Thị trường bánh trung thu "khởi động" sớm

Dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến tết Trung Thu nhưng thị trường bánh trung thu năm nay đã bắt đầu vào mùa với đa dạng chủng loại sản phẩm, mẫu mã. Do thị trường chỉ mới “khởi động” nên sức mua chưa nhiều.

364804140_309552674926804_12511552525312070_n.jpg
Một gian hàng bán bánh trung thu khu vực Siêu thị Go Lào Cai.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lào Cai, những ngày này, dọc tuyến đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, nhiều gian hàng bánh trung thu đã được dựng lên để phục vụ những khách hàng có nhu cầu mua bánh sớm. Tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm và các cửa hàng bakery, bánh trung thu được ưu tiên vị trí đẹp, trưng bày bắt mắt. Trong đó, phần lớn là các thương hiệu nổi tiếng như Kinh Đô, Hữu Nghị, Bibica….

Theo các chủ cửa hàng bán bánh trung thu, giá bánh năm nay tăng nhẹ so với năm ngoái. Để tránh tình trạng độn giá vào các ngày cao điểm, giá bánh sẽ được niêm yết trên hộp để giữ bình ổn giá.

z4628777741778_fe734d34cc622299478c5c9df7f6604a.jpg
Bánh trung thu năm nay có nhiều mẫu mã bắt mắt để khách hàng lựa chọn.

Anh Nhữ Đình Tuyên, chủ quầy bánh trung thu Kinh Đô khu vực cổng Công viên Nhạc Sơn cho biết: Tôi bắt đầu mở bán từ rằm tháng 6 vì người tiêu dùng có xu hướng mua bánh trung thu sớm để làm quà biếu, tặng người thân hoặc cúng Rằm tháng Bảy. Ngoài ra, nhiều người muốn thưởng thức bánh trung thu từ sớm chứ không đợi đến đúng dịp mới mua. Hiện tại, quầy hàng chủ yếu phục vụ khách mua lẻ, chưa có khách mua số lượng nhiều làm quà tặng. Dự báo, thời điểm nhu cầu mua bánh trung thu 2023 sẽ tăng cao từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 9.

Anh Tuyên giới thiệu thêm: Đặc biệt, đây là mùa trung thu kỷ niệm 25 năm bánh Kinh Đô ra đời nên nhãn hàng cho ra mắt bộ sưu tập hơn 70 hương vị, 25 thiết kế phiên bản giới hạn. Mỗi chiếc bánh được chế tác cầu kỳ, tỉ mỉ để chào đón lễ hội trung Thu. Sản phẩm được lấy cảm hứng từ hình ảnh gia đình sum vầy dưới ánh trăng, kèm theo thông điệp ẩn sau nắp hộp, khi chiếu đèn flash mới thấy.

z4628778718040_c57d360341f5daab5b56f6a4e71cf50b.jpg
Bánh trung thu có quà tặng kèm trẻ em để thu hút khách.

Chị Nguyễn Minh Minh, bán hàng tại quầy bánh trung thu Hữu Nghị trên đường Hoàng Liên cho biết: Tết Trung thu năm nay vào cuối tháng 9 dương lịch nên công ty đã triển khai kế hoạch bán sớm, vừa để khách hàng nhận diện thương hiệu, đồng thời phục vụ nhu cầu mua biếu, tặng của người dân trong dịp lễ 2/9 sắp tới. Nhìn chung, mức giá của bánh trung thu Hữu Nghị không quá đắt, phù hợp với tình hình tài chính chung của người Việt.

Cũng theo chị Minh, mùa Trung Thu năm 2023, Hữu Nghị cho ra mắt dòng bánh Momiji hứa hẹn sẽ gây ấn tượng bởi những chiếc bánh nhân Lava tan chảy, độc đáo cùng những hương vị mới được giới trẻ yêu thích như sữa chua cranberry, phô mai sen nhuyễn, trà sữa trân châu đen, trứng muối hoa đậu biếc…

Tương tự, chủ cửa hàng tạp hoá Hằng Hải, phường Kim Tân, thành phố Lào Cai cho biết: Vì mới đầu mùa nên cửa hàng chỉ bán những loại bánh bình dân có giá 40.000 đồng/chiếc. Ngoài các thương hiệu bánh nổi tiếng thì dòng bánh trung thu truyền thống thương hiệu Hương Thơm (huyện Bát Xát) cũng được ưa chuộng. Lý do là giá thành rẻ (chỉ 28.000 đồng/chiếc) mà chất lượng không thua kém các thương hiệu lớn.

z4628778762023_32d11af2e3b2caeffdaeccc31e03484a.jpg
Nhiều gian hàng bánh trung thu được mở bán sớm phục vụ nhu cầu khách hàng.

Đang tham khảo bảng giá một số sản phẩm bánh trung thu để biếu khách hàng, chị Nguyễn Bích Hồng, phường Cốc Lếu cho biết: Tôi thấy năm nay bánh trung thu có nhiều mẫu mã mới, nhìn đẹp mắt, mới lạ hơn so với những năm trước, giá cả vẫn không thấy tăng nhiều, chỉ xuất hiện thêm dòng sản phẩm bánh thượng hạng là hơi đắt tiền. Vì mua số lượng nhiều để tặng đối tác nên tôi phải tham khảo giá của nhiều thương hiệu khác nhau.

z4628857637375_ff04ff47465f418ecbdb56f166843356.jpg
Bánh trung thu handmade cũng phong phú mẫu mã không kém các thương hiệu lớn.

Trong khi thị trường bánh trung thu truyền thống chưa sôi động thì thị trường online với các sản phẩm bánh trung thu handmade lại có phần “khởi sắc” hơn.

Theo chị Hàn Thanh Thuý, phường Lào Cai, một người từng bán bánh trung thu handmade nhiều năm nay cho biết: Cùng với các dòng bánh trung thu như mọi năm, năm nay có thêm bánh trung thu dạng bánh mochi của Nhật Bản hay bánh nhân trái cây cũng được nhiều người đặt hàng. Ngoài ra, bánh trung thu được làm thủ công trang trí họa tiết 3D cũng được nhiều người quan tâm. Đặc điểm chung là bánh có tạo hình và màu sắc độc đáo, đẹp mắt với những thiết kế tinh xảo như đầu lân, hoa sen, hoa mẫu đơn… giống như những tác phẩm nghệ thuật, khách có thể mua về ăn hoặc trưng bày, biếu tặng.

z4628857676170_8462334bccffd7738e445eec82a920ce.jpg
68848212_120546219303540_4477935423955402752_n.jpg
Sản phẩm bánh trung thu 3D đẹp mắt được nhiều khách hàng yêu thích.

Chị Vũ Thảo My, phường Duyên Hải cho biết: Cả gia đình tôi đều thích bánh trung thu handmade vì nhiều vị nhân mới, giá thành không quá cao, mua về nhà thắp hương hay mang đi biếu tặng đều hợp lý. Đặc biệt các thành viên cao tuổi trong gia đình yêu thích bánh trung thu healthy được làm bằng đường ăn kiêng và các loại ngũ cốc tốt cho sức khoẻ.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như sức khỏe cho người tiêu dùng, trong dịp tết Trung thu năm nay, các nhà quản quản lý cũng khuyến cáo người tiêu dùng nên tìm mua sản phẩm của các cơ sở sản xuất có uy tín, không nên mua sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

fb yt zl tw