Tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa

LCĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị số 14/ CT-UBND về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh.

Các địa phương cần tăng cường vận động nhân dân thu gom, phân loại rác thải nhựa và túi ni lông tại các khu dân cư.
Các địa phương cần tăng cường vận động nhân dân thu gom, phân loại rác thải nhựa và túi ni lông tại các khu dân cư.

Theo đó, để đẩy mạnh các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh, đồng thời thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa và Đề án “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020­2025 ”, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, đơn vị bám sát nội dung chỉ đạo tại Chỉ thị này và trách nhiệm được phân công trong Đề án “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025” để triển khai thực hiện.

Tại chỉ thị, UBND tỉnh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa; Đề án “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025”.

Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác quản lý chất thải của Trung ương và địa phương để đề xuất, sửa đổi theo hướng coi chất thải và rác thải nhựa là tài nguyên; thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn; thực hiện tốt việc giảm thiểu, phân loại chất thải tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải (bao gồm chất thải nhựa).

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức và định kỳ thống kê chất thải nhựa trong sản xuất và tiêu dùng; xây dựng cơ sở dữ liệu về sử dụng nhựa và chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh để phục vụ công tác xử lý.

Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo hỗ trợ các hoạt động phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải nhựa. Đề xuất khen thưởng hàng năm và định kỳ trao giải thưởng môi trường đối với các mô hình, giải pháp, sáng kiến có hiệu quả về phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn, giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường công tác thanh kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về công tác quản lý rác thải nói chung và quản lý, xử lý rác thải nhựa nói riêng; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động phát thải, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải trong đó có rác thải nhựa.

Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc triển khai Chỉ thị này; định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.

Đồng thời giao các sở, ngành: Giao thông Vận tải - Xây dựng, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý Khu kinh tế chủ động rà soát, triển khai có hiệu quả Chỉ thị, Đề án Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025" gắn với chức năng nhiệm vụ của ngành quản lý.

Tổ chức ký cam kết hành động giảm thiểu chất thải nhựa và túi ni lông trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Triển khai hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thuộc ngành quản lý về tác hại, cách thức thu gom, tái chế chất thải nhựa; thực hiện các giải pháp hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ như giảm thiểu sử dụng phao xốp trong ngành thủy sản; thu hồi các bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y sau sử dụng trong sản xuất nông nghiệp; các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh, cơ sở y tế “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần”.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện của các tổ chức, đơn vị do ngành quản lý. Kịp thời phát hiện và kiến nghị các hình thức xử lý đối với các tổ chức, đơn vị không triển khai áp dụng các giải pháp giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy. Hàng năm tổ chức đánh giá kết quả triển khai toàn ngành theo mục tiêu, nhiệm vụ được phân công.

Sở Giáo dục và Đào tạo thường xuyên chỉ đạo, giáo dục nhận thức về bảo vệ môi trường nói chung, tác hại của chất thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy nói riêng và hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn cho các cấp học sinh lồng ghép vào các môn học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa... Xây dựng, thực hiện kế hoạch phân loại chất thải tại nguồn và giảm thiểu các sản phẩm nhựa, chất thải nhựa trong các trường học, cơ sở giáo dục; đưa nội dung phân loại chất thải và giảm thiếu chất thải nhựa thành một tiêu chí đánh giá trường học xanh, sạch, đẹp, bảo vệ môi trường.

Sở Khoa học và Công nghệ ưu tiên đưa các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm bao gói, túi xách thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông, đồ nhựa khó phân hủy vào đề tài cấp tỉnh có hỗ trợ về kinh phí triển khai thực hiện. Đẩy mạnh hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm bao bì, túi xách thân thiện với môi trường; chuyển giao công nghệ tái chế chất thải đồ nhựa và túi ni lông khó phân hủy thành các sản phẩm hữu ích, thân thiện với môi trường.

Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lào Cai và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp, mở các chuyên trang, chuyên mục, bài viết, phóng sự tuyên truyền về các mô hình, cách làm hiệu quả trong việc phân loại chất thải tại nguồn, thu gom, giảm thiểu, tái chế, xử lý chất thải nhựa trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trên địa bàn xây dựng các phong trào, liên minh chống chất thải nhựa; vận động người dân, cộng đồng dân cư hạn chế hoặc không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần (bao gồm túi ni lông khó phân hủy, bao gói nhựa thực pham, chai lọ nhựa, ống hút, hộp xốp đựng thực pham, cốc và bộ đồ ăn...) để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Vận động các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng, chợ dân sinh, khách sạn, nhà hàng, quán nước, khu du lịch và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, du lịch... trên địa bàn cam kết giảm thiểu chất thải nhựa, hạn chế tiến tới không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, thay thế bằng các sản phẩm thân thiện môi trường; không cung cấp miễn phí túi ni lông cho khách hàng hoặc chuyển từ

UBND tỉnh cũng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức, đoàn thể cấp tỉnh tăng cường phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp trong thực hiện công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân nâng cao nhận thức về tác hại của việc sử dụng túi ni lông và sản phẩm nhựa dùng một lần; tham gia tích cực các phong trào vì môi trường và các hoạt động tổ chức ra quân vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, phân loại rác thải tại nguồn, rác thải nhựa và túi ni lông tại các khu dân cư, các cơ quan, đơn vị.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục cấp ''Sổ đỏ'' lần đầu

Thủ tục cấp ''Sổ đỏ'' lần đầu

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai.

fb yt zl tw