Các địa phương trong tỉnh khẩn trương triển khai ứng phó với cơn Bão số 3

Thực hiện Công điện số 86 ngày 3/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Công điện số 09 yêu cầu các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội tỉnh khẩn trương, chủ động triển khai ứng phó với cơn Bão số 3.

Theo dự báo, bão số 3 sẽ tiếp tục mạnh thêm, sức gió mạnh nhất trên biển có thể đạt cấp 13, giật cấp 16 trong những ngày tới, di chuyển nhanh về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc) và khu vực Vịnh Bắc Bộ và khả năng cao ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta.

Đây là cơn bão được dự báo có cường độ rất mạnh, do đó để chủ động ứng phó với bão và mưa lũ do ảnh hưởng của bão, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó trước mọi diễn biến của thời tiết, thiên tai; không được lơ là, chủ quan; đồng thời quán triệt, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 86 ngày 3/9/2024; chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại các văn bản, kế hoạch, phương án đã ban hành, với tinh thần khẩn trương nhất, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai, đặc biệt là nguy cơ ảnh hưởng của Bão số 3.

Bên cạnh đó, căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động đôn đốc kiểm tra, phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, ứng phó nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

Vị trí đường đi của bão số 3. (Ảnh: VOV)
Vị trí đường đi của bão số 3. (Ảnh: VOV)

Đối với Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, cần thường xuyên theo dõi thông tin dự báo, diễn biến thời tiết, thiên tai; kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ”, trong đó đặc biệt lưu ý công tác truyền thông. Tăng thời lượng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (loa, đài truyền thanh của cấp huyện, xã, thôn...), bảo đảm mọi người dân (nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số) nắm được thông tin về thời tiết, thiên tai.

Có kế hoạch và các biện pháp phù hợp để phòng ngừa, ứng phó với mưa, lũ tại các địa phương, đặc biệt là các điểm trường chuẩn bị ngày khai giảng năm học 2024 - 2025. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng xử lý các tình huống thiên tai bất thường, tạo mọi điều kiện để ngày khai giảng năm học 2024 - 2025 diễn ra theo đúng kế hoạch, đặc biệt là phương án ứng phó với mưa lớn, dông, lốc, ngập úng, chập điện, cây đổ, biển hiệu bị hư hỏng, sơ tán học sinh, các trang thiết bị dạy và học; đảm bảo hậu cần, nhu yếu phẩm thiết yếu tại các điểm sơ tán học sinh...

Tổ chức lực lượng tuần tra, rà soát nhằm phát hiện những vết nứt mới hoặc các cung trượt để có ngay biện pháp cảnh báo, xử lý kịp thời, đặc biệt là các vị trí xung yếu và đã được xác định có nguy cơ cao. Cử người cảnh giới và cắm biển cảnh báo tại những vị trí ngầm tràn có nguy cơ cao xảy ra ngập úng, lũ ống, lũ quét... để hướng dẫn người dân, phương tiện qua lại đảm bảo an toàn. Thông báo cho người dân không nghỉ qua đêm tại lều, lán, nương, rẫy; không đi làm nương, chăn thả gia súc xa nơi cư trú để kịp di chuyển về nhà khi có mưa, lũ; không vớt củi, đánh bắt cá tại các sông, suối khi nước lũ lên cao. Nắm bắt đầy đủ thông tin của người dân và có biện pháp quản lý chặt chẽ, không cho người dân qua lại những khu vực ngầm tràn khi có lũ, vị trí có nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét.

Kiểm tra, rà soát các cây cao tại các tuyến đường, tuyến phố, trường học… để có phương án cắt tỉa cành cây có nguy cơ ảnh hưởng đến đường lưới điện, nhà ở, công trình công cộng và người dân nhằm hạn chế thiệt hại do cây gãy, đổ. Khơi thông các cống, rãnh và cửa thu nước nhằm đảm bảo tiêu thoát nước. Sẵn sàng lực lượng, trang thiết bị tại chỗ để ứng phó với các sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.

Tổ chức rà soát kỹ các khu dân cư, kịp thời phát hiện các khu vực có nguy cơ mất an toàn, nhất là các khu có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, ngập sâu; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện kiên quyết di dời, sơ tán người, tài sản ra khỏi nơi khu vực nguy hiểm. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống thiên tai.

Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, đơn vị thi công trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống thiên tai tại công trường. Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các chủ đập, hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi thực hiện kiểm tra hồ đập, xử lý các khu vực trọng điểm xung yếu về hồ đập, vận hành hồ chứa, xả lũ đúng quy trình; thông tin kịp thời cho chính quyền địa phương và người dân trước khi xả lũ để đảm bảo an toàn cho các công trình, khu dân cư vùng hạ du; chuẩn bị các phương án ứng phó phù hợp, kịp thời.

Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ. Thực hiện đúng chế độ báo cáo về diễn biến thiên tai và tình hình thiệt hại (trước 7 giờ và 14 giờ hằng ngày), đồng thời báo cáo nhanh bằng điện thoại về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tổng hợp, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo.

Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực công tác phòng, chống thiên tai), chỉ đạo các cơ quan trực thuộc phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND cấp huyện rà soát phương án đảm bảo an toàn hồ đập, phương án phòng tránh lũ quét, sạt lở đất... để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống mưa, lũ; bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Đôn đốc cấp huyện sẵn sàng tổ chức sơ tán, di chuyển người dân đang sinh sống tại các khu vực nguy hiểm, khu vực có nguy cơ trượt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét đến nơi an toàn. Tổng hợp, báo cáo kịp thời UBND tỉnh những khó khăn, vướng mắc.

Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện tốt phương án phòng ngừa, ứng phó với thiên tai tại các điểm trường trong năm học mới bảo đảm an toàn trước mọi tình huống thiên tai. Phối hợp với UBND cấp huyện, các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra các trường học, lớp học đảm bảo an toàn trước thiên tai; có kế hoạch khắc phục các sự cố, thiên tai đảm bảo tổ chức thực hiện tốt ngày khai giảng năm học 2024 - 2025.

Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, kịp thời phát tin dự báo, cảnh báo cung cấp thông tin cho Sở Thông tin Truyền thông, Báo Lào Cai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để thông tin kịp thời phục vụ cho công tác tham mưu, chỉ đạo.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh quan tâm, chỉ đạo các tổ chức thành viên tích cực, chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan và chính quyền các cấp tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội đối với công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bát Xát: Cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em

Bát Xát: Cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em

Thời gian qua, nhiều đơn vị trạm y tế xã trên địa bàn huyện Bát Xát đã nỗ lực tuyên truyền, triển khai nhiều chương trình chăm sóc dinh dương để nâng tầm vóc, thể trạng cho trẻ em trên địa bàn huyện.

Tặng học bổng cho trẻ em mồ côi sau hoàn lưu bão số 3

Tặng học bổng cho trẻ em mồ côi sau hoàn lưu bão số 3

Từ ngày 12 - 14/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh kết nối với các đơn vị: Phòng Truyền thông - Tổ chức sự kiện, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội, Trường Phổ thông Quốc tế Kinh Bắc, Công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu GB Life Global, Dự án SPES NOVA - Hy vọng mới tổ chức trao học bổng và quà cho trẻ em mồ côi sau hoàn lưu bão số 3 trên địa bàn tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc với huyện Bát Xát về công tác khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc với huyện Bát Xát về công tác khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai

Sáng 15/10, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với huyện Bát Xát về tình hình khắc phục hậu quả thiệt hại thiên tai do ảnh hưởng của bão số 3 gây ra và việc triển khai Nghị quyết 50-NQ/TU ngày 3/7/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ người có công với cách mạng, hộ thân nhân liệt sĩ, hộ nghèo và hộ cận nghèo.

Thanh niên Lào Cai yêu nước, bản lĩnh, vì cuộc sống cộng đồng

Thanh niên Lào Cai yêu nước, bản lĩnh, vì cuộc sống cộng đồng

Phát huy 68 năm truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam (15/10/1956 - 15/10/2024) cùng với thanh niên cả nước, thanh niên Lào Cai đã phát huy sức mạnh thời đại và nhiệt huyết của tuổi trẻ, tích cực tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới, hội nhập của đất nước và của tỉnh Lào Cai; các phong trào hành động của tổ chức Hội LHTN Việt Nam, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh địa phương.

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (15/10)

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (15/10)

Đêm nay và ngày mai (15/10), chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định, sau được tăng cường yếu lệch Đông nên thời tiết các địa phương trong tỉnh nhiều mây, có lúc có mưa, mưa rào và dông; trưa chiều giảm mây, trời nắng; gió Đông Nam cấp 2; vùng cao đêm về sáng trời rét.

Cần thêm chính sách hỗ trợ Bảo hiểm thất nghiệp

Cần thêm chính sách hỗ trợ Bảo hiểm thất nghiệp

Nhiều ý kiến cho rằng, để khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp cũng như hạn chế tình trạng “nhảy việc” cần có quy định bổ sung quyền lợi nếu người lao động đến lúc nghỉ hưu chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp lần nào thì khi nghỉ hưu sẽ được hưởng thêm một khoản trợ cấp. Khoản trợ cấp này sẽ được tính toán để đảm bảo quy tắc chia sẻ.

Linh hoạt khắc phục thiếu trang - thiết bị dạy học

Linh hoạt khắc phục thiếu trang - thiết bị dạy học

Thiết bị dạy học là công cụ hỗ trợ giúp giáo viên truyền thụ kiến thức và làm cho bài giảng thêm sinh động, phát huy khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, trang - thiết bị dạy học tại các trường chưa được trang cấp kịp thời hoặc không còn phù hợp với điều kiện thực tế, đòi hỏi phải linh hoạt thích ứng.

fbytzltw