Việt Nam có thể dùng dư địa tài khóa đối phó bất ổn gia tăng

Tại buổi họp công bố Báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam ngày 12/3, bà Mariam J. Sherman, Giám đốc World Bank (WB) tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết: Trong 2 năm tới, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh mẽ, nhưng Việt Nam có thể phải sử dụng dư địa tài khóa đối phó với những bất ổn gia tăng.

Bộ phận Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB (Singapore) dự báo GDP của Việt Nam tiếp tục tăng.
Bộ phận Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB (Singapore) dự báo GDP của Việt Nam tiếp tục tăng.

Cần tăng cường đầu tư vốn

Theo đó, GDP thực của Việt Nam được WB dự báo tăng trưởng 6,8% năm 2025 và 6,5% vào năm 2026. Theo bà Mariam J. Sherman, đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt trong lĩnh vực hạ tầng đô thị, giao thông và năng lượng sẽ rất quan trọng, với điều kiện chính quyền có thể tăng quy mô đầu tư công và đảm bảo chi tiêu hiệu quả.

Vừa qua, Quốc hội đã nâng mục tiêu tăng trưởng năm 2025 lên ít nhất 8% và hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số giai đoạn 2026 - 2030. Theo thông tin từ Ngân hàng UOB chiều 12/3, mặc dù mức tăng trưởng 8% hoặc cao hơn là khả thi, nhưng chỉ với xuất khẩu và sản xuất của Việt Nam sẽ không đủ để thúc đẩy nền kinh tế đạt mức tăng trưởng vượt trội.

“Việt Nam cần tăng cường đầu tư vốn, đặc biệt từ khu vực đầu tư công, không chỉ để mở rộng tăng trưởng mà còn để giảm thiểu tác động tiêu cực nếu thương mại gặp suy thoái. Tỷ lệ đầu tư vốn của Việt Nam đã duy trì quanh mức 30% GDP trong ít nhất một thập kỷ qua”, đại diện UOB cho biết.

Trong khi đó theo UOB, tổng vốn đầu tư của Trung Quốc vẫn luôn duy trì trên 40% GDP trong cùng giai đoạn. Điều này cho thấy, Việt Nam đang đầu tư ở mức thấp hơn so với nước láng giềng lớn và rõ ràng có cơ sở để đẩy mạnh đầu tư công, nhất là khi Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng hai con số trong tương lai.

Xét đến các yếu tố trên, Bộ phận Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB (Singapore) thông báo, duy trì quan điểm lạc quan nhưng thận trọng về triển vọng của Việt Nam. UOB giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 ở mức 7%, với giả định GDP quý 1/2025 đạt 7,1%. Đến năm 2026, tốc độ tăng trưởng dự kiến tăng lên 7,4%, nhờ vào các biện pháp cải thiện hiệu quả của Chính phủ.

Theo WB, nếu như tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024 được hỗ trợ nhờ sự phục hồi của xuất khẩu do nhu cầu toàn cầu về các sản phẩm công nghệ gia tăng thì đà tăng trưởng dự kiến chậm lại năm nay. Những bất ổn chính đối với triển vọng tăng trưởng bao gồm tăng trưởng toàn cầu chậm hơn dự kiến và gián đoạn thương mại, đặc biệt giữa các đối tác thương mại lớn của Việt Nam.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được dự báo duy trì ổn định ở mức khoảng 25 tỷ USD (giải ngân), phản ánh sức hấp dẫn liên tục của Việt Nam đối với các nhà đầu tư toàn cầu. Việc tăng cường đầu tư công và sự phục hồi nhanh chóng của thị trường bất động sản nhờ đẩy nhanh quá trình giải phóng mặt bằng, có thể hỗ trợ nhu cầu trong nước, bù đắp phần nào các rủi ro bên ngoài.

Để đối phó với những bất ổn ngày càng gia tăng, Báo cáo của WB khuyến nghị, các chiến lược để duy trì tăng trưởng bao gồm tăng cường đầu tư công; giải quyết các điểm yếu trong lĩnh vực tài chính; thúc đẩy khả năng chống chịu của ngành năng lượng và đẩy mạnh cải cách cơ cấu.

Chuyên gia WB nhận định, triển vọng của Việt Nam vẫn tích cực nhưng các yếu tố bất định đang gia tăng. Do độ mở của kinh tế Việt Nam rất lớn, các yếu tố bất định chính gồm tăng trưởng toàn cầu có thể thấp hơn dự kiến, nhất là ở các đối tác thương mại lớn như: Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc. Những diễn biến đó, bao gồm những bất định gia tăng do chuyển hướng chính sách thương mại, cả sự chia rẽ ngày càng sâu sắc về thương mại, có thể gây ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến, chế tạo, sản lượng công nghiệp và tăng trưởng của Việt Nam.

Theo dõi chặt chẽ áp lực giảm giá đối với VND

Với nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ năm 2024 và kéo dài sang năm 2025, cùng với việc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) có xu hướng giữ nguyên chính sách, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ không chịu áp lực phải nới lỏng chính sách trong ngắn hạn. Trong khi đó, lạm phát đã tăng lên 3,6% năm 2024 từ mức 3,26% của năm 2023, vẫn thấp hơn mục tiêu 4,5%.

Tuy nhiên, theo ngân hàng UOB, với nguy cơ căng thẳng thương mại gia tăng trên toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Mỹ Donald Trump và sức mạnh của đồng USD trở thành mối lo ngại mới, phía NHNN dự kiến theo dõi chặt chẽ các áp lực giảm giá đối với VND. Do đó theo UOB, quyết định hợp lý nhất hiện tại là duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức 4,5%.

VND đã giảm xuống mức thấp kỷ lục khoảng 25.600 VND đổi 1 USD vào đầu tháng 3/2025, sau khi NHNN tăng giá bán USD cho các ngân hàng lên 25.698 từ 25.450 VND/USD, đánh dấu lần điều chỉnh đầu tiên kể từ tháng 10/2024.

Từ đây, xu hướng vẫn nghiêng về khả năng VND tiếp tục suy yếu do những bất ổn liên quan đến tăng trưởng của Trung Quốc và chính sách thuế quan. Đại diện UOB kỳ vọng, một số yếu tố có thể giúp giảm áp lực mất giá của VND, bao gồm triển vọng tăng trưởng nội địa mạnh mẽ và cam kết của NHNN trong việc đảm bảo “ổn định tỷ giá” .

Nhìn chung, dự báo cập nhật của ngân hàng UOB về tỷ giá USD/VND là 25.800 trong quý 2/2025; 26.000 đồng/USD quý 3/2025 và 25.800 đồng/USD trong quý 2/2025 và 25.600 đồng/USD trong quý 1/2026.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Khẩn trương đưa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân vào cuộc sống

Khẩn trương đưa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân vào cuộc sống

Chiều 7/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội và chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết 68).

Triển vọng nuôi gà Ai Cập đẻ trứng

Triển vọng nuôi gà Ai Cập đẻ trứng

Trước đây, kinh tế gia đình anh Hoàng Văn Kiên, chị Hoàng Thị Xuyến, xã Xuân Hòa (Bảo Yên) chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi nhỏ lẻ, hiệu quả không cao. Nhiều lần anh chị tìm hướng phát triển kinh tế mới nhưng tính đường nào cũng vướng: muốn chuyển sang trồng trọt chuyên canh thì diện tích đất sản xuất không đủ; chuyển sang chăn nuôi lợn, gà thịt thì giá bấp bênh và không cạnh tranh được với những hợp tác xã, hộ chăn nuôi lâu năm...

Đồng loạt khởi công, khánh thành nhiều công trình quy mô lớn

Đồng loạt khởi công, khánh thành nhiều công trình quy mô lớn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 57/CĐ-TTg ngày 5/5/2025 về công tác chuẩn bị tổ chức Lễ khởi công, khánh thành các dự án, công trình quy mô lớn và chuẩn bị tổ chức triển lãm các thành tựu kinh tế-xã hội kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2025).

Thị trường thiết bị làm mát tại Lào Cai bắt đầu sôi động

Thị trường thiết bị làm mát tại Lào Cai bắt đầu sôi động

Những ngày đầu tháng 5, tại Lào Cai đã có những đợt nắng nóng khiến nhu cầu mua sắm các thiết bị làm mát như quạt hơi nước, máy điều hòa có chiều hướng tăng, đưa thị trường điện máy bắt đầu vào mùa cao điểm. Ghi nhận tại nhiều cửa hàng và siêu thị điện máy trên địa bàn thành phố cho thấy sức mua tăng từ 30% - 50% so với các tháng trước.

[Ảnh] Bên trong xưởng sửa chữa những siêu xe tải ở Mỏ tuyển đồng Sin Quyền

[Ảnh] Bên trong xưởng sửa chữa những siêu xe tải ở Mỏ tuyển đồng Sin Quyền

Phía sau những siêu xe tải hằng ngày cõng trên mình cả trăm tấn đất đá, quặng đồng leo đèo, vượt dốc trên khai trường là những kỹ sư, công nhân ở xưởng sửa chữa cần mẫn, tỉ mỉ bảo dưỡng, chăm chút từng chi tiết. Mỗi chiếc xe rời xưởng, vận hành an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị là niềm vui lớn nhất đối với mỗi người thợ nơi đây.

Chuẩn bị Lễ khởi công, khánh thành các dự án quy mô lớn và triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội kỷ niệm 80 năm Quốc khánh

Chuẩn bị Lễ khởi công, khánh thành các dự án quy mô lớn và triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội kỷ niệm 80 năm Quốc khánh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 57/CĐ-TTg ngày 5/5/2025 về công tác chuẩn bị tổ chức Lễ khởi công, khánh thành các dự án, công trình quy mô lớn và chuẩn bị tổ chức triển lãm các thành tựu kinh tế - xã hội kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Với những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết sẽ tạo đòn bẩy giúp Khu vực kinh tế tư nhân phát triển, trở thành "một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia".

fb yt zl tw