Thêm yêu quê hương qua những tiết học

Giáo dục địa phương (GDĐP) là một trong những môn học của chương trình giáo dục phổ thông 2018, cung cấp kiến thức hữu ích về nơi sinh sống, bồi dưỡng tình yêu quê hương cho học sinh (HS)… Tại Bình Dương, việc giảng dạy GDĐP đang được chú trọng và đổi mới nhằm mang đến cho HS những trải nghiệm học tập hiệu quả và thiết thực.

Học sinh trường THCS Mỹ Phước thuyết trình chủ đề “Bảo vệ di sản văn hóa Bình Dương” trong tiết học GDĐP
Học sinh trường THCS Mỹ Phước thuyết trình chủ đề “Bảo vệ di sản văn hóa Bình Dương” trong tiết học GDĐP

Đa dạng hóa nội dung dạy

Nội dung GDĐP được xây dựng dựa trên các chủ đề về lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội và môi trường của địa phương. Các chủ đề này được lồng ghép vào chương trình giảng dạy của các môn học, như: Lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, ngữ văn… Để giúp HS tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, các giáo viên (GV) đã áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy đa dạng, như: Thuyết trình kết hợp với hình ảnh, video, bản đồ; tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế như tham quan di tích lịch sử, văn hóa, khu công nghiệp, khu nông nghiệp; sử dụng các trò chơi, hoạt động tập thể…

Nói về việc triển khai dạy và học bộ môn GDĐP tại trường, cô Trần Thị Hà, Phó Hiệu trưởng trường THCS Hội Nghĩa (TP.Tân Uyên), cho biết hiện tại bộ môn GDĐP được giảng dạy theo chủ đề như cội nguồn lịch sử vùng đất Bình Dương; âm nhạc truyền thống; dân cư và xã hội… GV có thể thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bằng cách linh hoạt dạy học trên lớp, tại thực địa, tại bảo tàng, tổ chức cho HS thảo luận, hùng biện, trình bày ý kiến riêng của mình hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa khác… Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện cho GV thực hiện hoạt động dạy và học một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó, các Đoàn trường, Liên đội của các trường cũng tiến hành tích hợp nội dung GDĐP vào các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, hay hành trình về các địa chỉ đỏ trên địa bàn để tổ chức kết nạp đội viên, đoàn viên, các buổi ngoại khóa lồng ghép trong tiết chào cờ đầu tuần… để HS có thêm nhiều trải nghiệm, hứng thú hơn với nội dung giáo dục này.

Là người trực tiếp tham gia giảng dạy bộ môn GDĐP, thầy Lê Minh Quân, GV trường THCS Mỹ Phước (TX. Bến Cát), chia sẻ: “Chúng tôi thường xuyên tổ chức đa dạng các hoạt động trong môn học này theo từng chủ đề nhằm giúp HS có thể hiểu thêm về vùng đất và con người Bình Dương, nơi các em đang sinh sống và học tập. Việc đa dạng hóa các phương pháp dạy học nhằm giúp các em HS hào hứng trong mỗi tiết học và có thêm tình yêu với quê hương. Tình yêu ấy sẽ được bồi đắp từ những điều bình dị, gần gũi nhất, trong đó có những tiết học trên ghế nhà trường”.

Một tiết học giáo dục lịch sử địa phương theo hình thức trải nghiệm mang lại nhiều hứng thú cho học sinh trường Tiểu học Lương Thế Vinh, TP.Thuận An
Một tiết học giáo dục lịch sử địa phương theo hình thức trải nghiệm mang lại nhiều hứng thú cho học sinh trường Tiểu học Lương Thế Vinh, TP.Thuận An

Tạo hứng thú cho học sinh

Tại trường Tiểu học Lương Thế Vinh (TP.Thuận An), những buổi học GDĐP thường lồng ghép với hoạt động trải nghiệm thực tế tại các di tích lịch sử, làng nghề địa phương. Mới đây, trong một tiết học GDĐP, HS của trường được trực tiếp tham quan và trải nghiệm thực tế tại làng gốm Lái Thiêu. Cô Hồ Thị Diệp Phương, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết học GDĐP không chỉ giúp HS hiểu về mảnh đất, con người nơi mình sinh ra và lớn lên mà còn là cách giúp các em nhận thức sâu sắc thêm lịch sử dân tộc, quê hương. Chúng tôi đã bám sát chỉ đạo của cấp trên để lựa chọn những nội dung sát thực tế nhất với địa phương để giảng dạy. Để dạy tốt môn học này, nhà trường đã hướng dẫn GV nghiên cứu học tập từ các tài liệu về văn hóa, lịch sử địa phương để từ đó vận dụng sáng tạo vào mỗi tiết dạy nhằm tạo hứng thú cho các em HS”.

Trong chương trình giảng dạy, nhiều GV cũng đã “thực tiễn hóa” bài học bằng các hoạt động vui tươi, đem đến nhiều hứng thú cho HS. Em Nguyễn Phạm Thị Quỳnh Như, HS lớp 10T2 trường THPT Chuyên Hùng Vương (TP.Thủ Dầu Một), chia sẻ: “Em rất hào hứng khi được học môn GDĐP bởi qua môn học này em biết được các nét đẹp văn hóa của quê hương Bình Dương. Từ đó, em càng thêm tự hào và yêu quê hương Bình Dương hơn”. Cùng chung cảm xúc ấy, em Huỳnh Phú Quý, HS lớp 7A1 trường THCS Mỹ Phước, cho biết khi tham gia tiết học GDĐP bản thân em thấy rất hào hứng và mong chờ vì môn học này có nhiều chủ đề khác nhau với nhiều hoạt động phong phú. Qua mỗi tiết học, HS được sáng tạo, thể hiện sự cảm nhận của mình”.

GDĐP đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục HS lòng yêu quê hương, đất nước. Qua môn học này, các em được tìm hiểu về những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương, từ đó hình thành ý thức bảo vệ và phát huy những giá trị này. Dù là môn học nào thì đổi mới trong cách dạy học cũng rất cần thiết, giáo dục HS bằng việc trải nghiệm trên chính những “địa chỉ” có từ trong bài học là điều nên làm và hiệu quả nhất.

Hiện tại, Bình Dương đã tiến hành giảng dạy chương trình GDĐP cho HS khối 6, 7, 8 và khối 10, 11. Còn lớp 9 và 12, trong năm học 2024- 2025, tỉnh sẽ đưa vào giảng dạy bộ môn này.

Báo Bình Dươngnull

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương

Việc cải thiện chất lượng đào tạo, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, cùng với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương sẽ tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động. Điều này không chỉ góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương mà còn giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả hơn trong nền kinh tế toàn cầu.

Về làng thông minh, cảm nhận sự đổi thay

Về làng thông minh, cảm nhận sự đổi thay

Xã Bạch Đằng (TP.Tân Uyên) được Bình Dương chọn là một trong những địa phương thí điểm xây dựng làng thông minh. Với sự nỗ lực chung, sau 3 năm triển khai xây dựng thí điểm mô hình, đến nay người dân, du khách đang cảm nhận rõ nét sự thay đổi của vùng đất cù lao này.

Bình Dương phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực phát triển

Bình Dương phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Bình Dương chú trọng vào các vấn đề chủ đạo trong việc triển khai thực hiện quy hoạch. Đó là phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực; không hy sinh lợi ích của người dân và môi trường… để đánh đổi lấy sự phát triển. Tổ chức thực hiện quy hoạch phải khoa học, phù hợp với sự phát triển thực tế của địa phương, khu vực, quốc gia, quốc tế.

Bình Dương vươn mình để trở thành thành phố trực thuộc trung ương: Tìm thấy "phương tiện đặc biệt"!

Bình Dương vươn mình để trở thành thành phố trực thuộc trung ương: Tìm thấy "phương tiện đặc biệt"!

Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương khẳng định mô hình "Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ" đã trở thành phương tiện giúp địa phương thu hút nguồn lực củng cố hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp đồng bộ đô thị, giao thông, văn hóa, xã hội.

Bình Dương cùng đồng bào miền Bắc vượt qua bão lũ

Bình Dương cùng đồng bào miền Bắc vượt qua bão lũ

Những ngày qua, hậu quả của bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu sau bão để lại đã gây ảnh hưởng, thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản đối với đồng bào các tỉnh, thành miền Bắc nước ta. Cùng với cả nước, Bình Dương đang hướng về miền Bắc thân yêu với rất nhiều tình cảm chia sẻ cũng như huy động sự chung sức của cộng đồng để tiếp tục hỗ trợ cho đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả do bão gây ra, sớm vượt qua khó khăn.

Lớp học “khai giảng” sớm

Lớp học “khai giảng” sớm

Những ngày cuối tháng 8, hàng trăm học sinh ở những lớp học tình thương (LHTT) trên địa bàn tỉnh đã “khai giảng” năm học mới. Ở lễ khai giảng đó, không tiếng trống trường, không rộn ràng cờ hoa nhưng đầy ắp tình thương của những thầy cô giáo là các anh chị tình nguyện viên, đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Bình Dương hiện có 12 LHTT do các tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quản lý với hơn 400 em.

Có một “Không gian văn hóa Bác Hồ” trong đôi mắt trẻ thơ

Có một “Không gian văn hóa Bác Hồ” trong đôi mắt trẻ thơ

Từ ánh mắt trong veo, qua những câu chuyện sôi nổi, hồn nhiên của những đứa trẻ, hình ảnh Bác Hồ hiện lên thật gần gũi và kính yêu biết mấy… Đã lâu rồi, ở góc sân trường Tiểu học Phú Hòa 3 (TP.Thủ Dầu Một) có một “Không gian văn hóa Bác Hồ” trực quan sinh động như thế, nơi sự kính yêu, lòng biết ơn của thế hệ thiếu nhi dành cho Bác ngày càng nhiều hơn, nơi tình yêu quê hương đất nước và lý tưởng đẹp đẽ của các em đang được cô Lê Thị Kim Thúy, Hiệu trưởng nhà trường từng ngày vun đắp…

Bình Dương đổi mới trong thu hút đầu tư nước ngoài

Bình Dương đổi mới trong thu hút đầu tư nước ngoài

Nhờ triển khai nhiều giải pháp về đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, tập trung phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng tạo động lực tăng trưởng, chú trọng thu hút nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, tỉnh Bình Dương tiếp tục là sự chọn lựa hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài thế hệ mới.

Áp dụng quy định 35 học sinh/lớp, Bình Dương gặp khó

Áp dụng quy định 35 học sinh/lớp, Bình Dương gặp khó

Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 đối với bậc Tiểu học, trong đó có nội dung không xếp quá 35 học sinh/lớp. Điều này đang đặt ra nhiều thách thức cho các trường Tiểu học ở Bình Dương.

fbytzltw