Lào Cai ban hành đề án về phát triển dữ liệu số, nâng cao năng lực quản trị số

Ngày 11/10/2024, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định 2594/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển dữ liệu số, nâng cao năng lực quản trị số để thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Lào Cai năm 2025. Việc ban hành đề án là rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm của chính quyền, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.

Xây dựng một hệ thống quản trị hiệu quả, minh bạch và thông minh

Mục tiêu tổng quát của đề án là tạo ra một hệ thống quản trị hiệu quả, minh bạch và thông minh hơn thông qua việc ứng dụng công nghệ và khai thác dữ liệu số. Đề án hướng đến việc tối ưu hóa quy trình quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và tạo lợi thế cạnh tranh cho địa phương, cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng cường sự hài lòng của người dân thông qua việc ứng dụng công nghệ số và dữ liệu.

tt1-4447.jpg
Diễn tập thực chiến đảm bảo an toàn thông tin năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Đề án tập trung vào việc hoàn thiện các hạng mục đề ra trong chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025 như triển khai dịch vụ công trực tuyến, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia liên thông và mở rộng hạ tầng số trên toàn quốc, đảm bảo người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ số.

Chuẩn bị các mô hình, cơ chế, chương trình, kế hoạch và hạ tầng kỹ thuật sẵn sàng cho giai đoạn kế tiếp, sẵn sàng ứng dụng các công nghệ tiên tiến hơn như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big data), blockchain, và internet vạn vật (IoT), để đảm bảo sau năm 2025 chính quyền và doanh nghiệp có thể tiếp tục chuyển đổi không gián đoạn, nhanh chóng thích nghi với các xu hướng công nghệ mới.

Mục tiêu cụ thể:

- 100% cơ quan trong hệ thống chính quyền tỉnh Lào Cai được triển khai nền tảng quản trị số tập trung, thay thế cho các hệ thống thông tin cũ không phù hợp với yêu cầu hiện tại.

- 50% số chỉ tiêu thống kê của tỉnh được cung cấp phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành dưới dạng dữ liệu số, kết nối với hệ thống thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ.

- 50% dữ liệu mở theo danh mục dữ liệu mở UBND tỉnh ban hành được cung cấp trên Cổng dữ liệu mở.

- 80% số nền tảng, ứng dụng quan trọng của tỉnh được quản lý, vận hành tại Trung tâm Dữ liệu của tỉnh có kết nối với Trung tâm Dữ liệu quốc gia.

- 100% cơ quan cấp tỉnh, UBND cấp huyện tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về quản lý dữ liệu, sử dụng công nghệ thông tin và phân tích dữ liệu số.

- 70% số dân được phổ cập về an ninh mạng, đặc biệt là trách nhiệm trong việc bảo vệ thông tin cơ quan, đơn vị, tổ chức và thông tin cá nhân.

- 50% số lãnh đạo các cơ quan, đơn vị được đào tạo nâng cao kỹ năng quản lý và ra quyết định trong môi trường số.

- Tổ chức ít nhất 1 diễn đàn trao đổi thông tin cấp tỉnh, 3 diễn đàn cấp ngành, cấp huyện để chia sẻ kinh nghiệm và cập nhật thông tin mới về an ninh mạng và bảo mật dữ liệu, dữ liệu số.

- Kết nối 100% tới các cơ sở dữ liệu quốc gia đủ điều kiện kết nối.

- 100% nền tảng dùng chung, 60% nền tảng, hệ thống thông tin chuyên ngành được kết nối đến đến kho dữ liệu dùng chung thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP).

- 100% hệ thống thông tin được ban hành quy chế đảm bảo an toàn thông tin (hoặc được lồng ghép vào quy chế quản lý vận hành và đảm bảo an toàn thông tin).

- 100% quy trình giải quyết thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan nhà nước được thiết lập trực tuyến.

- 30% quy trình nội bộ trong các cơ quan, đơn vị được ban hành.

- 100% hệ thống thông tin tại Trung tâm Dữ liệu của tỉnh, 60% hệ thống thông tin quan trọng tại các cơ quan, đơn vị được giám sát và kết nối với hệ thống giám sát quốc gia.

- 100% sự cố về an toàn thông tin được ứng cứu kịp thời, 100% dữ liệu được bảo tồn và có khả năng phục hồi sau sự cố.

- Triển khai thí điểm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) như trợ lý ảo, phân tích và dự báo.

- 20% số hồ sơ dịch vụ công trực tuyến được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của các Tổ công nghệ số cộng đồng.

6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm

“Hoàn thiện hành lang pháp lý; xây dựng hạ tầng dữ liệu số; tích hợp dữ liệu số; nâng cao năng lực quản trị số; đảm bảo an ninh, an toàn thông tin; hợp tác phát triển” là 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm được tỉnh Lào Cai đề ra nhằm triển khai có hiệu quả Đề án phát triển dữ liệu số, nâng cao năng lực quản trị số để thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Lào Cai năm 2025. Trong đó, quan tâm việc thiết lập nền tảng dữ liệu số gồm: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kho dữ liệu dùng chung, dữ liệu mở của tỉnh; tích hợp cơ sở dữ liệu dân cư, tích hợp các dữ liệu về y tế; giáo dục, kinh tế, an ninh xã hội, giao thông, môi trường…; xây dựng hệ thống tổng hợp, phân tích dữ liệu hỗ trợ ra quyết định; phát triển trung tâm dữ liệu đáp ứng yêu cầu lưu trữ, xử lý và bảo vệ dữ liệu. Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây để tối ưu hóa quản lý dữ liệu.

Phát triển nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu (LGSP) nhằm đảm bảo năng lực kết nối, tạo ra một hệ thống đồng bộ để thu thập, xử lý, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức và đơn vị. Cho phép kết nối các hệ thống và cơ sở dữ liệu khác nhau, đảm bảo tính nhất quán và toàn vẹn của dữ liệu, đồng thời thúc đẩy việc sử dụng dữ liệu hiệu quả trong các hoạt động quản lý và điều hành.

Tích hợp dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Sử dụng thông tin từ Cơ sở dữ liệu về dân cư để đảm bảo việc xác thực danh tính cá nhân là chính xác, hạn chế các rủi ro về việc giả mạo danh tính. Cho phép các cơ quan, tổ chức có thể xác thực danh tính của công dân một cách nhanh chóng, chính xác và an toàn dựa trên các dữ liệu đã được xác thực từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cấp quyền sử dụng các hệ thống thông tin của tỉnh. Tích hợp dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành Trung ương.

Phát triển đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin có năng lực về phân tích và xử lý dữ liệu. Triển khai hệ thống giám sát an ninh mạng, phòng chống tấn công mạng, bảo vệ các hệ thống thông tin trọng yếu. Tổ chức các khóa đào tạo về quản trị dữ liệu, phân tích dữ liệu và an ninh mạng.

image003-7786.png
Ứng dụng Lào Cai số trên Zalo mini app kết nối trực tiếp với Hệ thống dịch vụ công Lào Cai được triển khai từ tháng 10/2023.

Tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng, ưu tiên cho việc hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Triển khai các ứng dụng quan trọng trên nền tảng di động phục vụ người dân và doanh nghiệp (app Công dân, mini app Zalo…).

Việc ban hành và triển khai Đề án phát triển dữ liệu số và nâng cao năng lực quản trị số tại tỉnh Lào Cai là bước đi cần thiết để thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo ra những cơ hội phát triển mới cho tỉnh trong tương lai. Đề án sẽ giúp tỉnh không chỉ theo kịp xu thế phát triển của thời đại mà còn góp phần xây dựng một chính quyền hiện đại, minh bạch và hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi "xanh" với ngành đường sắt Việt Nam

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi "xanh" với ngành đường sắt Việt Nam

Thông qua việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số, các tiện ích “Xanh” cho hành khách và cán bộ nhân viên của ngành đường sắt, Vingroup và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam sẽ cùng phối hợp truyền thông, quảng bá các hành trình du lịch, điểm đến trên khắp cả nước; góp phần hiện thực cam kết Net Zero vào năm 2050 của Việt Nam.

Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”

Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”

Để tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng, từ ngày 10/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng”.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể

Bắt nhịp với công nghệ số, thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể ở Lào Cai, nòng cốt là các hợp tác xã, tổ hợp tác đã chú trọng chuyển đổi số thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong vận hành, sản xuất và kinh doanh. Từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế và tăng sức cạnh tranh cho các hợp tác xã trên thị trường.

Lào Cai tạo dựng nền móng phát triển kinh tế số

Nhân ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10): Lào Cai tạo dựng nền móng phát triển kinh tế số

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển kinh tế số đang trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững cho các địa phương. Tỉnh Lào Cai, với vị trí chiến lược cửa ngõ giao thương của Việt Nam với Trung Quốc và khu vực ASEAN, đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng nền móng phát triển kinh tế số, tạo đà cho các ngành công nghiệp và dịch vụ mới.

Gần 1.000 học sinh tham gia ngày hội "Sáng tạo ứng dụng số - thúc đẩy phát triển văn hóa đọc" tại Bảo Thắng

Gần 1.000 học sinh tham gia ngày hội "Sáng tạo ứng dụng số - thúc đẩy phát triển văn hóa đọc" tại Bảo Thắng

Chiều 7/10, Thư viện tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Truyền thông huyện Bảo Thắng và Trường THPT số 2 Bảo Thắng tổ chức "Ngày hội truyền thông về internet, chuyển đổi số và phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời năm 2024" với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng số - thúc đẩy phát triển văn hóa đọc".

Bảo đảm an toàn thông tin cho doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Bảo đảm an toàn thông tin cho doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Hiện nay, chuyển đổi số đã trở thành một xu thế tất yếu đối với các doanh nghiệp Việt Nam nếu không muốn bị tụt hậu. Điều này đặt ra trong bối cảnh Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn tối ưu để nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.

fbytzltw