Thanh toán qua QR code tăng gần 200% về giá trị, nhu cầu rút tiền mặt giảm mạnh

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), việc thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng còn gặp một số khó khăn do quy định pháp lý hiện hành chưa theo kịp với tốc độ phát triển của công nghệ số, mô hình kinh doanh mới trong ngành.

Thanh toán số tăng mạnh

Theo báo cáo của NHNN,hiện nay, hầu hết dịch vụ ngân hàng cơ bản đã được thực hiện trên kênh số, nhiều ngân hàng đạt tỷ lệ trên 95% giao dịch thực hiện trên kênh số.

untitled-1.jpg

Trong năm 2024, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 56,68% về số lượng và 32,79% về giá trị. Riêng giao dịch qua kênh Internet tăng 49,73% về số lượng và 33,12% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng 54,08% về số lượng và 34,03% về giá trị, giao dịch qua QR Code tăng 104,65% về số lượng và 97,14% về giá trị.

Tổng số tài khoản Mobile-Money đến cuối năm 2024 được đăng ký và sử dụng là 10,2 triệu tài khoản; trong đó hơn 7,3 triệu tài khoản Mobile-Money đăng ký tại vùng nông thôn, miền núi (chiếm khoảng 72% tổng số tài khoản đăng ký và sử dụng dịch vụ).

Trong khi đó, giao dịch qua ATM tiếp tục giảm 12,83% về số lượng và giảm 4,49% về giá trị, cho thấy nhu cầu rút tiền mặt của người dân đang có xu hướng giảm và được thay thế bởi các phương thức, thói quen không dùng tiền mặt.

Trong 2 tháng đầu năm 2025, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 41,28% về số lượng và 21,91% về giá trị; qua kênh Internet tăng 35,81% về số lượng và 29,69% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng 35,13% về số lượng và 18,63% về giá trị, giao dịch qua QR Code tăng 75,54% về số lượng và 196,62% về giá trị so với cùng kỳ.

An ninh, bảo mật là thách thức lớn; pháp lý chưa theo kịp công nghệ

Cùng với sự phát triển của ngân hàng số, ngành ngân hàng cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt về an ninh, bảo mật.

Sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội cùng với sự lan truyền các thông tin chưa được kiểm chứng liên quan đến an ninh, bảo mật trong thanh toán số và các vụ án liên quan ngành Ngân hàng có thể ảnh hưởng đến niềm tin công chúng với hoạt động ngân hàng, dẫn đến khó khăn cho công tác truyền thông.

Ngoài ra, theo NHNN, việc thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng còn gặp một số khó khăn do quy định pháp lý hiện hành chưa theo kịp với tốc độ phát triển của công nghệ số, mô hình kinh doanh mới trong ngành; Hạ tầng một số ngành, lĩnh vực, hạ tầng chung còn chưa tương thích với hạ tầng của các TCTD, do đó ảnh hướng đến kết nối liên thông, tích hợp trong quá trình chuyển đổi số của các TCTD; Việc bố trí nguồn lực cho chuyển đổi số còn hạn chế (đầu tư vốn, lựa chọn công nghệ là thách thức khi các công nghệ mới đang thay đổi nhanh chóng, nhân lực chất lượng cao về trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối,...vẫn còn thiếu hụt).

Việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt cũng gặp nhiều thách thức do những lo ngại về an ninh an toàn khi sử dụng các phương thức thanh toán điện tử, trực tuyến còn phổ biến; Mạng lưới chi nhánh, cơ sở hạ tầng thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán còn chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị, chưa phủ khắp ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; quy định pháp lý về hoạt động giao đại lý thanh toán đang triển khai, cần có thời gian để hướng dẫn triển khai, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn.

Trong khi đó, công tác phòng, chống ngăn chặn tội phạm sử dụng công nghệ cao trong thanh toán điện tử gặp một số khó khăn do tội phạm công nghệ cao trong hoạt động thanh toán ngày càng tinh vi, với các thủ đoạn phức tạp và thay đổi nhanh, liên tục.

Tội phạm lợi dụng hoạt động thanh toán cho các hoạt động bất hợp pháp diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng (như cờ bạc, lừa đảo, gian lận thương mại, trốn thuế, ma túy, mại dâm…); trong khi đó hoạt động thanh toán chỉ là khâu cuối cùng để hoàn tất một giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ và việc quản lý và xác định tính hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước đối với hàng hóa, dịch vụ đó. Do vậy, ngành Ngân hàng không thể kịp thời xác định tính hợp pháp của các hàng hóa, dịch vụ để có thể thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn phù hợp, việc này cần có sự phối hợp, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục và chặt chẽ và kịp thời của các bộ, ngành có liên quan.

NHNN cho biết, thời gian tới sẽ tăng cường giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng, cảnh báo, khuyến nghị kịp thời về các vấn đề rủi ro, các giải pháp tăng cường an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử, đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống công nghệ thông tin trong ngành Ngân hàng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến về cơ chế, chính sách về thanh toán, chuyển đổi số; tăng cường kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính cho người dân, nâng cao hiểu biết trong sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng một cách an toàn, hiệu quả.

Theo baodautu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

fb yt zl tw