Triển khai công tác phối hợp về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh

Chiều 7/3, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết Quy chế phối hợp trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng gắn với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
5.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh; đại diện Hạt Kiểm lâm và Ban Quản lý rừng phòng hộ các huyện, thị xã, thành phố; Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn, Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát.

Theo báo cáo tại hội nghị, sau một năm thực hiện quy chế phối hợp, hai đơn vị đã đạt được nhiều kết quả. Cụ thể: tổ chức 9 hội nghị tập huấn việc quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng đối với UBND cấp xã cho các đối tượng là chủ tịch và kế toán xã; 17 hội nghị tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng gắn với công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn 17 xã nằm trong lưu vực chính được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng; phối hợp khảo sát ngoài thực địa đối với 60 vị trí đặt biển tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng gắn với công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã.

4.jpg
Đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh phát biểu tại hội nghị.
3.jpg
Đại diện Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng giải đáp các ý kiến thảo luận tại hội nghị.

Trong năm 2023, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng chủ trì, phối hợp với chi cục kiểm lâm, hạt kiểm lâm cấp huyện, các đơn vị liên quan tổ chức rà soát ngoài thực địa, đối chiếu số liệu diễn biến rừng; xác định diện tích rừng hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng, danh sách các chủ rừng, đơn giá và các lô rừng được hưởng nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2022.

Hai đơn vị chủ động triển khai, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ chung và những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng gắn với quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; thường xuyên cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn.

2.jpg
Đại biểu thảo luận tại hội nghị.

Năm 2024, hai đơn vị tiếp tục tăng cường phối hợp, xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền, triển khai chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng gắn với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; triển khai công tác rà soát, xác định diện tích rừng, thống nhất số liệu chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với diện tích rừng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh; thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng theo đúng quy định; thường xuyên phối hợp cử cán bộ nắm tình hình, tiến độ thực hiện chính sách tại cơ sở để giải đáp và tham mưu kịp thời các giải pháp triển khai hiệu quả...

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, nêu rõ những tồn tại, hạn chế và giải pháp để thực hiện hiệu quả công tác phối hợp trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Tại chỉ thị vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các TCTD; đồng thời thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, Dần Thàng hiện có 400 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 80%. Địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư ở phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khó huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

fb yt zl tw