Triển khai phần mềm theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp

LCĐT - Chiều 26/9, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lớp tập huấn triển khai phần mềm theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp.

Lớp tập huấn nằm trong khuôn khổ Dự án Phát triển hệ thống Thông tin Quản lý ngành Lâm nghiệp tại Việt Nam – Giai đoạn II (viết tắt là FOFMIS II) do Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Phần Lan tài trợ.

Tham gia lớp tập huấn có đại diện Tổng cục Lâm nghiệp; Điều phối viên và Cố vấn trưởng Dự án thuộc Chính phủ Phần Lan; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT Lào Cai, Chi cục Kiểm lâm tỉnh.

Điều phối viên của Dự án đang hướng dẫn lý thuyết về phần mềm theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp.
Điều phối viên của Dự án đang hướng dẫn lý thuyết về phần mềm theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp.

Theo đó, có 43 học viên là cán bộ kỹ thuật các hạt kiểm lâm; phòng nghiệp vụ của Chi cục Kiểm lâm của 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái. Cùng với việc tham gia tập huấn lý thuyết về sử dụng phần mềm, các học viên sẽ thực hành luôn việc cập nhật dữ liệu hiện trạng, diễn biến tài nguyên rừng của địa phương do mình quản lý. Khóa tập huấn diễn ra trong thời gian 10 ngày.

Hoàn thành lớp tập huấn, hiện trạng diễn biến rừng của tỉnh Lào Cai sẽ được cập nhật lên hệ thống phần mềm của toàn quốc.
Hoàn thành lớp tập huấn, hiện trạng diễn biến rừng của tỉnh Lào Cai sẽ được cập nhật lên hệ thống phần mềm của toàn quốc.

Năm 2015, phần mềm theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp đã được Dự án FORMIS II triển khai tại 15 tỉnh có rừng. Từ đầu năm đến nay, đã triển khai phần mềm này tại 13 tỉnh, theo kế hoạch đến hết năm 2016 sẽ triển khai trong toàn quốc được 40 tỉnh và năm 2017 sẽ triển khai toàn quốc (60 tỉnh có rừng).

Mục đích của dự án nhằm xây dựng một hệ thống thông tin quản lý được tích hợp một cách toàn diện cho ngành lâm nghiệp tại Việt Nam. Dự án FORMIS II hỗ trợ phát triển các hệ thống phần mềm phục vụ cho các quy trình then chốt của lâm nghiệp; được triển khai thực hiện từ năm 2013 - 2018  (giai đoạn I từ năm 2009-2013). Công ty NIRAS Finland Oy là đơn vị tư vấn chính, liên danh cùng công ty GFA và Green Field cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho dự án.

Việc triển khai phần mềm theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tại tỉnh Lào Cai và các tỉnh có rừng trong cả nước sẽ tạo thuận lợi cho công tác quản lý lâm nghiệp, bảo vệ rừng, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

fbytzltw