Từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đang tích cực xây dựng dự thảo Đề án "Từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học" với mục tiêu chung là tiếng Anh được sử dụng rộng rãi, thường xuyên trong giao tiếp, học tập, nghiên cứu, làm việc; đồng thời tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong thời kỳ mới.

1-8675-1405.jpg
Học sinh Hà Nội tham gia sân chơi "Đấu trường Toán học và Tiếng Anh" năm học 2024 - 2025 (Ảnh: Phòng GDĐT Ba Đình).

Sau khi Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 91-KL/TW về tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có nội dung đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo bàn về các giải pháp thực hiện mục tiêu trên.

Trên cơ sở hội thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu, đề xuất với Chính phủ xây dựng đề án quốc gia. Thời gian qua, các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tích cực xây dựng dự thảo đề án, bước đầu xin ý kiến tư vấn của các bên.

Theo dự thảo Đề án, tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai trong trường học Việt Nam là tiếng Anh được dạy - học tại các trường học nơi ngôn ngữ chính thức là tiếng Việt và ngôn ngữ chính được sử dụng chính là tiếng Anh, trong đó tiếng Anh là một môn học và tiếng Anh được sử dụng để dạy - học các môn học/ chuyên ngành phù hợp khác, và trong làm việc/giao tiếp hàng ngày tại trường học.

Dự thảo Đề án quy định có 6 cấp độ nhà trường triển khai tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai tại Việt Nam với mục tiêu chung tiếng Anh được sử dụng rộng rãi, thường xuyên trong giao tiếp, học tập, nghiên cứu, làm việc, để từng bước trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc, tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong thời kỳ mới, góp phần vào công cuộc phát triển và vươn mình của đất nước.

Về mục tiêu cụ thể, với giáo dục mầm non, đến năm 2035, phấn đấu 100% các cơ sở giáo dục mầm non có đủ điều kiện và triển khai tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai cho trẻ mầm non; triển khai chương trình tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai cho 100% trẻ em mẫu giáo (từ 3 đến 5 tuổi). Đến năm 2045, phấn đấu triển khai chương trình tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai cho 100% trẻ em mầm non (trẻ em nhà trẻ và trẻ em mẫu giáo).

Đối với giáo dục phổ thông, đến năm 2035, phấn đấu 100% học sinh phổ thông được học chương trình môn Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (bắt đầu từ lớp 1 đến lớp 12) và triển khai chương trình tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai theo Cấp độ 1, Cấp độ 2, Cấp độ 3. Đến năm 2045, phấn đấu 100% các trường phổ thông triển khai chương trình tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai theo Cấp độ 4, Cấp độ 5, Cấp độ 6.

Ở bậc đại học, phấn đấu 100% các trường đại học triển khai tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai theo Cấp độ 4, Cấp độ 5, Cấp độ 6.

Giáo dục nghề nghiệp, phấn đấu 100% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai chương trình môn Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, 100% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai tiếng Anh theo định hướng nghề nghiệp, 50% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có triển khai một phần môn học khác và/hoặc một số môn học khác bằng tiếng Anh.

Giáo dục thường xuyên, mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu hoàn thành xây dựng các chương trình dạy và học tiếng Anh, dạy và học bằng tiếng Anh trong giáo dục thường xuyên đáp ứng cơ bản nhu cầu đa dạng của xã hội.

Dự thảo Đề án cũng nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp triển khai như nghiên cứu và hoàn thiện thể chế; tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân; phát triển và đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên; ban hành, triển khai chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu, học liệu; đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá; đẩy mạnh ứng dụng các nền tảng công nghệ, trí tuệ nhân tạo, tăng cường cơ sở vật chất; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, xã hội hóa và tăng cường tổ chức các hoạt động thi đua khen thưởng…

Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, để Đề án được triển khai hiệu quả, thành công, bền vững thì yếu tố con người là quan trọng nhất, cần phải chú trọng đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên bài bản. Khi xây dựng Đề án, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng lưu ý tới việc áp dụng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để giải quyết khoảng cách vùng miền, tiết kiệm thời gian, nhân lực.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo giải đáp thắc mắc về thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo giải đáp thắc mắc về thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học năm 2025

Năm 2025 là cột mốc đặc biệt khi những học sinh đầu tiên học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Nhiều điểm mới trong công tác tổ chức thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học năm 2025 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý, giải đáp kịp thời.

Yếu tố quan trọng khi lựa chọn ngành nghề

Yếu tố quan trọng khi lựa chọn ngành nghề

2025 là năm đầu tiên học sinh thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều thay đổi về nội dung thi, kéo theo những thay đổi nhất định trong quá trình tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Hơn 1.200 học sinh được trang bị kiến thức phòng cháy, chữa cháy

Hơn 1.200 học sinh được trang bị kiến thức phòng cháy, chữa cháy

Chiều 15/3, Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai đã phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn, Công an tỉnh Lào Cai thực hiện thành công chương trình tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đợt 1 năm 2025 cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và 1.215 học sinh của trường.

Tôn vinh tiếng Việt: Dấu ấn thiêng liêng nhắc nhở về cội nguồn

Tôn vinh tiếng Việt: Dấu ấn thiêng liêng nhắc nhở về cội nguồn

Đã thành thông lệ, cứ vào chiều thứ Hai hằng tuần, sau buổi học chính tại trường, nhiều bạn nhỏ gốc Việt tại Australia lại háo hức đến lớp của cô giáo - Tiến sĩ Trần Hồng Vân, Hiệu trưởng trường Việt ngữ Vietschool, để học tiếng Việt. Những ánh mắt lấp lánh niềm vui, những tiếng đánh vần, giọng đọc tuy còn ngọng nghịu, nhưng đối với các em, đó là cả một sự nỗ lực và say mê.

Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm

Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm

Đối với những vị trí việc làm không bố trí được người làm việc mà phải phân công giáo viên kiêm nhiệm thì nhà trường được sử dụng tiết dạy để làm công việc đó. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm một số vị trí việc làm khác tại các trường học đã được quy định cụ thể, áp dụng thực hiện từ ngày 22/4/2025.

fb yt zl tw