Livestream bán hàng "bùng nổ" làm tăng nhu cầu mua sắm online

Sức hút của livestream bán hàng chính là người tiêu dùng rất dễ dàng tương tác với người bán về thông tin và chất lượng sản phẩm, hóa giải mối lo ngại mỗi khi họ muốn tiếp cận với mua sắm trực tuyến.

Tại Diễn đàn toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam (VOBF 2024) với chủ đề “Thương mại điện tử bền vững” do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) tổ chức tại Hà Nội mới đây, nhận xét về hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử năm 2024, bà Lê Minh Trang, quản lý cấp cao bộ phận nghiên cứu bán lẻ của NielsenIQ cho biết, năm 2024 nền kinh tế và nhu cầu tiêu dùng sẽ có nhiều thách thức nhưng cũng sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho thương mại điện tử.

Livestream thúc đẩy khách mua sắm trực tuyến

Đề cao vai trò của mua sắm trực tuyến, bà Trang cho biết, trong một nghiên cứu của NielsenIQ đã cho thấy, người tiêu dùng đánh giá về các sản phẩm thiết yếu hay không thiết yếu đều có mức tăng giá đáng kể. Do đó, cách để người tiêu dùng ứng phó với sự gia tăng chi phí, đó chính là thực hiện mua sắm trực tuyến, với hy vọng có thể tận dụng được những ưu đãi tốt hơn.

“Mua sắm trực tuyến giúp người tiêu dùng thoát được tâm lý không phải xếp hàng; được trả lời nhanh câu hỏi sản phẩm còn hay không lại có ngay phương thức vận chuyển và thanh toán thuận tiện,… Hơn nữa, những trải nghiệm mua sắm trực tuyến cùng với khả năng dễ dàng đổi trả sản phẩm, thông tin và chất lượng sản phẩm chính xác cùng dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt… đã thúc đẩy hành vi mua sắm online, giúp người tiêu dùng cắt giảm được nhiều chi phí”, bà Trang cho biết.

Livestream bán hàng đang thực sự thu hút đối với các ứng dụng mua hàng trực tuyến.

Một điểm lợi thế trong mua sắm online được bà Trang thông tin, đó là đã có 95% người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến thông qua hình thức livestream trong vòng 3 tháng qua. Đây đang là một xu hướng “bùng nổ” trong các nền tảng mua sắm online, giúp cho các nhà bán hàng nâng cao giá trị. Theo khảo sát, sức hút của livestream bán hàng chính là người tiêu dùng dễ dàng tương tác với người bán về thông tin chất lượng sản phẩm. Điều này hóa giải mối lo ngại cũng như rào cản lớn nhất của người tiêu dùng mỗi khi muốn tiếp cận với mua sắm trực tuyến.

“Thông qua livestream và video clip, người tiêu dùng dễ dàng quan sát kỹ càng có tất cả thông tin chi tiết của sản phẩm. Điều đáng nói là người tiêu dùng cho biết, mỗi khi xem livestream bán hàng, họ đều cảm thấy rất vui và thư giãn. Chính vì thế đã có đến 64% người tiêu dùng nói rằng, khi xem livestream và các comment đi kèm đã thúc đẩy họ nảy sinh ý định cũng như thực hiện hành vi mua sắm trực tuyến. Một con số ấn tượng hơn là người tiêu dùng đã dành đến 13 giờ/tuần để xem livestream (trung bình 2 tiếng/ngày), là lượng thời gian khá “xa xỉ” trong cuộc sống hiện nay. Vì thế hình thức livestream bán hàng đang thực sự thu hút đối với các ứng dụng mua hàng trực tuyến”, bà Trang chia sẻ.

71% người tiêu dùng đã mua hàng trong livestream

Đánh giá về thị trường livestream tại Việt Nam, ông Đỗ Hữu Hưng - Tổng Giám đốc ACCESSTRADE cho biết, xu hướng shopping livestream là hình thức phổ biến nhất trong các loại hình livestream (62%). Bên cạnh đó mua sắm trực tiếp qua livestream có tiềm năng thúc đẩy tới 20% tổng doanh số bán hàng thương mại điện tử vào đầu năm 2026.

Tại Việt Nam, 3 nền tảng livestream phổ biến nhất là Facebook (31,9%), Shopee (30,9%) và Tiktok (17,2%). Bình quân mỗi tháng đang có 2,5 triệu phiên bán hàng trên livestream, với sự tham gia của hơn 50.000 nhà bán hàng.

Các nhãn hàng cần chú trọng đến hình thức livestream để có kết nối chân thực hơn với người tiêu dùng.

Đặc biệt, theo khảo sát người tiêu dùng Việt Nam (thực hiện bởi Cốc Cốc), có tới 77% đã từng xem livestream bán hàng, 71% trong số đó đã mua hàng trong livestream. Trong đó, khả năng tương tác và cung cấp thông tin bởi host là hai yếu tố quan trọng thu hút và chuyển đổi khách hàng. Tỷ lệ mua hàng qua kênh livestream ngày càng tăng khi có tới 76% người tiêu dùng quyết định mua sắm/sử dụng dịch vụ dựa trên đề xuất của người dùng cũ.

“Có được khách hàng đã khó nhưng không giữ được khách hàng là mất 90% doanh số của nhà bán hàng. Để bao phủ thị trường, lưu lượng khách hàng sẽ rất quan trọng, cần tạo cho khách hàng có nghiệm sâu sắc trên các nền tảng, cùng với hệ thống vận hành thông suốt sẽ khiến khách hàng sẽ quay lại. Ngoài ra, cần tự động hóa quy trình chăm sóc từng khách hàng để qua đó gắn kết và tận dụng được sức mạnh của cộng đồng để giới thiệu sản phẩm, tạo ra chiến dịch marketing 0 đồng cho sản phẩm cũng như doanh nghiệp”, ông Hưng cho biết.

Từ thực tế hiện nay, theo khuyến nghị của bộ phận nghiên cứu bán lẻ NielsenIQ - bà Lê Minh Trang, các sàn thương mại điện tử cần nâng cao năng lực để đáp ứng nhu cầu livestream của nhà bán hàng, cũng như tăng cường các các yếu tố phù hợp thúc đẩy hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng. Các nhà bán hàng cần nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm mua sắm livestream cho người tiêu dùng. Vậy các nhãn hàng cũng cần nắm bắt nhanh hơn xu hướng và chú trọng đến hình thức livestream để có kết nối chân thực hơn với người tiêu dùng.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng ngày 21/5: Vàng miếng SJC tăng lên mức 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng ngày 21/5: Vàng miếng SJC tăng lên mức 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới hôm nay (21/5) tăng dựng đứng, giao dịch trên mốc 3.301 USD/ounce trong bối cảnh đồng USD tiếp tục suy yếu và các nhà đầu tư vẫn đang lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ. Trong nước, giá vàng miếng SJC tăng 1,7 triệu đồng lên mức 121 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn SJC tăng lên 115 triệu đồng/lượng.

Khơi thông nguồn lực kinh tế tư nhân

Khơi thông nguồn lực kinh tế tư nhân

Trong những năm qua, khu vực kinh tế tư nhân đã có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, khu vực này vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn và rào cản, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát huy vai trò và khả năng đóng góp của các doanh nghiệp.

Thủ tướng: Chuẩn bị để khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12

Thủ tướng: Chuẩn bị để khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12

Chiều tối 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt chủ trì họp với các bộ, ngành, cơ quan để rà soát, đánh giá tình hình triển khai Đề án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc.

Thủ tướng: Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng: Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 95%), đồng thời coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đánh giá cán bộ, nếu không hoàn thành thì phải kiểm điểm, xử lý.

Bảo Yên đổi mới công nghệ chế biến gỗ, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng trồng

Bảo Yên đổi mới công nghệ chế biến gỗ, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng trồng

Huyện Bảo Yên hiện có hơn 40.000 ha rừng trồng (diện tích rừng trồng lớn nhất tỉnh). Trong bối cảnh thị trường ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu mã và tính bền vững, thời gian qua, ngành lâm nghiệp địa phương rất quan tâm đổi mới công nghệ chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và tạo sinh kế cho lao động nông thôn.

fb yt zl tw