Thực hư thông tin dầu ăn thực vật gây độc hại cho sức khỏe

Thông tin về sự độc hại của dầu ăn thực vật lan truyền trên mạng xã hội khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng hoang mang. Chuyên gia y tế khẳng định đây là những thông tin sai lệch, không có cơ sở khoa học.

Gần đây trên mạng xã hội đang lan truyền một video clip của người tự xưng là "bác sĩ" với nội dung dầu ăn thực vật là loại thực phẩm độc hại. Theo vị “bác sĩ” này dầu thực vật tinh luyện thường phải ép với nhiệt độ cao và áp suất rất lớn nên sẽ thành chất béo transfat, tạo thành gan nhiễm mỡ, lâu dần dẫn đến viêm gan, xơ gan và cuối cùng là ung thư gan.

Thông tin về dầu ăn thực vật độc hại là không đúng. Ảnh: Internet

Thông tin về dầu ăn thực vật độc hại là không đúng. Ảnh: Internet

Trong dầu ăn thực vật có chứa hàm lượng chất gây viêm, đó chính là Omega 6. Khi mà mất cân bằng giữa Omega 6 và Omega 3 thì sẽ kích hoạt phản ứng viêm trong cơ thể và dẫn đến các bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao và xơ vữa mạch máu. Lý do thứ ba được đưa ra để “kết tội” dầu ăn thực vật là trong quá trình tinh luyện loại dầu này, người ta thường dùng dung môi giống như là xăng - rất độc cho cơ thể của con người.

Những thông tin từ video clip này khiến người tiêu dùng lo lắng, hoang mang, không biết thực hư ra sao. Nhiều người nội trợ đã mách nhau chuyển sang tìm mua dầu thực vật ép thủ công để sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Cầu kỳ hơn, có người còn đầu tư hẳn máy ép để tự chế biến dầu thực vật tại nhà.

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, những thông tin về sự độc hại của dầu ăn thực vật được chia sẻ trên mạng xã hội là hoàn toàn sai lệch và không khoa học.

BS Trương Hồng Sơn cho biết, hiện nay có hai phương pháp chủ yếu để ép dầu thực vật, đó là ép nhiệt và ép lạnh. Ép nhiệt là phương pháp ép nguyên liệu ở nhiệt độ cao, khoảng 125 độ C và với áp suất lớn. Phương pháp này giúp tăng tỷ lệ thu hồi dầu và không ảnh hưởng đến hàm lượng các vi chất dinh dưỡng như vitamin E, Omega 3 có trong các loại hạt. Ép lạnh là phương pháp ép nguyên liệu ở nhiệt độ thấp, giúp giữ được hương vị và chất dinh dưỡng tự nhiên của dầu. Quá trình ép hạt để lấy dầu không tạo ra chất béo transfat. Chất béo này sẽ sinh ra ở giai đoạn khử mùi, khi dầu được đun ở nhiệt độ khoảng 230 độ C.

Tuy nhiên, hàm lượng chất béo bão hòa trong các loại dầu ăn thực vật tinh luyện thường rất thấp, chỉ ở ngưỡng 1% hoặc 1,5%. Bên cạnh đó, trước khi đưa ra thị trường, sản phẩm dầu ăn thực vật thường phải trải qua quá trình kiểm tra chất lượng theo quy định của cơ quan chức năng. Các tiêu chuẩn kiểm tra bao gồm độ tinh khiết, hàm lượng dinh dưỡng, không chứa tạp chất và an toàn thực phẩm. Do đó, theo TS.BS Trương Hồng Sơn, người tiêu dùng không nên lo lắng về hàm lượng chất béo transfat trong dầu ăn thực vật.

TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

Về thông tin dầu ăn thực vật có chứa nhiều Omega 6 và là tác nhân kích hoạt phản ứng viêm của cơ thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính nguy hiểm, TS.BS Trương Hồng Sơn giải thích, không riêng dầu ăn thực vật mà một số loại hạt như hạt macca, hạt phỉ… cũng có hàm lượng Omega 6 cao hơn rất nhiều so với Omega 3. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào khẳng định sự mất cân bằng giữa hai loại chất béo này trong thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

“Lý tưởng nhất là tỷ lệ Omega 3 và Omega 6 là 1:1 đến 5:1. Tuy nhiên, Omega 6 cũng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe như là giúp cho làm giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Mục tiêu cân bằng giữa Omega 6 và Omega 3 là cân bằng trong toàn bộ chế độ ăn và trong một quãng thời gian chứ không phải là thực phẩm nào cũng phải phải cân bằng giống như chúng ta mong muốn. Khuyến nghị của chúng tôi là nên tăng cường các thực phẩm giàu Omega 3 trong chế độ ăn hàng ngày như các loại cá béo, cá hồi, cá thu để đảm bảo tỉ lệ cân đối giữa Omega 6 và Omega 3. Nhưng điều đấy không có nghĩa rằng chúng ta áp dụng tỉ lệ này cho từng thực phẩm và nếu không đạt là chúng ta coi thực phẩm đấy có hại cho sức khỏe” - TS.BS Trương Hồng Sơn nói.

Về chất dung môi được sử dụng trong quá trình sản xuất dầu ăn, TS.BS Trương Hồng Sơn cho biết, dầu thô được trộn với dung môi (thường là hexane) để chiết xuất dầu ra khỏi bã. Sau khi quá trình chiết xuất hoàn thành, dung môi sẽ được bốc hơi đến 90% để thu hồi dầu tinh khiết. Phần dư lượng còn lại sẽ tiếp tục được tách ra bằng cách sử dụng hơi nước nóng để hấp thụ hết. Theo quy định, dư lượng dung môi trong dầu ăn phải ở mức rất thấp và về ngưỡng an toàn. Vì vậy, người tiêu dùng cũng không nên quá lo ngại về điều này mà quay lưng với dầu ăn thực vật.

Trước trào lưu nhiều người chuyển sang sử dụng dầu ăn thực vật ép thủ công, chế biến tại nhà, TS.BS Trương Hồng Sơn cho rằng, tuy nhiều người tin tưởng rằng dầu tự ép tốt hơn dầu ăn thực vật được sản xuất công nghiệp song sản phẩm này cũng có thể tiềm ẩn một số nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

“Thứ nhất là nguyên liệu có đảm bảo hay không? Ví dụ, các loại hạt, khi bảo quản trong môi trường thông thường thì rất dễ bị nấm mốc và sinh ra các độc tố. Thứ hai là quá trình ép thủ công nếu không khép kín thì các nguyên liệu đầu vào và thành phẩm đầu ra đều tiếp xúc với không khí và nhiệt độ môi trường, do đó dễ bị oxi hóa hơn. Thứ ba, quy trình sản xuất thủ công thì không kiểm soát được các yếu tố về nhiệt độ, áp suất và độ ẩm. Như vậy, dầu thực vật tự ép chưa chắc đã đạt được hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. Thứ tư là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong suốt quá trình ép tại các xưởng ép dầu ăn gia công thì có thể không đảm bảo” - TS.BS Trương Hồng Sơn phân tích.

Bên cạnh đó, vị chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên người tiêu dùng nên sử dụng cả dầu thực vật và mỡ động vật trong chế độ ăn hàng ngày. Với trẻ em, tỉ lệ mỡ động vật và dầu thực vật là 70 - 30. Người trưởng thành thì tỉ lệ này là 50-50 và người cao tuổi là 30 - 70. Tuy nhiên, khi tính toán, cân đối lượng chất béo thực vật và động vật cũng cần tính đến lượng mỡ có sẵn trong các loại thịt để đảm bảo chế độ ăn cân bằng, hợp lý.

Theo vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Sau ngày 1/7/2025 thời điểm chính thức thành lập tỉnh Lào Cai mới trên cơ sở sáp nhập Lào Cai và Yên Bái, bộ máy chính quyền hai cấp đã nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định. Một trong những lĩnh vực được người dân đặc biệt quan tâm là quyền lợi khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT). Thực tế tại các cơ sở y tế cho thấy, công tác KCB diễn ra thông suốt, không bị gián đoạn, người dân hoàn toàn yên tâm khi đến khám, chữa bệnh bằng BHYT.

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Sau hợp nhất, tỉnh Lào Cai (mới) sẽ có 40 đơn vị y tế công lập và 5 đơn vị y tế tư nhân. Trong đó, có 4 bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, 4 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh. Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố đã được đổi tên thành bệnh viện đa khoa khu vực; Trung tâm Y tế cấp huyện trực thuộc UBND cấp huyện được đổi tên và chuyển nguyên trạng về trực thuộc Sở Y tế. 

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Thông tin từ Sở Y tế Lào Cai, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, ngành y tế và bảo hiểm xã hội (BHXH) đã phối hợp triển khai những hoạt động cần thiết để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), công tác khám bệnh, chữa bệnh BHYT liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn.

Hành trình yêu thương không giới hạn

Hành trình yêu thương không giới hạn

Có những đứa trẻ không thể gọi mẹ bằng tiếng “mẹ” đầu đời. Có những ánh mắt ngơ ngác không phản hồi lại vòng tay yêu thương… Đó là nỗi niềm của các gia đình có con mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ - hành trình của nước mắt, hy vọng và tình yêu không điều kiện.

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 96,5% dân số trên địa bàn tỉnh đã được quản lý sức khỏe điện tử, vượt xa mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 220/KH-UBND ngày 26/4/2023 về chuyển đổi số ngành y tế giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Chủ động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Chủ động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Thời gian qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh được đặc biệt quan tâm, triển khai đồng bộ và hiệu quả, trong đó, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Hướng về người bệnh

Hướng về người bệnh

Không chỉ nỗ lực nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, nhiều đơn vị y tế còn cung cấp dịch vụ y tế miễn phí hoặc có những hỗ trợ thiết thực giúp quá trình điều trị của người bệnh thuận lợi.

Xử phạt 15 cơ sở vi phạm trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Sở Y tế: Xử phạt 15 cơ sở vi phạm trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Thực hiện tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Sở Y tế đã triển khai các đoàn kiểm tra liên ngành, xử phạt 15 cơ sở vi phạm với tổng số tiền xử phạt là 171,5 triệu đồng.

Thắp sáng tương lai cho trẻ em khuyết tật

Thắp sáng tương lai cho trẻ em khuyết tật

Chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ em khuyết tật trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Sở Y tế, Trung tâm II thuộc Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam và Quỹ Thiện tâm tài trợ đã giúp 120 trẻ khuyết tật được phẫu thuật miễn phí ngay tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Những tấm lòng nhân ái đã tạo ra "phép màu" mang lại nụ cười, niềm tin, thắp sáng tương lai cho những trẻ em kém may mắn.

fb yt zl tw