Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 27/7/2024, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 718/QĐ-TTg về việc ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Bảo đảm tính tuân thủ, tính kế thừa các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện quy hoạch cấp quốc gia, kế hoạch đầu tư công đã được phê duyệt; bảo đảm tính liên kết, thống nhất, không chồng lấn, mâu thuẫn giữa các nhiệm vụ, chương trình, dự án.

z5676552977325_9a16955fb13b1417aad334220ee6ba64.jpg
Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Bảo đảm tính khả thi, linh hoạt, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bối cảnh hội nhập quốc tế và điều kiện thực tiễn của địa phương.

Huy động tối đa các nguồn lực và sự tham gia của các thành phần kinh tế để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, trong đó chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, đô thị, khu, cụm công nghiệp.

Phân bổ nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn; kết hợp hài hòa giữa các nguồn lực, trong đó đầu tư công có tính dẫn dắt tăng trưởng nguồn vốn đầu tư xã hội để tạo ra sự phát triển đột phá, thúc đẩy quá trình đổi mới các mô hình phát triển ngành, lĩnh vực theo hướng tạo ra giá trị, hiệu quả cao.

Đề cao tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong triển khai thực hiện; đẩy mạnh thực hiện phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm trong thực hiện các lĩnh vực quản lý nhà nước.

z5676550792173_9a16be51bc9328de13bd0f94f38eb263.jpg

Kế hoạch gồm 4 nội dung chủ yếu:

Dự án đầu tư công: Tập trung triển khai các dự án kết cấu hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược của tỉnh, bảo đảm đồng bộ, liên thông, hiện đại, thúc đẩy liên kết vùng gắn với các hành lang phát triển kinh tế.

Đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch, đáp ứng các tiêu chí của khu vực được công nhận khu du lịch quốc gia, các khu du lịch của tỉnh.

Danh mục các dự án quan trọng dự kiến đầu tư (xem chi tiết tại đây)

z5676550828090_ae50af0fea1af7cb24bb6f8e5c21c7fb.jpg

Dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công:

Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sử dụng ít tài nguyên, năng lượng, thân thiện với môi trường.

Phát triển mạnh mẽ dịch vụ - đô thị, logistics, dịch vụ tài chính - ngân hàng, bưu chính viễn thông có trọng tâm, trọng điểm; thu hút các dự án có quy mô lớn đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, Khu du lịch quốc gia Sa Pa và các khu du lịch được xác định là khu du lịch cấp tỉnh; hình thành các khu dịch vụ tổng hợp cấp tỉnh.

Phát triển nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp làm cơ sở tập trung, thu hút doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp của địa phương theo chiều sâu, tạo giá trị gia tăng cao.

Khuyến khích, thu hút các đối tác có thương hiệu quốc gia và toàn cầu, có năng lực tài chính, có khả năng đầu tư ổn định, lâu dài, có tính liên kết và thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm phụ trợ.

Nghiên cứu, ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo định hướng phát triển của địa phương, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp; ban hành cơ chế để các doanh nghiệp trên địa bàn liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất.

Danh mục các dự án quan trọng dự kiến đầu tư (xem chi tiết tại đây)

z5676550864227_8b2361d18133621f983bf87c02372a32.jpg

Kế hoạch sử dụng đất:

Kế hoạch sử dụng đất tỉnh Lào Cai 5 năm (2021 - 2025): Thực hiện theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt và các quy định khác có liên quan.

Xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2026 - 2030): Thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai trên cơ sở nhu cầu phát triển, bảo đảm khả thi, hiệu quả, bền vững và phù hợp với các định hướng sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 - 2030) và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của cả nước, Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc.

Dành quỹ đất hợp lý ưu tiên phát triển thương mại dịch vụ, du lịch; phát triển và mở rộng khu, cụm công nghiệp tập trung; các khu dân cư.

Dành đủ quỹ đất cho các mục đích văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục và đào tạo, công trình năng lượng, bưu chính viễn thông, nghiên cứu khoa học,... nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.

Bảo vệ và phát triển diện tích rừng, đặc biệt là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn; bảo đảm tỷ lệ che phủ rừng (khoảng 60 % trở lên) để bảo vệ môi trường.

Khai thác sử dụng đất phải coi trọng công tác quốc phòng, an ninh; bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái nhằm sử dụng đất ổn định và bền vững, phù hợp với chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh và vùng.

Nguồn lực thực hiện quy hoạch:

Để thực hiện mục tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân là 10% trong thời kỳ 2021 - 2030, tỉnh Lào Cai dự kiến cần huy động tổng số vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 774.000 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu - Tạo góc nhìn thúc đẩy phát triển doanh nghiệp

Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu - Tạo góc nhìn thúc đẩy phát triển doanh nghiệp

Theo Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index 2024-GII) năm 2024 vừa được công bố, Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế; tăng hai bậc so với năm 2023. GII cho thấy bức tranh tổng thể cũng như các điểm mạnh, điểm yếu của Việt Nam trong dòng chảy đổi mới sáng tạo.

Ngành đường sắt và sứ mệnh lịch sử

Ngành đường sắt và sứ mệnh lịch sử

Đợt thiên tai, mưa lũ vừa qua, hạ tầng giao thông đường bộ bị hư hại nghiêm trọng. Mặc dù đã thông tuyến tạm thời nhưng các tuyến giao thông đối nội, đối ngoại vẫn chưa thể trở lại hoạt động bình thường, giảm năng lực vận tải hàng hóa đi, đến Lào Cai. Trước tình thế đó, đường sắt trở thành phương tiện thay thế quan trọng giúp giảm tắc nghẽn và áp lực cho đường bộ.

Thêm phì nhiêu những bãi bồi

Thêm phì nhiêu những bãi bồi

Ảnh hưởng của đợt mưa lũ lịch sử vừa qua đối với sản xuất nông nghiệp rất nặng nề nhưng nếu nhìn một góc độ khác thì mưa lũ mang theo lượng phù sa lớn bồi đắp những đồng bãi, để vùng châu thổ thêm phì nhiêu, trù mật. Chúng tôi đã có những ghi nhận như thế tại một số vùng sản xuất chuyên canh ven bờ sông Hồng của huyện Bảo Thắng.

[Ảnh] Thi công căng cáp dây văng cầu Phú Thịnh

[Ảnh] Thi công căng cáp dây văng cầu Phú Thịnh

Sau khi khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 gây ra, những ngày này, các công nhân, kỹ sư thi công dự án cầu Phú Thịnh (thành phố Lào Cai) đang tập trung căng cáp dây văng - một trong những hạng mục quan trọng góp phần hoàn thành dự án vào cuối năm.

Ngành lâm nghiệp khẩn trương khôi phục sản xuất sau bão lũ

Ngành lâm nghiệp khẩn trương khôi phục sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 kèm theo mưa lũ đã gây thiệt hại nặng nề tại một số địa phương, trong đó, sản xuất lâm nghiệp cũng chịu những thiệt hại đáng kể, hàng trăm nghìn ha diện tích rừng bị gãy đổ, một số nơi bị sạt lở mất rừng. Nhiều cơ sở chế biến lâm sản bị đình đốn do thiếu nguyên liệu, nhà xưởng, máy móc bị thiên tai tàn phá. Đến nay, các địa phương có rừng đang từng bước chủ động sản xuất, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai…

Đường sắt tốc độ cao mở ra không gian phát triển mới cho hành lang Bắc - Nam

Đường sắt tốc độ cao mở ra không gian phát triển mới cho hành lang Bắc - Nam

Trục Bắc - Nam là hành lang phát triển quan trọng nhất cả nước, đi qua 20 tỉnh, thành phố, kết nối 2 cực tăng trưởng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các đô thị lớn, khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ quan trọng, đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm nội địa (GDP) nước ta. Việc xây dựng đường sắt tốc độ cao sẽ góp phần tái cơ cấu không gian hành lang theo hướng bền vững, tạo ra động lực lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương, các vùng và cả nước.

Đoàn công tác liên ngành của Trung ương khảo sát tình hình phát triển đô thị Phố Lu theo tiêu chí đô thị loại IV

Đoàn công tác liên ngành của Trung ương khảo sát tình hình phát triển đô thị Phố Lu theo tiêu chí đô thị loại IV

Ngày 24/9, Đoàn công tác liên ngành của Trung ương gồm cán bộ các cục, vụ liên quan thuộc Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Quốc hội đã khảo sát tình hình phát triển đô thị Phố Lu (huyện Bảo Thắng) theo tiêu chí đô thị loại IV. Đồng chí Lê Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) làm Trưởng đoàn.

fbytzltw