Nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện tăng cao kỷ lục

Trong những ngày cuối tháng 4/2024, thời tiết nắng nóng gay gắt diễn ra ở cả 3 miền đã làm tiêu thụ điện toàn quốc tăng cao kỷ lục.

Công nhân điện lực kiểm tra tình trạng vận hành của thiết bị. Ảnh minh họa

Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, cả công suất cực đại (Pmax) và sản lượng điện tiêu thụ điện ngày (A ngày) trên quy mô toàn quốc đã tăng cao với những con số đạt kỷ lục mới của hệ thống điện quốc gia. Cụ thể, vào lúc 13h30 ngày 27/4/2024: công suất cực đại toàn quốc đã lên tới 47.670 MW; Sản lượng tiêu thụ toàn quốc ngày có lúc đã lên tới 993 triệu kWh.

Riêng đối với khu vực miền Bắc, do đây mới chỉ là đợt nóng gay gắt đầu tiên diễn ra nên tiêu thụ điện miền Bắc mặc dù tăng cao so với trước đó nhưng vẫn chưa tới mức đỉnh đã từng được ghi nhận trong quá khứ. Như vậy, tiêu thụ điện ở miền Bắc khả năng cao còn tiếp tục tăng lên trong những đợt nóng sắp tới của mùa Hè năm nay.

Với việc kinh tế từng bước được phục hồi, đồng thời dự báo nền nhiệt độ tăng cao, nắng nóng xuất hiện sớm tại cả 3 miền nên nhu cầu điện tăng trưởng cao hơn so kế hoạch đầu năm. Vì vậy, EVN đã cập nhật tính toán Kế hoạch cung ứng điện và vận hành hệ thống điện năm 2024 và Kế hoạch cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô (các tháng 4, 5, 6, 7) của năm 2024 và đã được Bộ Công Thương phê duyệt điều chỉnh.

Để chủ động trong việc đảm bảo cung ứng điện cho Hệ thống điện Quốc gia, đặc biệt tại khu vực miền Bắc trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2024, EVN đã lập phương thức, điều hành hệ thống điện và thị trường điện tối ưu; xây dựng các kịch bản cung ứng điện, cập nhật, các yếu tố về sản xuất điện, nhu cầu phụ tải, diễn biến thuỷ văn để chủ động lập, điều chỉnh kế hoạch vận hành hệ thống điện.

Đồng thời huy động tối ưu các nguồn điện, kết hợp tăng cường truyền tải tối đa từ miền Trung ra Bắc và điều tiết giữ nước các hồ thuỷ điện ở mức nước cao để chuẩn bị cung ứng điện cho cả mùa khô năm 2024; chỉ đạo các Tổng công ty phát điện và các nhà máy điện tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Than Đông Bắc và chủ đầu tư các nguồn điện khác để đảm bảo cung ứng nhiên liệu cho sản xuất điện.

Trong bối cảnh nguồn khí trong nước suy giảm, EVN đã phối hợp với PVGas để cung cấp khí LNG cho Nhà máy điện Phú Mỹ 3 (đã được chuyển giao cho EVN) và đã vận hành từ 11/4/2024.

Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu cung ứng điện khu vực miền Bắc, các Tổng công ty Điện lực có thể sẽ huy động thêm các nguồn diesel mượn của khách hàng để bổ sung nguồn điện cho hệ thống điện Quốc gia trong các tình huống khẩn cấp.

Các đơn vị điện lực chủ động theo dõi diễn biến, bám sát phát triển kinh tế xã hội địa phương, chịu trách nhiệm phân tích cơ cấu tỷ trọng thành phần phụ tải, dự báo nhu cầu điện để xây dựng kịch bản cung cấp điện mùa khô, kế hoạch cung cấp điện hàng tháng/quý.

EVN đàm phán để tăng cường nhập khẩu điện từ các quốc gia lân cận, trong đó tiếp tục đàm phán với các đối tác tại Lào để tăng nhập khẩu điện về Việt Nam qua khu vực Nghệ An, Quảng Trị.

Bên cạnh đó, EVN cũng đang quyết liệt triển khai các dự án nguồn và lưới điện trọng điểm, trong đó, hoàn thành dự án Nhà máy thủy điện Ialy mở rộng vào cuối năm 2024, dự án Nhà máy thủy điện Hoà Bình mở rộng (năm 2025), Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I (năm 2026). Khởi công cuối năm 2024 các dự án Nhà máy thủy điện Trị An mở rộng, TĐ tích năng Bác Ái...

EVN đang tập trung mọi nguồn lực để thi công Đường dây 500 kV mạch 3 (từ Quảng Trạch đến Phố Nối) với mục tiêu hoàn thành đúng tiến độ và các công trình lưới điện đồng bộ nguồn điện và cấp điện cho các khu vực phụ tải lớn...; nỗ lực khẩn trương hoàn thành các công trình lưới điện để tăng cường nhập khẩu điện từ Lào (như dự án ĐD 220kV Nậm Sum – Nông Cống và trạm cắt 220kV Đăk Ooc, ĐD 500kV Monsoon – Thạnh Mỹ).

Giải pháp về tuyên truyền thực hiện tiết kiệm điện, điều chỉnh phụ tải

Để chung tay góp phần đảm bảo cung cấp điện trong mùa hè nắng nóng năm 2024, EVN đã kêu gọi sự chia sẻ và tích cực phối hợp của người dân và các khách hàng sử dụng điện thông qua việc triệt để sử dụng điện tiết kiệm, nhất là vào các giờ cao điểm tối (từ 19h00 đến 23h00); trong đó, đặc biệt chú ý sử dụng hợp lý điều hoà nhiệt độ, chi bật điều hòa khi thực sự cần thiết, đặt nhiệt độ ở mức 26-27 độ trở lên và có thể sử dụng kết hợp với quạt; đồng thời chú ý không sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện có công suất lớn trong giờ cao điểm...

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

fb yt zl tw