Tập trung tháo gỡ các rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư diễn ra chiều 21/7.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hội nghị được tổ chức trực tuyến tới 63 tỉnh, thành trên cả nước.

Hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

baolaocai_bkh (1).JPG
Đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai.

6 tháng đầu năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã quyết liệt giải quyết các kiến nghị, đề xuất của các địa phương, bộ, ngành. Mặc dù là một trong những bộ nhận được số lượng kiến nghị, đề xuất nhiều nhất, nhưng tỷ lệ giải quyết cũng thuộc nhóm cao nhất (tính đến ngày 10/7/2023, Bộ đã hoàn tất xử lý 166/177 kiến nghị, đạt 94%).

Căn cứ các nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 6/1/2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 theo tinh thần chủ đề điều hành “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả” với 6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu và 142 nhiệm vụ cụ thể của các ngành, lĩnh vực.

baolaocai_bkh (2).JPG
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai.

Để triển khai, điều hành kế hoạch đầu tư công năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 235/QĐ-TTg ngày 14/3/2023 thành lập các tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành nhiều nghị quyết, chương trình quan trọng, trong đó có một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025.

Tiếp tục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, Bộ đã chủ trì, tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác xây dựng luật pháp, chính sách lĩnh vực đầu tư nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài, xúc tiến đầu tư và tổng hợp thông tin.

Về công tác quản lý quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đối với quy hoạch 5 vùng còn lại, Bộ đang khẩn trương tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn lập quy hoạch theo quy định của pháp luật và Nghị quyết số 61/2022/QH15. Đối với triển khai quy hoạch tỉnh, đến nay, đã có 44/63 tỉnh thẩm định xong; 11/63 quy hoạch tỉnh đang trong quá trình thẩm định; 6/63 quy hoạch tỉnh đang trong quá trình hoàn thiện dự thảo để gửi lấy ý kiến và 1/63 quy hoạch tỉnh đang trong quá trình lựa chọn tư vấn lập quy hoạch.

Căn cứ chương trình làm việc của Quốc hội và phân công của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì và làm tốt công tác phục vụ các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kỳ họp bất thường lần thứ 2 và kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV.

Để hoàn thành nhiệm vụ năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề ra 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, tiếp tục cụ thể hóa, triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng XIII và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế tư nhân, định hướng thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế tuần hoàn. Tổ chức thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Tại hội nghị, đại diện các tỉnh, thành, các chuyên gia đã tham luận về một số cơ chế, chính sách nhằm tổ chức thực hiện thống nhất, xuyên suốt, quyết liệt, kịp thời trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành từ Trung ương đến địa phương.

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm, đồng thời đề nghị các cán bộ ngành kế hoạch - đầu tư phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, chủ động nghiên cứu, kịp thời tham mưu giải pháp, chính sách phù hợp nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra; bám sát phương châm hành động, các quan điểm chỉ đạo trọng tâm của Chính phủ.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng khó khăn, thách thức luôn mở ra những cơ hội mới, vì vậy, các cán bộ trong ngành phải chủ động cập nhật tình hình, nâng cao năng lực dự báo, tham mưu kịp thời, chính xác các cơ chế, chính sách, chủ động sẵn sàng với các tình huống mới, không để lỡ thời cơ.

Các cán bộ trong ngành cần kịp thời nắm bắt, phối hợp, xử lý vướng mắc của các bộ, ngành, địa phương. Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao, nhanh chóng, đảm bảo tiến độ nhưng phải xem xét kỹ lưỡng, thận trọng, đúng quy định pháp luật. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Tăng cường, nâng cao chất lượng phối hợp giữa các đơn vị trong bộ, giữa các bộ, ngành địa phương.

Bộ trưởng đề nghị các các ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung tháo gỡ các rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh Lào Cai cũng như các địa phương trong cả nước gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với quyết tâm cao của toàn hệ thống chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được một số kết quả tích cực: Tăng trưởng kinh tế GRDP ước đạt 4,65%, cao hơn mặt bằng chung cả nước.

Công tác giải ngân vốn đầu tư công được UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo triển khai quyết liệt, đưa ra đồng loạt các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Chính phủ, kết quả đạt được khá tích cực: Tỷ lệ giải ngân của tỉnh Lào Cai so với kế hoạch Thủ tướng giao hết tháng 6 ước đạt 42% kế hoạch, thuộc nhóm các tỉnh, thành có tỷ lệ giải ngân cao của cả nước, trong đó tỷ lệ giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia (vốn đầu tư) đạt 30% kế hoạch.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Do đặc thù công việc và đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm cũng như tiến độ giao hàng theo hợp đồng ký kết với các đối tác nên hầu hết doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuyên dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 238,88 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.

fb yt zl tw