Triển vọng sản xuất, tiêu thụ nông sản bền vững từ một mô hình

Sáng 25/4, tại xã Bản Lầu, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Mường Khương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả “Mô hình nâng cao năng lực quản lý tổ chức sản xuất cho Hợp tác xã Thịnh Phong, xã Bản Lầu xây dựng thương hiệu gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP”.

0.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Mô hình được thực hiện từ tháng 9/2022 với tổng diện tích 4 ha, có sự tham gia của 25 hộ xã viên.

1.jpg
Các đại biểu tham quan mô hình trồng dứa tại thôn Na Mạ, xã Bản Lầu.

Tham gia mô hình, các hộ xã viên được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc dứa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Hội đồng quản trị hợp tác xã được tập huấn kỹ năng điều hành, xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và kỹ năng quản lý tổ chức sản xuất, liên kết vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu thị trường; tập huấn quy trình xây dựng sản phẩm OCOP, tư vấn, hỗ trợ hợp tác xã tham gia chương trình OCOP cấp huyện, tỉnh; viết câu chuyện sản phẩm, ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá, mở rộng thị trường; được hỗ trợ 100% kinh phí thiết kế và in tem nhãn, hộp đựng sản phẩm, nhận diện thương hiệu gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP.

Kết quả, tại các hộ tham gia mô hình, cây dứa sinh trưởng, phát triển tốt, dự kiến năng suất dứa của hợp tác xã đạt 23 - 25 tấn/ha; giá trị sản phẩm/1ha đất canh tác bình quân đạt trên 100 triệu đồng; giá trị thu nhập của các hộ tham gia mô hình tăng 15% so với sản xuất đại trà.

3.jpg
Đại diện Hợp tác xã Thịnh Phong, xã Bản Lầu giới thiệu về quả dứa trồng rải vụ.
z4293188175785_391de03c943148cb8da5e3bd005790e5.jpg
Quả dứa Bản Lầu có nhãn mác sẽ thuận lợi trong tiêu thụ.

Sản phẩm quả dứa Bản Lầu đã có tem, nhãn và hộp đựng tham gia Chương trình OCOP, đạt chứng nhận 3 sao cấp tỉnh; quả dứa Bản Lầu được cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu và tiêu thụ trong hệ thống siêu thị Winmart với sản lượng khoảng 185 tấn, giá trị đạt 880 triệu đồng/vụ; quả dứa Bản Lầu cũng đã có mặt trên một số sàn thương mại điện tử như: VINCOM/WinMart, Voso, facebook/Hội trồng dứa...

Mô hình góp phần thay đổi tập quán sản xuất truyền thống sang canh tác dứa bền vững theo chuỗi giá trị gắn với liên kết tiêu thụ; sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường, giảm giá thành sản xuất, nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về những thách thức, cơ hội trong quản lý, liên kết tổ chức sản xuất dứa gắn với sơ chế; đề xuất chiến lược, giải pháp, kế hoạch về trồng, sơ chế, liên kết tiêu thụ bền vững sản phẩm dứa, hướng tới sản xuất dứa theo hướng VietGAP. Thảo luận những khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh dứa, liên kết của tổ nhóm với hợp tác xã và doanh nghiệp; những khó khăn và giải pháp trong tổ chức quản lý, điều hành của hợp tác xã, tổ hợp tác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh dứa bền vững theo chuỗi giá trị…

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 514 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 28 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập).

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Từ ngày 1/1/2026, toàn bộ xăng lưu thông trên thị trường Việt Nam sẽ bắt buộc pha 10% ethanol, chính thức chuyển sang sử dụng xăng E10. Đây là bước đi quan trọng trong thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.

fb yt zl tw