Thịt và trứng gia cầm Việt Nam chính thức xuất khẩu vào Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, sau nhiều nỗ lực vận động, Singapore đã chính thức mở cửa nhập khẩu thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam. Đây là bước tiến quan trọng, mở ra cơ hội lớn cho ngành chăn nuôi Việt Nam tiếp cận thị trường khó tính bậc nhất khu vực.

Sản phẩm thịt lợn mát thương hiệu “MEATDeli”. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Sản phẩm thịt lợn mát thương hiệu “MEATDeli”. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Theo ông Cao Xuân Thắng - Tham tán thương mại Thương vụ Việt Nam tại Singapore, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường đàm phán chính sách, đề nghị phía Singapore mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam.

Sau nhiều buổi làm việc giữa các cơ quan liên quan hai nước, ngày 11/3/2025, Cơ quan quản lý thực phẩm Singapore (SFA) đã có văn bản chính thức chấp thuận mở cửa thị trường nhập khẩu một số loại sản phẩm chăn nuôi từ Việt Nam, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ thương mại nông nghiệp giữa hai quốc gia.

Các sản phẩm được Singapore chấp thuận nhập khẩu bao gồm: Thịt gia cầm đã qua chế biến nhiệt (của công ty CPV Food Co LTd và công ty MeatDeli HN Company Ltd); trứng gia cầm và thịt (không bao gồm thịt bò) đóng hộp/tiệt trùng ở nhiệt độ cao và áp suất cao theo khuyến nghị của Cục Chăn nuôi và Thú y.

Cũng theo ông Cao Xuân Thắng, việc Singapore mở cửa thị trường đối với một số sản phẩm thịt và trứng của Việt Nam được kỳ vọng sẽ mang lại cú huých đáng kể đối với kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam.

Theo số liệu do Cơ quan chức năng Singapore công bố định kỳ, năm 2024 Singapore nhập khẩu từ thế giới hơn 3,87 tỷ SGD giá trị các mặt hàng thịt và trứng gia cầm. Trong số đó giá trị các mặt hàng thịt tươi sống, giữ mát hoặc đông lạnh là hơn 1,69 tỷ SGD; giá trị các mặt hàng thịt đã qua chế biến là 216 triệu SGD và giá trị các mặt hàng trứng gia cầm là hơn 261 triệu SGD.

Singapore là một trong những nước có những quy định nhập khẩu thực phẩm khó tính bậc nhất thế giới. Thực phẩm chỉ có thể được đưa vào bởi các nhà nhập khẩu được cấp phép và tất cả các lô hàng phải được khai báo và kèm theo giấy phép nhập khẩu hợp lệ. Thịt và các sản phẩm từ thịt phải được nhập khẩu qua các nguồn được công nhận tại những nước đã được chứng nhận đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm của Singapore.

Do vậy, để được thị trường này chấp thuận nhập khẩu sản phẩm thịt và trứng, các doanh nghiệp của Việt Nam đã đầu tư đổi mới quy trình, công nghệ sản xuất, tuân thủ các tiêu chuẩn của SFA gồm: Hệ thống an toàn thực phẩm, quy định vận hành tiêu chuẩn, khả năng truy xuất nguồn gốc và đào tạo công nhân...

Hơn nữa, Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore cũng mở cửa thị trường cho các sản phẩm trứng gia cầm và thịt (không bao gồm thịt bò) đóng hộp/tiệt trùng ở nhiệt độ cao và áp suất cao (theo danh sách khuyến nghị của cơ quan chức năng của Việt Nam).

Ông Cao Xuân Thắng nhấn mạnh: Thành công này là minh chứng cho thấy các sản phẩm chăn nuôi nói riêng, sản phẩm nông sản nói chung của Việt Nam có khả năng và tiềm năng lớn trong việc chinh phục thị trường khó tính.

Đặc biệt, dấu mốc này có ý nghĩa đối với ngành công nghiệp chăn nuôi của Việt Nam, tiền đề quan trọng không chỉ với doanh nghiệp được cấp phép lần này mà còn là bước đệm để doanh nghiệp khác có thể thâm nhập thị trường Singapore - một thị trường có các quy định, tiêu chuẩn hết sức nghiêm ngặt. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức đối với doanh nghiệp trong việc kiểm soát, duy trì chất lượng, sản lượng ổn định để giữ vững chỗ đứng trên thị trường nhiều đối thủ cạnh tranh.

Công ty TNHH QL VietNam Agroresources tại ấp Thanh Xuân, xã Mỏ Công, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh tiến hành phân loại trứng gà. Ảnh: Thanh Tân/TTXVN
Công ty TNHH QL VietNam Agroresources tại ấp Thanh Xuân, xã Mỏ Công, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh tiến hành phân loại trứng gà. Ảnh: Thanh Tân/TTXVN

Đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp, Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho rằng, đảo quốc sư tử là trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn thứ hai trên thế giới nên việc xuất khẩu sang thị trường Singapore là bước đà để sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam tiếp cận thị trường, mở rộng chuỗi cung ứng tới các nước khác trong khu vực và thế giới.

Thời gian tới, doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư vào công nghệ, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên cập nhật các tiêu chuẩn của Singapore, đẩy mạnh xúc tiến ngành hàng và phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý để duy trì uy tín trên thị trường quốc tế.

Trong tháng 2/2025, kim ngạch xuất nhập khẩu từ Việt Nam sang Singapore tăng trưởng với cả 3 chỉ tiêu kim ngạch đều tăng mạnh, đưa Việt Nam vươn lên thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của Singapore và là đối tác nhập khẩu lớn thứ 7 của nước này.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 3/7, Cục Hải quan ban hành văn bản hỏa tốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện thủ tục hải quan trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Văn bản này nhằm bảo đảm việc thông quan hàng hóa và phương tiện vận tải diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn do thay đổi địa giới hành chính.

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

fb yt zl tw