hạ tầng giao thông kết nối

Lào Cai chuẩn bị hạ tầng giao thông kết nối

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai không ngừng vươn lên khẳng định vị thế là trung tâm kết nối giao thương khu vực phía Bắc, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Với mục tiêu trở thành cực tăng trưởng mạnh của khu vực, Lào Cai đang tích cực chuẩn bị hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ, sẵn sàng cho những bước đột phá lớn vào năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.

Lào Cai - Trung tâm kết nối và cơ hội đầu tư phát triển

Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối và cơ hội đầu tư phát triển

Lào Cai có vị trí địa lý chiến lược, chính trị quan trọng, là cửa ngõ kết nối vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc với Việt Nam và các nước ASEAN thông qua hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy và tới đây là đường hàng không. Với tiềm năng vượt trội về công nghiệp, kinh tế cửa khẩu, thương mại, du lịch và nông nghiệp, tỉnh Lào Cai ngày càng hấp dẫn các doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư, phát triển.

Tạo động lực để bứt phá

Xây dựng nền tảng cửa khẩu số: Tạo động lực để bứt phá

Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó xác định xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai trở thành trung tâm logistics lớn, là cầu nối quan trọng giữa Trung Quốc với Việt Nam và khu vực ASEAN. Từ đó đến nay, tỉnh Lào Cai đã triển khai xây dựng cửa khẩu số hiện đại, văn minh.

Trở thành trung tâm dịch vụ logistics của vùng và cả nước

Trở thành trung tâm dịch vụ logistics của vùng và cả nước

Với vị trí, vai trò quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tỉnh Lào Cai đang triển khai nhiều giải pháp để phát triển logistics, góp phần thúc đẩy thương mại qua biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nói riêng, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung ngày càng phát triển.

fb yt zl tw