Trung Quốc phóng vệ tinh năng lượng mặt trời đầu tiên, độ dày chỉ 1 mm

Công ty vũ trụ thương mại của Trung Quốc GalaxySpace hôm 23/7 đã phóng thành công một tên lửa Trường Chinh-2D, đưa vệ tinh Lingxi-03 vào quỹ đạo định sẵn.

Vệ tinh Lingxi-03 do GalaxySpace phát triển, là vệ tinh đầu tiên ở Trung Quốc được trang bị cánh tích hợp pin năng lượng mặt trời với bảng điều khiển chức năng siêu mỏng linh hoạt có độ dày chỉ 1 mm. Khi hoạt động trên quỹ đạo, sải cánh của vệ tinh có kích thước dài 9 mét và rộng hơn 2,5 mét. Khi gập lại trong tên lửa, thân chính của cánh chỉ còn độ dày nhỏ gọn chưa đến 5 cm.

Lingxi-03 được trang bị băng tần sóng milimet đa chùm (mmWave) với công suất lên đến hàng chục gigabit mỗi giây, được sử dụng chủ yếu để cung cấp thông tin liên lạc với vệ tinh internet băng thông rộng ở quỹ đạo thấp.

Cùng với đó, vệ tinh còn sở hữu hệ thống năng lượng khổng lồ, bảng điều khiển nhiệt chủ động, cấu trúc khuôn đúc tích hợp, có khả năng giải phóng nhiều vệ tinh xếp chồng lên nhau và nhiều tính năng hiện đại khác.

GalaxySpace phóng vệ thành công vệ tinh đầu tiên với ăng-ten màn hình phẳng tích hợp năng lượng mặt trời linh hoạt.

GalaxySpace cho biết, các vệ tinh Internet của họ được thiết kế có thể xếp chồng hàng chục chiếc lên nhau và phóng cùng lúc trên một tên lửa duy nhất. Điều này sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả sử dụng tên lửa và rút ngắn thời gian xây dựng mạng lưới vệ tinh.

Với kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ và có khả năng mô-đun hóa, cánh năng lượng mặt trời của vệ tinh có khả năng hấp thụ nhiều năng lượng mặt trời hơn và giúp tiết kiệm khối lượng và chi phí phóng. Điều này mang lại ý nghĩa to lớn đối với việc đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và phát triển "chòm sao vệ tinh" để tạo ra mạng internet 5G toàn cầu.

Tải trọng kỹ thuật số - “bộ não” thông minh được lắp đặt trên vệ tinh - sẽ giúp vệ tinh có thể phân bổ linh hoạt các nguồn thông tin liên lạc, đồng thời tự động thực hiện các thao tác và phân bổ chùm tia theo yêu cầu. Đây cũng là vệ tinh đầu tiên của Trung Quốc sở hữu cấu trúc thân chính tích hợp, phù hợp cho việc sản xuất hàng loạt.

Một điểm đặc biệt khác của vệ tinh này là thiết kế khung mở, có nghĩa là thiết bị của hệ thống phụ sẽ tiếp xúc trực tiếp với môi trường không gian mà không có lớp vỏ bảo vệ. Điều này đòi hỏi hiệu suất vượt trội về khả năng bảo vệ của các vi mạch điện tử vệ tinh và kiểm soát nhiệt độ khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường không gian khắc nghiệt. Do đó, vệ tinh được trang bị một mạch chất lỏng điều khiển nhiệt chủ động, đóng vai trò như một “máy điều hòa nhiệt độ” để vệ tinh hoạt động ở nhiệt độ phù hợp.

Thông qua các phương thức hợp tác như thiết kế và phát triển chung, GalaxySpace đã làm việc một số nhà cung cấp khác trong ngành hàng không vũ trụ nhằm phát huy hết lợi thế của hệ thống công nghiệp hiện đại Trung Quốc.

Zhu Zhengxian, giám đốc công nghệ của GalaxySpace cho biết, công ty sẽ tiếp tục đẩy nhanh quá trình phát triển hàng loạt vệ tinh màn hình phẳng có thể xếp chồng lên nhau và giải quyết các công nghệ cốt lõi để phát triển liên lạc trực tiếp giữa vệ tinh với các thiết bị khác. Ông Zhu cũng cho biết thêm rằng công ty mong muốn được hợp tác với các đối tác trong chuỗi công nghiệp để nhanh chóng xây dựng chòm sao internet vệ tinh.

Theo VTC Newsnull

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Những sáng kiến và đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế quan trọng như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định uy tín và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế.

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw