Tín hiệu tích cực trong sản xuất công nghiệp

Tín hiệu tích cực trong sản xuất công nghiệp ảnh 1

Nhà máy Luyện đồng Bản Qua (Bát Xát).

LCĐT - Với sự đồng hành, tạo điều kiện của các cấp chính quyền và ngành chức năng, sự sáng tạo, chủ động của các doanh nghiệp, lĩnh vực công nghiệp những tháng đầu năm có những tín hiệu tích cực.

Những tháng đầu năm 2022, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động từ dịch Covid-19, nhưng sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì mức tăng trưởng khá.

Theo thống kê của Sở Công thương, giá trị sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm 2022 đạt gần 5.854 tỷ đồng, bằng 12,73% so với kế hoạch năm, bằng 101,44% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, công nghiệp khai thác đạt gần 287 tỷ đồng, bằng 10,51% so với kế hoạch năm và bằng 63,8% so với cùng kỳ năm 2021; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt gần 4.404 tỷ đồng, bằng 12,8% so với kế hoạch, bằng 98,86% so với cùng kỳ năm 2021; công nghiệp điện, nước đạt hơn 1.163 tỷ đồng, bằng 13,12% so với kế hoạch và tăng 34,28% so với cùng kỳ năm 2021…

Hoạt động sản xuất tại Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai.
Hoạt động sản xuất tại Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai.

Ông Hoàng Chí Hiền, Giám đốc Sở Công thương cho biết: Năm 2022, tỉnh đặt mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 46.000 tỷ đồng, cao hơn năm 2021 gần 5.000 tỷ đồng. Để đạt mục tiêu này, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; tháo gỡ khó khăn cho các dự án, đặc biệt là một số dự án trọng điểm về khoáng sản, luyện kim. Đồng thời, tỉnh tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; động viên, khuyến khích, tạo thuận lợi nhất cho các dự án sản xuất sản phẩm mới như DAP chất lượng cao, phốt pho đỏ, bao bì, dây cáp đồng, may mặc; rà soát quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn và quy hoạch phát triển điện lực, đề xuất điều chỉnh kịp thời cho phù hợp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tin vui của ngành công nghiệp Lào Cai những tháng đầu năm là Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung (VTM) đã khôi phục hoạt động của Nhà máy Gang thép Lào Cai sau khi được Chính phủ cho phép khai thác 1 triệu tấn quặng sắt từ mỏ Quý Xa; Nhà máy Luyện đồng Bản Qua (Bát Xát) thuộc Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai công suất 20.000 tấn đồng/năm và các phụ phẩm thu được như vàng, bạc, axit sunfuric đi vào sản xuất ổn định; khởi công Dự án Nhà máy sản xuất dây điện và cáp điện công nghệ cao tại xã Bản Qua (Bát Xát) với tổng vốn đầu tư 1.900 tỷ đồng, do Công ty TNHH Nexus Technologies & Cable (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư; dự kiến tháng 4 tới sẽ hoàn thành Dự án Nhà máy sản xuất hàng may, thêu xuất khẩu tại thành phố Lào Cai do Công ty TNHH Babeeni Việt Nam đầu tư.

Đến các nhà máy, đơn vị sản xuất tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, chúng tôi cảm nhận được khí thế thi đua lao động khẩn trương, hối hả của cán bộ, công nhân, lao động nơi đây.

Tại Nhà máy Gang thép Lào Cai, các kỹ sư, công nhân, người lao động khi tiếp nhận vị trí sản xuất đều tập trung cao độ cho công việc với quyết tâm duy trì dây chuyền sản xuất an toàn, liên tục. Phó Tổng Giám đốc VTM Ngô Sỹ Hiếu chia sẻ: Nhà máy Gang thép Lào Cai dừng hoạt động từ giữa tháng 9/2021 do thiếu nguyên liệu. Vì vậy, hơn 1.300 kỹ sư, công nhân thiếu việc làm, một số lao động xin nghỉ việc, thiết bị nhà máy dừng hoạt động có nguy cơ hư hỏng, xuống cấp, nhiều khoản tài chính chưa được giải quyết, khó khăn chồng chất khó khăn. Sau nhiều nỗ lực, cuối tháng 12/2021, Chính phủ đồng ý cho phép công ty khai thác 1 triệu tấn quặng sắt từ mỏ Quý Xa. Không để lãng phí thời gian, công ty đã sớm nối lại hoạt động sản xuất của Nhà máy Gang thép Lào Cai. Mục tiêu đặt ra của năm là duy trì tối đa công suất thiết kế để sản xuất 500.000 tấn phôi thép thành phẩm, doanh thu phấn đấu đạt 7.100 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động đạt 15 triệu đồng/tháng.

“Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn về dòng vốn, nhưng với tình hình thị trường được duy trì như hiện nay, chắc chắn hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty sẽ có nhiều khởi sắc, đó là điều kiện để VTM tiếp tục hoàn thiện đề án tái cơ cấu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hoàn thiện hồ sơ cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản trình Bộ Tài nguyên và Môi trường, bảo đảm nguồn nguyên liệu ổn định cho Nhà máy Gang thép Lào Cai” - ông Ngô Sỹ Hiếu cho biết thêm.

Ông Hoàng Ngọc Minh, Giám đốc Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai cho biết: Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, để sản xuất, kinh doanh không bị gián đoạn, bên cạnh phát động các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề ra của năm, công tác phòng, chống dịch luôn được đơn vị chú trọng thực hiện. Đến nay, cả 2 nhà máy duy trì sản xuất ổn định, đúng công suất thiết kế. Trong 2 tháng đầu năm, chi nhánh sản xuất 5.440 tấn đồng cathode, 174 kg vàng thỏi, hơn 268 kg bạc thỏi, 20.589 tấn đồng sunfat...

Còn theo ông Phạm Văn Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên hóa chất Đức Giang Lào Cai, tổ hợp 5 nhà máy sản xuất hóa chất, phân bón, phụ gia thức ăn gia súc DCP hoạt động trong khu công nghiệp với hơn 1.800 lao động, thì mục tiêu đặt ra hàng đầu là không để đứt chuỗi sản xuất sản phẩm, mất thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, công ty tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi công nghệ, chuyển đổi số và áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, kinh doanh.
Với sự chủ động của các doanh nghiệp, đơn vị và việc triển khai đồng bộ các biện pháp hỗ trợ của các sở, ngành chức năng tỉnh, hoạt động sản xuất tại các đơn vị, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì mạch sản xuất liên tục. Ngành công nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của nền kinh tế Lào Cai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai có 269 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Lào Cai có 269 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Việc triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) có sự vào cuộc tích cực của cấp ủy đảng, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, nên Chương trình OCOP của tỉnh Lào Cai đạt nhiều kết quả.

Nhiều kênh phân phối mở cửa phục vụ mua sắm ngày mùng 1 Tết

Nhiều kênh phân phối mở cửa phục vụ mua sắm ngày mùng 1 Tết

Báo cáo nhanh tình hình thị trường một số mặt hàng phục vụ Tết của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) ngày 29/1 (tức ngày mùng 1 Tết) cho thấy, nhân dân chủ yếu đi chơi Tết, thăm hỏi, lễ chùa đầu năm, hoạt động mua bán hàng hóa rất ít, phần lớn các cơ sở kinh doanh đều nghỉ Tết.

Vận hành xuyên Tết góp phần đảm bảo nguồn năng lượng

Vận hành xuyên Tết góp phần đảm bảo nguồn năng lượng

Gác lại niềm vui đón Tết bên gia đình, người thân, những công nhân, kỹ sư tại các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Lào Cai vẫn miệt mài với công việc thường nhật, đó là cùng phối hợp để theo dõi các thông số kỹ thuật và vận hành thiết bị an toàn, phát điện lên hệ thống đảm bảo công suất.

Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)

“Cao tốc” kết nối năng lượng

Đón Xuân Ất Tỵ, thêm một niềm vui mới, thêm một công trình tầm cỡ quốc gia đang dần hiện hữu trên mảnh đất biên cương của Tổ quốc, khẳng định vai trò kết nối, bồi đắp niềm tin và khát vọng phát triển của Lào Cai bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

“Linh hoạt là cần, đồng bộ mới đủ”

“Linh hoạt là cần, đồng bộ mới đủ”

Đường dây tải điện 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên là công trình trọng điểm quốc gia với chiều dài khoảng 200 km, đi qua 4 tỉnh, trong đó có Lào Cai với đoạn tuyến dài 49,47 km. Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên triển khai thi công trong 9 tháng, là công trình chào mừng 80 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).

[Ảnh] Ngày cuối năm của những người “giữ rừng”

[Ảnh] Ngày cuối năm của những người “giữ rừng”

Dịp tết Nguyên đán cũng là thời điểm mùa khô hanh và nông nhàn nên tình trạng xâm hại rừng thường diễn biến phức tạp. Do vậy, đây là thời điểm mà những người làm nhiệm vụ giữ rừng trên địa bàn tỉnh ngày, đêm canh trực, tuần tra rừng. Với họ, không có nghỉ Tết, Tết cũng gắn với rừng, giữ cho rừng mãi xanh tươi.

"Make in Vietnam" ngày càng khẳng định thương hiệu

"Make in Vietnam" ngày càng khẳng định thương hiệu

Ngành công nghiệp phần mềm hình thành đã trở thành yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đến nay, ngành sản xuất phần mềm "Make in Vietnam" đã đạt nhiều thành tựu ấn tượng, dần xây dựng được thương hiệu uy tín trong nước và nước ngoài.

fb yt zl tw