Thêm nguồn sáng trên sông Chảy

LCĐT - Là bậc thang thủy điện cuối cùng trên sông Chảy thuộc địa phận Lào Cai, sau khi hoàn thành, thủy điện Phúc Long không chỉ đóng góp nguồn sáng vào lưới điện quốc gia mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương.

Những ngày nước rút

Kỹ sư Phạm Trung Tuyến, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Phúc Long kiêm Trưởng Ban Quản lý dự án đưa chúng tôi tham quan một vòng công trường rồi dừng lại ở khu vực đang lắp đặt 2 tua bin - đây được coi là trái tim của nhà máy. Thật ngạc nhiên khi hạng mục này đang được các chuyên gia, kỹ sư Việt Nam lắp đặt. Điều này thực sự đáng quý bởi những phần việc như thế này ở hầu hết các nhà máy trên địa bàn tỉnh do các chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm. Cũng vì chưa làm chủ được công nghệ nên khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh dù đã thi công xong phần xây dựng vẫn phải nằm chờ do thiếu chuyên gia nước ngoài, không ít dự án hàng trăm tỷ đồng bị chậm tiến độ.

Thi công nước rút để phát điện đúng tiến độ.
Thi công nước rút để phát điện đúng tiến độ.

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên việc thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị của Dự án Nhà máy Thủy điện Phúc Long bị giãn tiến độ. Dự án chậm đưa vào vận hành ngày nào là thiệt hại kinh tế ngày ấy. Vì vậy, bước sang năm 2021, cả chủ đầu tư và nhà thầu đều quyết tâm không để lỡ hẹn thêm lần nữa.

Anh Tuyến cho biết: Từ mùng 6 tết Nguyên đán Tân Sửu, các nhà thầu lắp đặt thiết bị đã ra quân, huy động nhân lực, phương tiện khẩn trương thi công để bù đắp khoảng thời gian bị chậm, phấn đấu chạy thử và phát điện hòa lưới điện quốc gia tổ máy số 1 vào ngày 20/4/2021 và tổ máy số 2 vào tháng 5/2021.

Đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành các hạng mục quan trọng như phần thi công xây dựng nhà máy, trạm biến áp, kênh xả… Hơn 1 năm qua, nhà máy được xây dựng với tiến độ “thần tốc”. Trên công trường duy trì hàng trăm lao động. Cùng thời điểm này năm trước, lòng sông vẫn còn ngổn ngang máy móc đào đắp nhưng đến nay đã hình thành một con đập sừng sững vắt ngang sông Chảy. Trước mùa lũ năm nay, dự án sẽ tiến hành ngăn đập dâng nước và sau đó chính thức vận hành. Anh Phạm Trung Tuyến cho biết: Quá trình thi công nhà máy gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là địa chất khu vực thi công thân đập rất phức tạp nên chúng tôi đã chỉ đạo nhà thầu áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất để thi công.

Song song với việc thi công xây lắp, Công ty Cổ phần Thủy điện Phúc Long cũng cử công nhân đi đào tạo sẵn sàng vận hành nhà máy. Trong tuyển dụng, công ty ưu tiên chọn con em người địa phương, qua đó tạo sự gắn kết giữa đơn vị và địa phương cũng như hoạt động ổn định của nhà máy.

Tương lai đổi thay vùng đất ven sông

Dự án Thủy điện Phúc Long thuộc địa phận 2 xã Phúc Khánh và Xuân Thượng, huyện Bảo Yên, gồm 2 tổ máy có công suất 22MW, được áp dụng công nghệ nhà máy thủy điện cột nước thấp, tổng mức đầu tư 757 tỷ đồng. Dự án sau khi hoàn thành sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia 82,3 triệu kWh mỗi năm. Không chỉ đóng góp cho ngân sách địa phương, dự án còn tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Nam huyện Bảo Yên. Đơn cử, khu vực xây dựng đập nhà máy, từ hơn 1 năm qua, khi công trình được khởi động với sự xuất hiện của hàng trăm công nhân thì nơi đây nhộn nhịp như một thị tứ.

Trong tương lai, khi thủy điện dâng nước lên cao trình thiết kế, dòng sông hung dữ, nhiều thác ghềnh trước kia sẽ được thuần hóa trở thành một vùng hồ rộng lớn với chiều dài theo lòng sông gần hai chục cây số. Vùng hạ du sông Chảy thuộc các xã Việt Tiến, Phúc Khánh sẽ không còn lo lũ dữ như bao năm qua.

Trên thượng nguồn, nước sông dâng lên sẽ khiến nhiều diện tích lúa, hoa màu ven sông bị ảnh hưởng, không thể canh tác nhưng đó cũng là cơ hội để người dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Hiện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Yên đang phối hợp với chính quyền các địa phương vùng hồ tìm vị trí phù hợp để hỗ trợ người dân nuôi cá lồng. Ở khu vực Xuân Thượng và thị trấn Phố Ràng, khi hồ thủy điện hình thành còn mở ra cơ hội phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Trong quy hoạch đô thị trung tâm Phố Ràng, huyện Bảo Yên cũng đang điều chỉnh, mở rộng đô thị ở cả 2 bên bờ sông, đưa dòng sông Chảy vào lõi đô thị, biến đô thị Phố Ràng trở thành đô thị ven sông.

Kỹ sư Phạm Trung Tuyến, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Phúc Long kiêm Trưởng Ban Quản lý dự án cho biết: Khi thực hiện dự án, chúng tôi đã được cấp ủy đảng, chính quyền và người dân tạo mọi điều kiện thuận lợi để công trình hoàn thành đúng tiến độ. Vì vậy, sau khi thủy điện đi vào vận hành, bên cạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, công ty xác định sẽ luôn đồng hành với địa phương trong thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, an sinh xã hội và coi đó là phương châm để công ty hoạt động bền vững.       

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Do đặc thù công việc và đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm cũng như tiến độ giao hàng theo hợp đồng ký kết với các đối tác nên hầu hết doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuyên dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 238,88 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

fb yt zl tw