Việt Nam viết nên câu chuyện thành công ở châu Á về quá trình chuyển đổi kinh tế

Từ một nền kinh tế nông nghiệp khép kín, Việt Nam đã vươn lên trở thành trung tâm sản xuất và dịch vụ năng động chỉ trong vòng vài thập kỷ. Các hiệp định thương mại tự do và chính sách cải cách liên tục là động lực quan trọng giúp Việt Nam khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế toàn cầu, trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu và điểm đến đầu tư hấp dẫn.

Từ một nền kinh tế nông nghiệp khép kín, Việt Nam đã viết nên một trong những câu chuyện thành công nhất về quá trình chuyển đổi kinh tế ở châu Á.
Từ một nền kinh tế nông nghiệp khép kín, Việt Nam đã viết nên một trong những câu chuyện thành công nhất về quá trình chuyển đổi kinh tế ở châu Á.

Câu chuyện thành công nhất về chuyển đổi kinh tế

Trong tháng 9/2024, nhiều tổ chức quốc tế đã đưa ra những đánh giá tích cực về quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế của Việt Nam, nhấn mạnh nước ta đã viết nên một trong những câu chuyện thành công nhất về quá trình chuyển đổi kinh tế ở châu Á.

Theo đó, trang East Asia Forum (Australia) ngày 3/9 có bài nhận định, Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất về quá trình chuyển đổi kinh tế ở châu Á, chuyển đổi từ một nền kinh tế nông nghiệp tập trung, biệt lập thành một trung tâm sản xuất và dịch vụ năng động trong vòng 3 thập kỷ.

Theo bài báo, các cải cách đổi mới khởi xướng năm 1986 đã tạo nền tảng cho sự thay đổi và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng sau đó, được hỗ trợ bởi sự mở rộng trong thương mại và đầu tư, đã mang lại những cải thiện chưa từng có về điều kiện xã hội và kinh tế.

Để lấp đầy khoảng trống và thúc đẩy cải cách, Việt Nam đã tích cực theo đuổi các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương. Việt Nam hiện có 16 FTA và đang đàm phán 3 FTA.

Việt Nam là minh chứng cho việc các FTA hiện đại như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) có thể duy trì động lực cải cách.

Khẳng định vị thế quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu

Việt Nam khẳng định vị thế là một trong những mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trong ảnh, sản xuất đồ gỗ xuất khẩu ở công ty Woodsland Tuyên Quang.
Việt Nam khẳng định vị thế là một trong những mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trong ảnh, sản xuất đồ gỗ xuất khẩu ở công ty Woodsland Tuyên Quang.

Trong khi đó, trang web của nhóm quan sát Red Lantern Analytica (Ấn Độ) ngày 17/9 đánh giá, thông qua các cải cách kinh tế, Việt Nam đã khẳng định vị thế là một trong những mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu, có sức ảnh hưởng đến những động lực kinh tế khu vực và thế giới.

Theo bài viết, Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong nhiều chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt là trong các ngành sản xuất và xuất khẩu, với các ngành trọng điểm bao gồm dệt may, điện tử và kỹ thuật.

Việt Nam đã khẳng định vị thế là đối thủ cạnh tranh nhờ lợi thế về chi phí, vị trí chiến lược và cơ sở hạ tầng được cải thiện.

CPTPP và EVFTA là những minh chứng về các hiệp định đã giúp Việt Nam tăng khả năng tiếp cận thị trường và hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việt Nam chú trọng cải thiện hạ tầng, bao gồm cả cảng biển và logistics, điều này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Mạng lưới giao thông và truyền thông hiệu quả cũng giúp Việt Nam củng cố vai trò là trung tâm sản xuất và tăng cường sức hấp dẫn với tư cách điểm đến đầu tư.

Bài viết phân tích những cơ hội đối với Việt Nam gồm: Việt Nam có cơ hội đa dạng hóa cơ sở công nghiệp và thăng hạng trong chuỗi giá trị. Đầu tư vào các ngành có giá trị gia tăng cao như công nghệ và sản xuất tiên tiến có thể tăng cường khả năng phục hồi kinh tế và triển vọng tăng trưởng.

Bên cạnh đó, với việc tiếp tục tham gia các hiệp định thương mại khu vực và khối kinh tế, Việt Nam có thể hội nhập sâu hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu và mở ra các thị trường mới cho các sản phẩm của Việt Nam. Các sáng kiến như Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mang đến cơ hội tăng cường thương mại và đầu tư.

Ngoài ra, đổi mới công nghệ có thể giúp tăng năng suất và mở ra các cơ hội kinh tế mới. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, chuyển đổi số và sản xuất thông minh có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường toàn cầu.

Việt Nam có sức ảnh hưởng kinh tế ngày càng lớn và có nhiều quan hệ đối tác chiến lược. Cùng với vị thế chiến lược, Việt Nam đang có lợi thế đòn bẩy lớn trong các cuộc đàm phán quốc tế và giúp định hình chính sách kinh tế toàn cầu. Vai trò của Việt Nam dự kiến sẽ trở nên quan trọng hơn nữa trong tương lai.

Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến hàng đầu cho các nhà nhập khẩu. Trong ảnh, bốc dỡ hàng hóa tại cảng Đình Vũ (Hải Phòng).
Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến hàng đầu cho các nhà nhập khẩu. Trong ảnh, bốc dỡ hàng hóa tại cảng Đình Vũ (Hải Phòng).

Trang Brainz Magazine (Thụy Điển) ngày 19/9 nhận định, Việt Nam trở thành một trong những điểm đến hàng đầu cho các nhà nhập khẩu thực hiện chiến lược Trung Quốc + 1.

Theo bài viết, dịch chuyển nguồn cung ứng và sản xuất sang Việt Nam có những lợi thế rõ rệt. Chi phí lao động tại Việt Nam thấp, đặc biệt là khi so sánh với nhiều trung tâm sản xuất khác.

Việt Nam có nhiều hiệp định thương mại tự do chiến lược, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu. Cơ sở hạ tầng được cải thiện nhanh chóng khi Việt Nam tích cực đầu tư vào cảng, đường bộ và khu công nghiệp, giúp tăng hiệu quả của chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các chính sách chủ động, cung cấp thêm các ưu đãi để thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

Việt Nam hỗ trợ nhiều ngành công nghiệp, bao gồm may mặc, điện tử và máy móc, là nền tảng cho nguồn cung ứng đa dạng.

Vị trí gần Trung Quốc giúp dễ dàng quản lý nguồn cung ứng từ cả hai nước. Khi hiện diện tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cũng được bảo đảm mối làm ăn liên tục với các nhà cung cấp Trung Quốc, khi hàng nghìn công ty Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam.

Đối với những đối tác đã quen làm việc với các đối tác Trung Quốc, nếu được tiếp tục làm việc với các đối tác Trung Quốc ở một địa điểm khác cũng là điều thuận lợi.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu - Tạo góc nhìn thúc đẩy phát triển doanh nghiệp

Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu - Tạo góc nhìn thúc đẩy phát triển doanh nghiệp

Theo Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index 2024-GII) năm 2024 vừa được công bố, Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế; tăng hai bậc so với năm 2023. GII cho thấy bức tranh tổng thể cũng như các điểm mạnh, điểm yếu của Việt Nam trong dòng chảy đổi mới sáng tạo.

Ngành đường sắt và sứ mệnh lịch sử

Ngành đường sắt và sứ mệnh lịch sử

Đợt thiên tai, mưa lũ vừa qua, hạ tầng giao thông đường bộ bị hư hại nghiêm trọng. Mặc dù đã thông tuyến tạm thời nhưng các tuyến giao thông đối nội, đối ngoại vẫn chưa thể trở lại hoạt động bình thường, giảm năng lực vận tải hàng hóa đi, đến Lào Cai. Trước tình thế đó, đường sắt trở thành phương tiện thay thế quan trọng giúp giảm tắc nghẽn và áp lực cho đường bộ.

Thêm phì nhiêu những bãi bồi

Thêm phì nhiêu những bãi bồi

Ảnh hưởng của đợt mưa lũ lịch sử vừa qua đối với sản xuất nông nghiệp rất nặng nề nhưng nếu nhìn một góc độ khác thì mưa lũ mang theo lượng phù sa lớn bồi đắp những đồng bãi, để vùng châu thổ thêm phì nhiêu, trù mật. Chúng tôi đã có những ghi nhận như thế tại một số vùng sản xuất chuyên canh ven bờ sông Hồng của huyện Bảo Thắng.

[Ảnh] Thi công căng cáp dây văng cầu Phú Thịnh

[Ảnh] Thi công căng cáp dây văng cầu Phú Thịnh

Sau khi khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 gây ra, những ngày này, các công nhân, kỹ sư thi công dự án cầu Phú Thịnh (thành phố Lào Cai) đang tập trung căng cáp dây văng - một trong những hạng mục quan trọng góp phần hoàn thành dự án vào cuối năm.

Ngành lâm nghiệp khẩn trương khôi phục sản xuất sau bão lũ

Ngành lâm nghiệp khẩn trương khôi phục sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 kèm theo mưa lũ đã gây thiệt hại nặng nề tại một số địa phương, trong đó, sản xuất lâm nghiệp cũng chịu những thiệt hại đáng kể, hàng trăm nghìn ha diện tích rừng bị gãy đổ, một số nơi bị sạt lở mất rừng. Nhiều cơ sở chế biến lâm sản bị đình đốn do thiếu nguyên liệu, nhà xưởng, máy móc bị thiên tai tàn phá. Đến nay, các địa phương có rừng đang từng bước chủ động sản xuất, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai…

Đường sắt tốc độ cao mở ra không gian phát triển mới cho hành lang Bắc - Nam

Đường sắt tốc độ cao mở ra không gian phát triển mới cho hành lang Bắc - Nam

Trục Bắc - Nam là hành lang phát triển quan trọng nhất cả nước, đi qua 20 tỉnh, thành phố, kết nối 2 cực tăng trưởng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các đô thị lớn, khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ quan trọng, đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm nội địa (GDP) nước ta. Việc xây dựng đường sắt tốc độ cao sẽ góp phần tái cơ cấu không gian hành lang theo hướng bền vững, tạo ra động lực lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương, các vùng và cả nước.

Đoàn công tác liên ngành của Trung ương khảo sát tình hình phát triển đô thị Phố Lu theo tiêu chí đô thị loại IV

Đoàn công tác liên ngành của Trung ương khảo sát tình hình phát triển đô thị Phố Lu theo tiêu chí đô thị loại IV

Ngày 24/9, Đoàn công tác liên ngành của Trung ương gồm cán bộ các cục, vụ liên quan thuộc Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Quốc hội đã khảo sát tình hình phát triển đô thị Phố Lu (huyện Bảo Thắng) theo tiêu chí đô thị loại IV. Đồng chí Lê Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) làm Trưởng đoàn.

Nỗ lực khắc phục sạt lở trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai

Nỗ lực khắc phục sạt lở trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai

Đường sắt là 1 trong 3 loại hình vận tải hàng hóa, hành khách quan trọng của tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của mưa lũ, hạ tầng giao thông đường sắt, đoạn qua địa phận tỉnh Lào Cai bị sạt lở nghiêm trọng. Hiện công tác khắc phục đang được các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai quyết liệt để sớm đưa hoạt động vận tải đường sắt Hà Nội - Lào Cai trở lại bình thường.

fbytzltw