Tháo gỡ khó khăn cho các gói thầu thuộc dự án cầu biên giới qua sông Hồng

Chiều 14/5, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp tháo gỡ khó khăn cho các gói thầu thuộc dự án cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối.

Đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Tham dự cuộc họp có lãnh đạo Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý dự án ODA và Đầu tư xây dựng, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh, lãnh đạo UBND huyện Bát Xát.

Theo chủ đầu tư thực hiện các gói thầu, hai khó khăn lớn nhất hiện nay ảnh hưởng đến tiến độ dự án là thiếu vật liệu san lấp và tiến độ giải phóng mặt bằng chưa đáp ứng yêu cầu.

baolaocai_sanlap (1).JPG
Quang cảnh cuộc họp.

Về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, theo báo cáo của UBND huyện Bát Xát, tổng diện tích cần giải phóng mặt bằng dự án thành phần 1 và thành phần 2 khoảng 128,74 ha, số hộ bồi thường khoảng 341 hộ gia đình và 16 tổ chức.

Đến nay đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho 323 hộ, 6 tổ chức và phê duyệt bồi thường hỗ trợ di chuyển mồ mả cho 12 hộ; tổng diện tích đã giải phóng mặt bằng là 85,68 ha; tổng kinh phí đã bồi thường hơn 139 tỷ đồng. Hiện nay còn 101 hộ, 3 tổ chức và 12 hộ di chuyển mồ mả chưa có kinh phí để chi trả tiền bồi thường.

Khối lượng còn lại cần giải phóng mặt bằng là 18 hộ, 10 tổ chức với tổng diện tích là 43,06 ha.

Về tái định cư, tổng số hộ phải bố trí tái định cư là 92 hộ, đến nay đã thực hiện xét duyệt và tổ chức bốc thăm tái định cư được 81 hộ. UBND huyện đã ban hành quyết định phê duyệt tái định cư cho 68 hộ.

baolaocai_sl.JPG
Thiếu vật liệu san lấp đang ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án.

Theo lãnh đạo UBND huyện Bát Xát, số hộ dân còn lại trong phạm vi giải phóng mặt bằng không còn nhiều song những vướng mắc liên quan đến các hộ này khá phức tạp, huyện đã rà soát các quy định, phân loại từng trường hợp và chỉ đạo các ngành liên quan tính toán phương án bồi thường, hỗ trợ phù hợp, phương châm là vận dụng các cơ chế, chính sách để người dân bị mất đất không thiệt thòi, tạo sự đồng thuận cao. Đối với một số tổ chức chưa nhất trí với phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, UBND huyện Bát Xát đề nghị các sở, ngành liên quan phối hợp, rà soát để báo cáo UBND tỉnh phương án phù hợp.

Liên quan đến vật liệu đất đắp, theo báo cáo của Ban Quản lý dự án ODA và Đầu tư xây dựng, dự án thành phần 2 còn thiếu khoảng 600 nghìn mét khối đất đắp. Ban Quản lý dự án ODA và Đầu tư xây dựng đang phối hợp với chính quyền địa phương tính toán một số vị trí đồi cao dọc theo tuyến đường để bổ sung, san gạt tạo mở rộng mặt bằng, đồng thời có thêm nguồn đất đắp phục vụ thi công dự án. Theo tính toán sơ bộ Ban Quản lý dự án ODA và Đầu tư xây dựng đề xuất một số vị trí san gạt tạo mặt bằng dọc theo tuyến từ Km3+700 đến Km4+500.

Để giảm chi phí đầu tư của dự án, UBND tỉnh đã đồng ý về chủ trương tận dụng đất thải trong quá trình khai thác khoáng sản tại Khai trường 25 để phục vụ công tác đắp nền đường và mặt bằng nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa nhận được ý kiến từ Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận cho phép Công ty Đức Giang khai thác đất, đá thải làm vật liệu san lấp cho dự án.

Tại cuộc họp, lãnh đạo các sở, ngành, các chủ đầu tư đã thảo luận, đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ dự án.

baolaocai_sanlap (2).JPG
Đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kết luận cuộc họp.

Kết luận cuộc họp, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành phối hợp với UBND huyện Bát Xát tham mưu cho tỉnh phương án phù hợp để khai thác diện tích đất ở vị trí phù hợp làm vật san lấp.

Về công tác giải phóng mặt bằng, đối với dự án thành phần 1, UBND huyện Bát Xát khẩn trương thực hiện các bước bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định, sớm trình UBND tỉnh phê duyệt phương án; đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ khó khăn vướng mắc của các tổ chức liên quan.

Đối với dự án thành phần 2, tiếp tục giải phóng mặt bằng đối với các hộ, các tổ chức đã đồng thuận; các trường hợp hộ dân phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác, UBND huyện căn cứ thẩm quyền giải quyết thấu tình đạt lý. Đối với các trường hợp phải cưỡng chế thu hồi đất, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Tổ công tác liên ngành phối hợp rà soát trình tự thủ tục, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định trước khi công bố cưỡng chế.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường quản lý thị trường dịp cận tết Nguyên đán Ất Tỵ

Tăng cường quản lý thị trường dịp cận tết Nguyên đán Ất Tỵ

Nhằm ngăn ngừa và hạn chế thấp nhất tình trạng trà trộn hàng kém chất lượng, hàng cấm, hàng giả để trục lợi và giữ vững ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lực lượng quản lý thị trường trong tỉnh đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Phòng, chống rét cho “đầu cơ nghiệp” trên núi Ma Cha Va

Phòng, chống rét cho “đầu cơ nghiệp” trên núi Ma Cha Va

Y Tý, A Lù là hai xã nằm dưới đỉnh núi Ma Cha Va có độ cao trên 2000 m so với mực nước biển, cũng là 2 xã cao nhất của huyện Bát Xát, mùa đông nhiệt độ giảm sâu, rét đậm, rét hại. Ở nơi có khí hậu khắc nghiệt, cấp ủy đảng, chính quyền xã thường xuyên thực hiện các giải pháp tuyên truyền cho Nhân dân chủ động phòng, chống rét cho đàn gia súc, không để trâu, bò bị chết vì đói, rét, dịch bệnh trong mùa đông.

Quà Tết từ nông sản Lào Cai

Quà Tết từ nông sản Lào Cai

Gần tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã đầu tư thiết kế bao bì, nhãn mác, tạo nên những bộ quà tặng từ nông sản Lào Cai để giới thiệu và cung ứng cho người tiêu dùng khắp mọi miền đất nước.

[Ảnh] Nông dân Mường Khương hối hả thu hoạch mía xương gà phục vụ Tết

[Ảnh] Nông dân Mường Khương hối hả thu hoạch mía xương gà phục vụ Tết

Cùng với nhiều nông sản khác, thị trường mía xương gà của huyện Mường Khương đang bước vào mùa tiêu thụ sôi động nhất năm. Loại mía này được ươm trồng từ đầu năm (khoảng tháng 2, tháng 3 âm lịch), sau 9 - 10 tháng thì được thu. Thời điểm này, sức mua của thị trường tăng mạnh, nông dân Mường Khương đang hối hả thu hoạch phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp tết Nguyên đán 2025.

Những bãi bồi hồi sinh - cho mùa bội thu

Những bãi bồi hồi sinh - cho mùa bội thu

Sau đợt mưa lũ lịch sử, nhiều khu vực đất ven sông gặp nhiều khó khăn trong việc khôi phục sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều hộ dân nơi đây đã chủ động cải tạo đất và tận dụng các nguồn đất bồi để không chỉ phục hồi mà còn nâng cao năng suất nông sản, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp tết Nguyên đán 2025.

Đào Sa Pa sôi động ngày áp Tết

Đào Sa Pa sôi động ngày áp Tết

Chỉ còn 6 ngày nữa là đến tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày này, ngược xuôi trên Quốc lộ 4D dễ dàng bắt gặp hình ảnh những chiếc xe ô tô biển ngoại tỉnh chở đào cành từ Sa Pa xuôi dốc về các tỉnh miền xuôi.

Ngày mới ở khu tái định cư Bản Lầu

Ngày mới ở khu tái định cư Bản Lầu

Những ngôi nhà ở khu tái định cư Bản Lầu (Trịnh Tường, Bát Xát) được xây từ tấm lòng “tương thân, tương ái”, sự quan tâm của Bộ Công an đối với người dân vùng cao, biên giới sau cơn bão lịch sử Yagi.

Ngành thuế Lào Cai: Một năm bứt phá về thu ngân sách

Ngành thuế Lào Cai: Một năm bứt phá về thu ngân sách

Năm 2024, ngành thuế Lào Cai đã bứt phá về thu ngân sách, với số thu đạt cao nhất từ trước tới nay và vượt cao so với dự toán Trung ương giao. Có được kết quả này là do ngành đã tăng cường các giải pháp chống thất thu, đồng thời nâng cao chất lượng công tác hỗ trợ, giải đáp vướng mắc của các đơn vị, doanh nghiệp, người nộp thuế trong việc thi hành các chính sách thuế.

fb yt zl tw