Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Thận trọng chọn môn

Năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo phương án mới nên việc tư vấn, hỗ trợ người học được các trường THPT đặc biệt coi trọng.

Học sinh lớp 12 năm học 2024 - 2025 là lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình mới. Ảnh minh họa: INT
Học sinh lớp 12 năm học 2024 - 2025 là lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình mới. Ảnh minh họa: INT

Ít học sinh chọn môn thi mới

Trường THPT Nguyễn Huệ (Thái Bình) đã tổ chức khảo sát nguyện vọng học sinh về việc lựa chọn 2 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 ngay sau khi Bộ GD&ĐT có thông báo phương án thi. Theo thầy Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hoàng, tại thời điểm này, đa số lựa chọn thi các môn Khoa học xã hội (80%); số học sinh lựa chọn các môn Khoa học tự nhiên chỉ chiếm 20%. Ở mỗi lớp cũng có sự lựa chọn đa dạng với nhiều nhóm môn khác nhau.

Tuy nhiên, sau nhiều lần tư vấn hướng nghiệp, tư vấn lựa chọn môn thi của Ban tư vấn hướng nghiệp Trường THPT Nguyễn Huệ và thầy cô chủ nhiệm, học sinh có thay đổi đáng kể, môn thi cũng gọn hơn. Học sinh trong mỗi lớp có sự thống nhất cao hơn trong lựa chọn hai môn thi. Ví dụ, cặp môn Địa lí - Giáo dục Kinh tế và Pháp luật có tỷ lệ chọn cao nhất; tiếp đến là Lịch sử - Địa lí; Lịch sử - Giáo dục Kinh tế và Pháp luật.

Nhóm môn tự nhiên tập trung ở cặp môn Vật lí - Hóa học. Trong số các môn có học sinh chọn, Tiếng Anh số lượng ít nhất. Hai môn Công nghệ và Tin học, học sinh không lựa chọn, vì tâm lý thận trọng đây là hai môn chưa từng thi tốt nghiệp THPT.

“Tôi đánh giá học sinh đã căn cứ thực lực của mình để chọn môn. Ban đầu sự lựa chọn chưa tập trung, bởi các em chưa định hướng rõ nét. Sau định hướng của thầy cô, cùng nghiên cứu kỹ hơn về môn thi, các em đã định hướng rõ nét hơn. Lựa chọn học sinh có thể còn thay đổi, nhưng tiên lượng không nhiều vì các em đã được tư vấn kỹ”, thầy Nguyễn Văn Hoàng chia sẻ.

Năm học này, Trường THPT Hùng Vương (Đắk Lắk) có hơn 300 học sinh lớp 12, nhưng chỉ có 50 em chọn môn Tiếng Anh, 60 em chọn Lịch sử. Các môn Hóa học, Vật lí, Địa lí, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật được lựa chọn nhiều nhất. Môn Tin học, Công nghệ hầu như không có học sinh lựa chọn.

“Lựa chọn của các em xuất phát từ sở trường, năng lực. Tuy nhiên, do hầu hết trường đại học chưa công bố tổ hợp xét tuyển cho kỳ tuyển sinh 2025 nên nhiều em ưu tiên chọn môn học xét được nhiều tổ hợp để bảo đảm an toàn”, cô Nguyễn Ngân Hà - giáo viên nhà trường cho hay.

Tương tự, Trường THPT Công nghiệp (Hòa Bình) thực hiện khảo sát việc lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 từ năm học 2023 - 2024. Đầu năm học 2024 - 2025, nhà trường cho học sinh đăng ký nguyện vọng môn thi tốt nghiệp THPT. Kết quả, 100% chọn các môn thi có trong các tổ hợp xét tuyển đại học, cao đẳng; không có học sinh chọn môn mới như Công nghệ, Tin học.

Cô Vương Thị Kiều Nga - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Việc lựa chọn môn thi của học sinh dựa trên năng lực, sở trường của bản thân và theo định hướng nghề nghiệp, các tổ hợp xét tuyển vào trường đại học các em mong muốn. Quá trình này, các em luôn có sự đồng hành, tư vấn, định hướng của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn. Đồng thời, trong các môn học, đặc biệt môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, học sinh được cung cấp các thông tin, kỹ năng quan trọng trong lựa chọn ngành nghề phù hợp.

“Nhà trường có các buổi định hướng, tư vấn, hướng dẫn học sinh lựa chọn môn thi phù hợp. Trong thời gian tiếp theo, dựa trên kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, nhà trường tiếp tục tư vấn, hướng dẫn các em lựa chọn phù hợp nhất. Học sinh có thể tiếp tục cân nhắc, lựa chọn lại môn thi dựa trên năng lực và kết quả học tập.

Cho dù ở giai đoạn, thời gian nào, nhà trường luôn đồng hành và sẵn sàng hỗ trợ để các em có kết quả tối ưu nhất trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên theo Chương trình GDPT 2018”, cô Vương Thị Kiều Nga cho hay.

Cô trò Trường THPT Công nghiệp (Hòa Bình). Ảnh: NTCC
Cô trò Trường THPT Công nghiệp (Hòa Bình). Ảnh: NTCC

Đồng hành, hỗ trợ

Không chỉ tại Trường THPT Hòa Bình, công tác hỗ trợ, tư vấn học sinh lựa chọn môn thi đều được các trường quan tâm. Theo thầy Phan Văn Phúc - Hiệu trưởng Trường THPT Đoàn Thị Điểm (huyện Thạch Phú, tỉnh Bến Tre), ngay từ năm lớp 10, trước khi xếp lớp, nhà trường đã triển khai tư vấn thật kỹ cho học sinh lựa chọn tổ hợp môn học theo năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp, nguyện vọng học đại học.

Triển khai công tác tư vấn hướng nghiệp, nhà trường cũng tổ chức các hoạt động trải nghiệm gắn với việc tìm hiểu nhu cầu nghề nghiệp ngay từ năm lớp 10. Qua đó, học sinh có định hướng, lựa chọn nguyện vọng học đại học và môn thi tốt nghiệp THPT một cách phù hợp.

“Ngay từ đầu năm học 2024 - 2025, Trường THPT Đoàn Thị Điểm tổ chức họp cha mẹ học sinh nhằm phối hợp hỗ trợ tư vấn cho các em trước khi lựa chọn môn thi. Ngoài ra, trường phát huy cao nhất vai trò đội ngũ công tác tư vấn học đường, xây dựng kênh thông tin xuyên suốt để tư vấn hỗ trợ, giải đáp thắc mắc khi học sinh gặp khó khăn.

Nhờ công tác tư vấn, hỗ trợ tích cực của thầy cô và gia đình nên không có trò lựa chọn môn thi theo cảm tính, số đông bạn bè mà chủ yếu trên cơ sở nguyện vọng, năng lực, định hướng nghề nghiệp của các em và xu hướng phát triển của xã hội”, thầy Phan Văn Phúc thông tin thêm.

Với Trường THPT Hùng Vương, cô Nguyễn Ngân Hà cho hay, nhà trường thành lập nhiều tiểu ban tư vấn các tổ hợp môn, khối ngành theo năng lực, sở trường học sinh; đồng thời tổ chức hiệu quả hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp. Bên cạnh triển khai trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học, các buổi tư vấn được nhà trường tổ chức, giải đáp băn khoăn, thắc mắc của phụ huynh, học sinh.

Nhà trường cũng xây dựng kế hoạch, yêu cầu 100% giáo viên lớp 12 dạy các môn thi phải được tập huấn, bồi dưỡng về chương trình, sử dụng SGK, cách thức xây dựng đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Ngoài ra, trong cùng một lớp, học sinh có thể lựa chọn những môn thi tốt nghiệp khác nhau, nên nhà trường tổ chức các tiết buổi 2 dưới dạng lớp ghép (trừ môn Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hóa học). Các tiết ôn tập được tổ chức vào chiều thứ Sáu, giúp học sinh tổng kết nội dung học trong tuần và củng cố, rèn luyện thêm kiến thức đã học.

Học sinh tuyệt đối không nên lựa chọn môn thi theo cảm tính, số đông mà cần căn cứ trên năng lực, sở trường, định hướng nghề nghiệp, nguyện vọng học đại học của bản thân.

Các em cần tham vấn ý kiến của thầy cô, gia đình trước khi quyết định lựa chọn, đồng thời không nên thay đổi khi lựa chọn và ôn tập. Khi đã lựa chọn môn thi, cần xây dựng kế hoạch học tập phù hợp, phân phối thời gian hợp lý ở các môn học, kể cả môn lựa chọn thi tốt nghiệp THPT, cũng như môn không lựa chọn thi. - Thầy Phan Văn Phúc - Hiệu trưởng Trường THPT Đoàn Thị Điểm

Theo giaoducthoidai.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Còn bao nhiêu cột kim loại nữa?

Còn bao nhiêu cột kim loại nữa?

Ở nhiều thôn bản vùng cao của tỉnh còn bao nhiêu cột điện, bao nhiêu hộ dân dùng cột kim loại để làm trụ đỡ đường dây kéo điện? Nên chăng, chính quyền địa phương và ngành điện cần có cuộc rà soát toàn tỉnh để có phương án hỗ trợ người dân sử dụng điện lưới quốc gia an toàn, hiệu quả.

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thay đổi môn thi thứ ba trong thi lớp 10 để tránh học lệch

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thay đổi môn thi thứ ba trong thi lớp 10 để tránh học lệch

Liên quan đến việc lựa chọn môn thi tuyển sinh lớp 10 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, ngày 31/10, bên lề Hội nghị tổng kết công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị cho kỳ thi từ năm 2025, diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng có chia sẻ thêm với báo chí xung quanh vấn đề này.

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân tộc thiểu số hãy tự tin làm chủ cuộc sống”.

 Bắc Hà: Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất giáo dục

Bắc Hà: Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất giáo dục

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong trường học. Xác định tầm quan trọng đó, nhiều năm qua, huyện Bắc Hà đã quan tâm, đầu tư, mua sắm trang thiết bị, từng bước đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng việc dạy học theo chương trình mới.

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục

“Đổi mới mạnh mẽ, toàn diện hoạt động chuyển đổi số, phấn đấu tạo môi trường giáo dục số, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa giáo dục...” là những mục tiêu mà ngành giáo dục và đào tạo Lào Cai đang hướng đến.

Bảo đảm môi trường học tập lành mạnh và hiệu quả

Bảo đảm môi trường học tập lành mạnh và hiệu quả

Điện thoại di động dần trở thành thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, trong môi trường giáo dục, việc học sinh sử dụng điện thoại trong trường học gây ra rất nhiều hệ lụy, ảnh hưởng chất lượng dạy và học. Vì vậy, hiện nay nhiều địa phương, trường học đã đưa ra biện pháp hạn chế hoặc cấm triệt để nhằm bảo đảm môi trường học tập lành mạnh và hiệu quả.

Đưa vị thế giáo dục thành phố Lào Cai lên tầm cao mới

Đưa vị thế giáo dục thành phố Lào Cai lên tầm cao mới

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thành phố Lào Cai, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thành phố cũng đạt nhiều kết quả quan trọng, xứng đáng là “lá cờ đầu” về phong trào đổi mới giáo dục trên địa bàn tỉnh. Sau 20 năm thành lập, thành phố Lào Cai đang bước vào chặng đường mới với quyết tâm đưa vị thế giáo dục lên tầm cao mới.

UBND tỉnh chỉ đạo xử lý nghiêm tồn tại trong công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT thị xã Sa Pa

UBND tỉnh chỉ đạo xử lý nghiêm tồn tại trong công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT thị xã Sa Pa

Liên quan đến phản ánh của nhóm phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam và dư luận xã hội về một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông (THCS&THPT) thị xã Sa Pa, ngày 21/10/2024, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan, đơn vị có liên quan xác minh, xử lý nghiêm và khắc phục kịp thời các tồn tại, đảm bảo tốt nhất điều kiện học tập, sinh hoạt cho học sinh.

fbytzltw