Tiếp sức cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tiếp sức cho đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 1

LCĐT - Ngày 26/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 28 về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 đến năm 2025. Sau gần 1 năm triển khai, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã và đang được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Gia đình ông Hoàng Văn Hủ ở thôn Làng Mới, xã Mường Vi (huyện Bát Xát), thuộc diện hộ nghèo do thiếu vốn sản xuất. Được cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bát Xát hướng dẫn, ông Hủ đã làm hồ sơ vay 100 triệu đồng từ chương trình cho vay chuyển đổi nghề theo Nghị định 28 để phát triển mô hình sản xuất, với lãi suất ưu đãi 3,3%/năm, thời hạn vay 10 năm. Nhờ được hỗ trợ vay vốn, ông Hủ đã phát triển chăn nuôi đại gia súc. Hiện gia đình ông đang nuôi 3 con ngựa, 1 đàn trâu và đã thoát nghèo.

Tiếp sức cho đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 2
Nghị định 28 giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thuận lợi trong tiếp cận vốn vay ưu đãi, vươn lên phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.

Không chỉ gia đình ông Hủ, từ nguồn vốn các chương trình cho vay theo Nghị định 28, nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Bát Xát cũng được tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ xây nhà ở và chuyển đổi nghề, phát triển kinh tế. Ông Lê Xuân Thọ, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bát Xát cho biết: Tính đến thời điểm 31/1/2023, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bát Xát đã giải ngân cho 127 khách hàng tại các xã: Bản Vược, Phìn Ngan, Mường Vi, Dền Sáng, Bản Xèo, A Lù, Cốc Mỳ, Pa Cheo với tổng số tiền hơn 12 tỷ đồng.

Tiếp sức cho đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 3
Một mô hình trồng rừng kinh tế ở Bát Xát sử dụng vốn vay tín dụng chính sách.

Chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai 2021 - 2030 là 1 trong 5 chương trình cho vay theo Nghị quyết 11 của Chính phủ nhằm hỗ trợ vốn vay làm nhà ở, đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề và phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Đối tượng thụ hưởng theo nghị định này là hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo dân tộc Kinh cư trú hợp pháp ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, gia đình, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cũng thuộc đối tượng được vay vốn. Các chương trình cho vay có lãi suất ưu đãi; đối với chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở, trong 5 năm đầu khách hàng chưa cần trả nợ gốc; thời hạn vay từ 10 năm đến 15 năm tùy từng chương trình.

Tiếp sức cho đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 4

Với những chính sách ưu đãi như vậy, người dân rất vui mừng, phấn khởi. Anh Tẩn Phà Sáng (thôn Thải Giàng Chải, xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương) tâm sự: Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, nhiều năm qua sống trong ngôi nhà đã xuống cấp. Vừa qua, được hỗ trợ vay vốn nhà ở với số tiền 40 triệu đồng, cùng với số tiền tiết kiệm, tôi đã xây dựng được căn nhà kiên cố có diện tích 45 m2. Đây là cơ hội giúp gia đình tôi ổn định cuộc sống, tập trung phát triển kinh tế.

Tiếp sức cho đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 5
Niềm vui của những hộ dân được vay vốn theo Nghị định 28 tại huyện Mường Khương.

Ngay khi Nghị định 28 được ban hành, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương cùng các ban, ngành liên quan triển khai. Năm 2022, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân cho vay 45,7 tỷ đồng, với 868 hộ vay vốn. Nghị định 28 của Chính phủ đã đáp ứng mong mỏi của nhiều hộ nghèo sống ở vùng đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững và làm giàu.

Tiếp sức cho đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 6

Ông Nông Đức Ngọc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Trong thời gian tới, cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan liên quan trên địa bàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các nội dung của Nghị định 28 đến người dân. Với tổng nguồn lực được đầu tư lớn, tin tưởng rằng kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh sẽ được nâng lên.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sắc mới Mường Bo

Sắc mới Mường Bo

Không còn là miền đất xa xôi, nghèo khó, xã Mường Bo (thị xã Sa Pa) hôm nay đang vang khúc hoan ca về một “miền quê đáng sống”.

Khúc khải hoàn trong ký ức những cựu chiến binh

Khúc khải hoàn trong ký ức những cựu chiến binh

Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã lùi xa gần 50 năm, nhưng câu chuyện về những năm tháng cầm súng bảo vệ Tổ quốc, về ngày non sông vang khúc khải hoàn (30/4/1975) vẫn vẹn nguyên trong ký ức của những người lính - những thanh niên thời đại Hồ Chí Minh năm nào.

Sa Pa mùa hoa hồng nở

Sa Pa mùa hoa hồng nở

Cứ mỗi độ cuối xuân - đầu hè, hàng nghìn đóa hồng đua nhau khoe sắc trên khắp các con phố, khu vườn của thị xã Sa Pa. Từ những cây hồng cảnh “triệu đô” tới những bụi hồng leo được trồng làm cổng nhà hay bờ rào đều đang độ nở rực rỡ nhất. 

Có một Hoàng Anh Tuấn đậm chất chèo quê hương

Có một Hoàng Anh Tuấn đậm chất chèo quê hương

Nghe tên Hoàng Anh Tuấn đã lâu, cũng nhiều lần thấy tên anh gắn với những bài thơ, truyện ngắn được đăng tải trên các trang báo, nhất là được đọc truyện ngắn “Tiếng trống chèo đêm Xuân”, tôi cảm nhận được tình yêu sâu đậm của tác giả này dành cho quê hương và nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là chèo.

Mùa gió Ô Quý Hồ

Mùa gió Ô Quý Hồ

Cuối mùa khô, gió nóng từ trên đèo cao Ô Quý Hồ ù ù thổi xuống, khiến cả thị xã Sa Pa vốn thường xuyên ẩm ướt, mù sương bỗng bị hong khô, cây cỏ, rau màu bị héo úa. Những cơn gió mang hơi nóng thổi về “rát da, rát thịt”, được người dân quen gọi theo tên con đèo nơi gió được thổi về - gió nóng Ô Quý Hồ.

Thư viện đáp ứng đa dạng nhu cầu bạn đọc

Thư viện đáp ứng đa dạng nhu cầu bạn đọc

Công nghệ thông tin và mạng xã hội đang giúp ích cho mọi hoạt động của con người. Sự tiện ích ấy đã làm giảm lượng độc giả đến các thư viện để đọc sách theo cách truyền thống. Thời gian qua, Thư viện tỉnh đã và đang từng bước đổi mới phương thức hoạt động theo hướng hiện đại, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, nhằm thu hút độc giả, góp phần nâng cao văn hóa đọc cho mọi người.

Gánh tào phớ ông Chức

Gánh tào phớ ông Chức

Khi những vệt nắng cuối ngày dịu dần, dưới hàng dừa cảnh đối diện cổng đền Thượng (thành phố Lào Cai), mấy cô cậu thanh niên túm năm tụm ba trò chuyện với nhau rôm rả quanh gánh tào phớ của ông Chức.

Khắc phục những bất cập khi đón khách du lịch qua cửa khẩu

Khắc phục những bất cập khi đón khách du lịch qua cửa khẩu

Từ ngày 15/3/2023, Trung Quốc đã đưa Việt Nam vào danh sách thí điểm đưa đón khách du lịch theo đoàn đợt 2. Tuy nhiên, tại Lào Cai, hiện đa phần khách vẫn đi du lịch theo hình thức tự phát, khách lẻ chủ động đặt tour ngắn ngày, làm sổ thông hành, thuê hướng dẫn viên, người phiên dịch để tham quan Hà Khẩu (Trung Quốc). Nhu cầu du lịch tăng mạnh dẫn tới nhiều bất cập trong quá trình xuất - nhập cảnh, phần nào làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch của 2 địa phương.

Nhịp sống dưới chân núi Đá Đinh

Nhịp sống dưới chân núi Đá Đinh

Báo Lào Cai - Tháng Tư về gọi mùa nắng mới, điểm những sợi vàng mỏng manh lên cánh đồng ngát xanh đương thì con gái và tô thêm quầng sáng dịu nhẹ trên những mái núi điệp trùng xô về chân trời xa. Ít ai nghĩ rằng, bức tranh thanh bình ấy đến từ một miền quê có cái tên thoạt nghe gợi đầy trắc trở - Đá Đinh, nơi quần cư của số đông đồng bào Giáy ở xã vùng cao Tả Phời (thành phố Lào Cai).

Đích đến của hạnh phúc

Đích đến của hạnh phúc

Hạnh Phúc là tên gọi thân thuộc và nằm lòng đối với nhiều người dân ở xã Bản Sen (huyện Mường Khương). Tháng năm đi qua và dù có tiếc nuối với “mỹ danh” mà trước năm 1959 còn sử dụng nhưng người dân nơi đây vẫn miệt mài lao động, sản xuất, cống hiến xây dựng quê hương, để đi đến đích, đó là mọi người, mọi nhà hạnh phúc.

Quy trình "vàng" sản xuất trà ô long

Quy trình "vàng" sản xuất trà ô long

Báo Lào Cai - Trà ô long là loại trà đặc thù, đòi hỏi sự tỉ mỉ trong cách chế biến, trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau và mất khoảng 36 đến 48 giờ liên tục mới cho ra thành phẩm hoàn chỉnh. Quy trình sản xuất trà ô long ở xã Cao Sơn, huyện Mường Khương sẽ được bật mí trong chùm ảnh dưới đây nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách tạo ra những viên trà tươi xanh, thơm ngát.

Báo Lào Cai: 60 năm - dấu ấn tự hào

Báo Lào Cai: 60 năm - dấu ấn tự hào

LCĐT – Cách đây 60 năm, ngày 10/4/1963, Báo Lao Cai đổi mới xuất bản số đầu, đánh dấu sự ra đời của Báo Lào Cai hôm nay. Trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển, dù trong mọi hoàn cảnh lịch sử, Báo Lào Cai luôn hoàn thành sứ mệnh vẻ vang, là cơ quan ngôn luận, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai.

Duyên dáng Việt Nam

Duyên dáng Việt Nam

LCĐT - Với sứ mệnh tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, tà áo dài truyền thống với nét cổ điển, sang trọng, thanh lịch luôn là lựa chọn của phái nữ trong những dịp quan trọng. Thời gian qua, xu hướng mặc áo dài truyền thống đã xuất hiện ở người trẻ, như lời khẳng định giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp luôn được gìn giữ và phát huy.

Điểm tựa giúp người lao động vượt khó

Điểm tựa giúp người lao động vượt khó

LCĐT - Bảo hiểm thất nghiệp đã và đang bù đắp một phần tài chính cho người lao động khi bị mất việc làm. Ngoài tiền hỗ trợ, người lao động còn được hưởng các quyền lợi về đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm, giúp người lao động giảm áp lực kinh tế, nhanh chóng trở lại với thị trường lao động.
Hành trình "tái sinh" vải vụn

Hành trình "tái sinh" vải vụn

LCĐT - Nằm sát đường nhỏ dẫn vào thôn Cát Cát (xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa), tiệm đồ mang tên Linh Handicraft trưng bày những phụ kiện: Dây buộc tóc, ví, đồ thời trang… từ vải vụn, thu hút nhiều du khách.

fb yt zl tw