Tổng giám đốc VTV: Tháp truyền hình cao nhất vẫn đang bàn

Ông Trần Bình Minh - Tổng giám đốc VTV cho biết: "Dự án tháp truyền hình vẫn đang được bàn nên chưa thể nói được gì".

Câu trả lời của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam cho thấy, đơn vị này cùng các đối tác vẫn đang cân nhắc rất kỹ các phương án, để đảm báo "không có một dự án được quyết bừa".

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thời gian vừa qua đã có rất nhiều ý kiến lo ngại về mục đích, tính hiệu quả của dự án trên. Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng có chỉ đạo phải lắng nghe ý kiến nhiều chiều, đồng thời phải xem xét cẩn trọng trước những góp ý của giới chuyên môn.

Trao đổi thêm với báo Đất Việt, một lãnh đạo Viện Khoa Học Pháp Lý & Kinh Doanh Quốc Tế cũng bày tỏ những lo ngại.

Theo ông, dự án cần phải được đặt trong bối cảnh tương quan nhiều chiều. Bao gồm mối tướng quan giữa điều kiện phát triển kinh tế, xã hội trong nước và thế giới; mối tương về trình độ quản lý, khả năng điều hành, làm chủ công nghệ...

Từ đó có thể đặt ra những câu hỏi: Thứ nhất, yêu cầu phủ sóng của VTV với thế giới và yêu cầu đối ngoại của Đảng và nhà nước Việt Nam với thế giới có cần đến một tháp truyền hình cao như vậy không?

Và mức độ cần thiết tới đâu? Là yêu cầu phủ sóng toàn Châu Á hay toàn Đông Nam Á, hay toàn thế giới?

Thứ hai, trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật của Việt Nam đang ở mức nào? Có thể làm chủ được một tháp truyền hình với công nghệ, kỹ thuật hiện đại như vậy hay không?

Trả lời vấn đề này, vị chuyên gia nói thẳng: "Về phát triển khoa học, công nghệ tôi cho rằng Việt Nam vẫn ở trình độ A, B, C lắm".

Vị chuyên gia lại đặt tiếp vấn đề thứ ba, về nguồn vốn đầu tư. Nếu VTV  lấy tiền vốn trực tiếp từ ngân sách thì không ổn chút nào. Nhưng nếu lấy tiền ngân sách một cách gián tiếp cũng phải xem xét tới tính hiệu quả, khả năng thu hồi vốn của dự án này.

"VTV giải thích không sử dụng vốn ngân sách mà sử dụng vốn tự có của VTV và các đối tác, nhà đầu tư khác cùng hợp tác xây dựng. Việc này phải nhìn nhận thế nào? Tôi cho rằng cũng không ổn.

VTV phải tách bạch rõ ràng, vốn tự có của VTV chính là ở vốn thương hiệu VTV. Mà thương hiệu VTV là thương hiệu quốc gia không phải thương hiệu của riêng VTV hay bất cứ một cá nhân nào. Như vậy, nguồn vốn tự có mà VTV nói cũng chính là vốn của nhà nước, vốn của dân. Nếu vậy, đem tiền của dân, của nước đi đầu tư thì VTV được gì? Nhà nước và người dân phải được gì?

Từ câu hỏi trên, vị chuyên gia đặt tiếp vấn đề thứ tư. Tháp truyền hình cao nhất thế giới sẽ giải quyết được vấn đề bức xúc gì trong xã hội? Về chống tham nhũng, về hội nhập… hay về yêu cầu tạo hình tượng cho người dân một niềm tự hào?.

"Tôi lấy ví dụ, dự án của Thái Lan, Malaysia họ xây dựng dự án nhằm mục đích quản bá du lịch. Còn Việt Nam thì sử dụng thế nào? Sử dụng vào mục đích gì? Có quảng bá cho du lịch không, có phục vụ du lịch không?

Lấy tiền ngân sách đầu tư thì người dân lên đó có mất tiền không và phải mất bao nhiêu mới được lên đó?", ông đặt tiếp hàng loạt câu hỏi.

Cuối cùng, ông muốn hỏi VTV, dự án trên sẽ đem lại lợi thế chính trị cho ai? Lợi thế cho VTV hay lợi thế cho quốc gia?

Vì nếu nói rằng dự án sẽ đem lại lợi thế chính trị cho quốc gia thì ông cho rằng không cần thiết. "Lợi thế chính trị không được xây dựng dựa trên một cái tháp truyền hình. Như vậy, có phải lợi thế này là vì VTV"?.

Ông cho biết, chỉ cần trả lời được 5 câu hỏi trên sẽ trả lời được câu hỏi: "Có cần phải xây tháp truyền hình cao nhất thế giới vào lúc này".

Ngoài ra, vị lãnh đạo Viện cũng lưu ý tới vấn đề an ninh quốc phòng. Theo ông, dự án cần phải trả lời được ba vấn đề:

"Một là, VTV có đảm bảo chắc chắn rằng không có đối tượng A, B nào đó sẽ lợi dụng độ cao của tháp truyền hình để làm chuyện A, chuyện B hay không?

Thứ hai, sóng của tháp truyền hình có ảnh hưởng tới vận hành các phương tiện quốc phòng như máy bay, tên lửa, những sóng đặc biệt của quốc phòng không?

Thứ ba, tháp có ảnh hưởng tới các hoạch định chiến lược của quốc phòng không?"

Nói thêm về việc này, PGS.TS Nguyễn Ngọc Lung thắc mắc: "Không ai có thể hiểu vì sao VTV lại muốn xây tháp truyền hình cao nhất thế giới?.

Trong khi Mỹ là đất nước giàu có và phát triển như vậy cũng không chạy theo tháp truyền hình, vậy mà Việt Nam vẫn còn nghèo, còn đi nhận vốn viện trợ từ nước ngoài mà vẫn muốn chơi sang".

Ông Lung đặt tiếp câu hỏi: "Phải chăng có tham nhũng, có lợi ích trong dự án này? Có dự án, có đất, có tiền, nên người ta ham"?

Đất Việt

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chị Bàn Thị Quý làm theo lời Bác

Chị Bàn Thị Quý làm theo lời Bác

Trước tình trạng nắng nóng kéo dài, dự báo nguy cơ cháy rừng cao, chị Bàn Thị Quý, Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn, kiêm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, thành viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự thôn Trà Chẩu, xã Sơn Hà (huyện Bảo Thắng) cùng các thành viên trong tổ và cán bộ Công an xã Sơn Hà đến các hộ dân tuyên truyền về công tác phòng cháy, chữa cháy và hướng dẫn các biện pháp sử dụng bình chữa cháy an toàn.

Đề xuất trợ cấp cho người từ 75 tuổi không có lương hưu áp dụng từ ngày 1-7

Đề xuất trợ cấp cho người từ 75 tuổi không có lương hưu áp dụng từ ngày 1-7

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2025), quy định chế độ trợ cấp hưu trí xã hội cho người từ 75 tuổi trở lên không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hằng tháng và người từ 70 đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo, chưa hưởng lương hưu hay trợ cấp BHXH.

Vì sao thuốc lá điện tử dễ gây nghiện nhưng lại khó bỏ?

Vì sao thuốc lá điện tử dễ gây nghiện nhưng lại khó bỏ?

Từ đầu năm 2025, thuốc lá điện tử chính thức bị cấm bán và sử dụng tại Việt Nam. Quyết định này được kỳ vọng sẽ góp phần giảm tỷ lệ người hút thuốc trong giới trẻ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không ít người vẫn loay hoay trong hành trình từ bỏ thuốc lá điện tử, thậm chí tái nghiện chỉ sau thời gian ngắn.

fb yt zl tw