Tránh chồng chéo trong xử phạt vi phạm trong hoạt động thương mại

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể gây chồng chéo với dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo.

7.jpg
Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa vi phạm.

Đó là góp ý của VCCI về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gửi tới Bộ Công thương.

Theo đó, dự thảo đề xuất các hành vi vi phạm và mức xử phạt nhưng miêu tả của một số hành vi mơ hồ, không cung cấp cơ sở để xác định cụ thể. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ doanh nghiệp không biết cách thực hiện để bảo đảm tuân thủ quy định.

Thí dụ, với hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin nhà đầu tư, doanh nghiệp quy định phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với một số hành vi như không tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận quy tắc bảo vệ thông tin nhà đầu tư trước hoặc tại thời điểm thu thập thông tin.

Tuy nhiên, Luật Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư năm 2023 không quy định gì về nghĩa vụ này. Thay vào đó, Luật chỉ yêu cầu doanh nghiệp công khai và thông báo trước cho nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định 98/2020/NĐ-CP cũng quy định xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo không thực hiện chế độ báo cáo hoặc thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ chế độ báo cáo trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo.

Quy định này có thể gây chồng chéo với dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, cũng bổ sung một chế tài với doanh nghiệp không báo cáo là thu hồi giấy phép.

Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc lại các nội dung giữa hai dự thảo để bảo đảm tính thống nhất giữa các văn bản. Cũng theo VCCI, dự thảo Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định chế tài xử phạt đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo có thể được xem là tương đối nặng.

Doanh nghiệp phải thường xuyên báo cáo với tần suất rất dày (theo tuần, tháng, quý và hằng năm). Quy định này dường như nặng nề với doanh nghiệp xuất khẩu gạo nếu chỉ lỡ một trong số các loại báo cáo trên là bị xử phạt.

Vì vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc sửa đổi quy định này, có thể sửa đổi theo hướng nếu doanh nghiệp xuất khẩu gạo lỡ bao nhiêu kỳ báo cáo sẽ bị tính một lần vi phạm.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chuyến hàng nông sản OCOP đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang xuất khẩu sang Vương Quốc Anh

Chuyến hàng nông sản OCOP đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang xuất khẩu sang Vương Quốc Anh

Ngày 11/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn và Công ty Cổ phần R.Y.B, tổ chức lễ xuất hàng là các sản phẩm OCOP sang thị trường Vương Quốc Anh đợt 1 năm 2024. Đây cũng là lần đầu tiên tỉnh Tuyên Quang có sản phẩm nông sản xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể

Bắt nhịp với công nghệ số, thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể ở Lào Cai, nòng cốt là các hợp tác xã, tổ hợp tác đã chú trọng chuyển đổi số thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong vận hành, sản xuất và kinh doanh. Từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế và tăng sức cạnh tranh cho các hợp tác xã trên thị trường.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm việc tại Công ty Điện lực Lào Cai

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm việc tại Công ty Điện lực Lào Cai

Chiều 9/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai làm việc tại Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) nhằm đánh giá tình hình sản xuất - kinh doanh và cung ứng điện trên địa bàn tỉnh trước kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. Đồng chí Sùng A Lềnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì buổi làm việc.

Lào Cai tạo dựng nền móng phát triển kinh tế số

Nhân ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10): Lào Cai tạo dựng nền móng phát triển kinh tế số

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển kinh tế số đang trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững cho các địa phương. Tỉnh Lào Cai, với vị trí chiến lược cửa ngõ giao thương của Việt Nam với Trung Quốc và khu vực ASEAN, đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng nền móng phát triển kinh tế số, tạo đà cho các ngành công nghiệp và dịch vụ mới.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Nhằm giúp nông dân khôi phục sản xuất sau mưa lũ, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng đã phối hợp với Hiệp hội thương mại Giống cây trồng Việt Nam và các đơn vị thành viên tiếp nhận và cấp phát hơn 500 kg giống ngô nếp, hạt rau các loại hỗ trợ bà con.

fbytzltw